ĐẾN LƯỢT GIỚI PHÓNG VIÊN NHÀ NƯỚC NẾM TRẢI NẠN CÔNG AN TRỊ VÀ CÔN ĐỒ
(18 tháng 09 2015)
Sự việc bị trấn áp gần đây nhất xảy đến với phóng viên Hoàng Nam của báo Pháp luật Sài Gòn. Tham dự phiên tòa mang tiếng là ‘công khai’ tại huyện Thạnh Hóa, Long An ngày 15 và 16 tháng 9 năm 2015 xử những nông dân mất đất - những người đã bị bắt giam và bị truy tố bởi họ dám trưng biểu ngữ và hô ‘đả đảo đảng cộng sản’ khi bị đền bù rẻ mạt và sau đó bị cưỡng chế quá thô bạo, phóng viên Hoàng Nam - khi chụp hình ngoài khuôn viên tòa án - đã bị công an và dân phòng lao đến khóa tay, tước điện thoại và bắt giữ một thời gian trước khi được thả ra.
Sự việc của phóng viên Hoàng Nam đã gây tức giận rộng rãi và sâu sắc trong giới báo chí nhà nước. Báo Tuổi Trẻ đã phải lên tiếng về vụ việc này.
Vào tháng 5/2012, hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) bị hành hung dã man. Hai nhà báo xác nhận, họ chính là người bị đánh trong clip được cho là ghi trong bối cảnh cưỡng chế tại Văn Giang khi làm tin liên quan vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cho dù sau đó VOV đã phải lên tiếng yêu cầu Công an Hưng Yên giải thích lý do, nhưng vụ này mau chóng bị chìm xuồng. Hội nhà báo VN - tổ chức được coi là ‘bảo vệ quyền lợi cho nhà báo’ - đã hoàn toàn cấm khẩu.
Gần đây là nhà báo Nguyễn Ngọc Quang - Đài PTTH tỉnh Thái Nguyên - bị côn đồ chém đến mức thương tật khi viết bài về tình trạng khai thác bừa bãi tại mỏ Núi Pháo, Thái Nguyên. Mặc dù sau đó Bộ Thông tin truyền thông lên tiếng, nhưng lại dùng cách nói nước đôi. Còn Hội nhà báo VN chẳng thấy tăm hơi đâu.
Vào đầu năm 2015, nhà báo Kim Quốc Hoa - tổng biên tập báo Người cao Tuổi - đã bị khởi tố vì tờ báo này liên tục phơi bày các vụ việc tham nhũng. Tuy nhiên không một cơ quan có trách nhiệm nào đứng ra bảo vệ cho ông Hoa, trừ những tổ chức xã hội dân sự độc lập và các trang mạng ‘lề trái’.
Những vụ việc phóng viên nhà nước bị nạn công an trị và côn đồ địa phương hành hung dã man đã tiếp thêm một tô điểm cay đắng cùng một trải nghiệm quá thấm thía đối với báo giới nhà nước về ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’, đặc biệt với những nhà báo nào vẫn tâm niệm ‘còn đảng còn mình’.
Đã quá rõ là những cơ quan ‘quản lý’ như Bộ thông tin truyền thông, Hội nhà báo VN cùng các cơ quan tuyên giáo đảng chẳng muốn làm bất cứ điều gì để bảo vệ nhà báo. Nếu không muốn nói ngược lại rằng các cơ quan này khư khư ôm giữ sự an toàn và ghế cho giới lãnh đạo.
Nếu không sớm khẳng định vị thế độc lập bằng những tổ chức nghiệp đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi cho mình, giới phóng viên nhà nước sẽ còn tiếp tục bị trấn áp và bị đối xử côn đồ rất lâu nữa.
Lê Dung / SBTN
(18 tháng 09 2015)
Sự việc bị trấn áp gần đây nhất xảy đến với phóng viên Hoàng Nam của báo Pháp luật Sài Gòn. Tham dự phiên tòa mang tiếng là ‘công khai’ tại huyện Thạnh Hóa, Long An ngày 15 và 16 tháng 9 năm 2015 xử những nông dân mất đất - những người đã bị bắt giam và bị truy tố bởi họ dám trưng biểu ngữ và hô ‘đả đảo đảng cộng sản’ khi bị đền bù rẻ mạt và sau đó bị cưỡng chế quá thô bạo, phóng viên Hoàng Nam - khi chụp hình ngoài khuôn viên tòa án - đã bị công an và dân phòng lao đến khóa tay, tước điện thoại và bắt giữ một thời gian trước khi được thả ra.
Sự việc của phóng viên Hoàng Nam đã gây tức giận rộng rãi và sâu sắc trong giới báo chí nhà nước. Báo Tuổi Trẻ đã phải lên tiếng về vụ việc này.
Vào tháng 5/2012, hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) bị hành hung dã man. Hai nhà báo xác nhận, họ chính là người bị đánh trong clip được cho là ghi trong bối cảnh cưỡng chế tại Văn Giang khi làm tin liên quan vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cho dù sau đó VOV đã phải lên tiếng yêu cầu Công an Hưng Yên giải thích lý do, nhưng vụ này mau chóng bị chìm xuồng. Hội nhà báo VN - tổ chức được coi là ‘bảo vệ quyền lợi cho nhà báo’ - đã hoàn toàn cấm khẩu.
Gần đây là nhà báo Nguyễn Ngọc Quang - Đài PTTH tỉnh Thái Nguyên - bị côn đồ chém đến mức thương tật khi viết bài về tình trạng khai thác bừa bãi tại mỏ Núi Pháo, Thái Nguyên. Mặc dù sau đó Bộ Thông tin truyền thông lên tiếng, nhưng lại dùng cách nói nước đôi. Còn Hội nhà báo VN chẳng thấy tăm hơi đâu.
Vào đầu năm 2015, nhà báo Kim Quốc Hoa - tổng biên tập báo Người cao Tuổi - đã bị khởi tố vì tờ báo này liên tục phơi bày các vụ việc tham nhũng. Tuy nhiên không một cơ quan có trách nhiệm nào đứng ra bảo vệ cho ông Hoa, trừ những tổ chức xã hội dân sự độc lập và các trang mạng ‘lề trái’.
Những vụ việc phóng viên nhà nước bị nạn công an trị và côn đồ địa phương hành hung dã man đã tiếp thêm một tô điểm cay đắng cùng một trải nghiệm quá thấm thía đối với báo giới nhà nước về ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’, đặc biệt với những nhà báo nào vẫn tâm niệm ‘còn đảng còn mình’.
Đã quá rõ là những cơ quan ‘quản lý’ như Bộ thông tin truyền thông, Hội nhà báo VN cùng các cơ quan tuyên giáo đảng chẳng muốn làm bất cứ điều gì để bảo vệ nhà báo. Nếu không muốn nói ngược lại rằng các cơ quan này khư khư ôm giữ sự an toàn và ghế cho giới lãnh đạo.
Nếu không sớm khẳng định vị thế độc lập bằng những tổ chức nghiệp đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi cho mình, giới phóng viên nhà nước sẽ còn tiếp tục bị trấn áp và bị đối xử côn đồ rất lâu nữa.
Lê Dung / SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét