III - Tội ác thứ 3: Tàn sát cả ngàn người trong vụ “ Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa”
Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ máu. Các đảng viên CS được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, cũng liền tìm đến ngay các đồng chí đã vu cáo họ để trả thù
Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết oan uổng, tài sản đã bị cưỡng đoạt bất hợp pháp và đòi quyền được di chuyển tự do vào Nam như đã ghi trong Hiệp định Geneve 1954. Hồ Chí Minh đã phải chính thức ra lịnh đình chỉ mọi vụ hành quyết các địa chủ vào tháng 10 năm 1956.
Và để xoa dịu lòng dân, đảng CSVN cũng đã thả khỏang 12,000 người còn sống trong tù vì bị kết tội địa chủ, cường hào ác bá (trong số này nhiều người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành). Nhiều vụ nổi dậy, bạo động lớn nhỏ đã xảy ra sau đó. Vụ dân chúng nổi dậy lớn nhất là vụ “Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” ở Nghệ An vào đầu tháng 11 năm 1956.
Theo Cẩm Ninh, tác giả bài “ Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” thì đây là “Một cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân.”
Các bần cố nông trót nghe lời đảng vu cáo bậy nay sợ bị trả thù cũng vội vàng chạy ra thành phố để lánh nạn khiến số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội. Bầu không khí căm thù ở nông thôn cũng lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức. Một số đã lên tiếng chống đảng qua phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, làm đảng CSVN rất lo sợ.
Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ CSVN.
Ngày 10/11/1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về những ngày tới. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trờị, mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng rất mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước giống như cuộc cách mạng 1789 ở Pháp. Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an. Vào giữa đêm, CS đã phải đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10,000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn cuối đông, một trận địa đã diễn ra giữa 10,000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội. Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30,000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tự. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên.
Rạng ngày 13/11/1956, 1 cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100,000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:
Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta.
Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa vào baovây. Và Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có 1 không 2 trong lịch sử đấu tranh chống VC. Con số thương vong bị Việt Cộng dấu kín, nhưng theo những người dân Qùynh Lưu còn sống sót cho biết thì số người bị giết ít nhất cũng cả ngàn người và số người bị bắt cho đi tù ít nhất cũng trên 6,000 người.
Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ máu. Các đảng viên CS được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, cũng liền tìm đến ngay các đồng chí đã vu cáo họ để trả thù
Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết oan uổng, tài sản đã bị cưỡng đoạt bất hợp pháp và đòi quyền được di chuyển tự do vào Nam như đã ghi trong Hiệp định Geneve 1954. Hồ Chí Minh đã phải chính thức ra lịnh đình chỉ mọi vụ hành quyết các địa chủ vào tháng 10 năm 1956.
Và để xoa dịu lòng dân, đảng CSVN cũng đã thả khỏang 12,000 người còn sống trong tù vì bị kết tội địa chủ, cường hào ác bá (trong số này nhiều người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành). Nhiều vụ nổi dậy, bạo động lớn nhỏ đã xảy ra sau đó. Vụ dân chúng nổi dậy lớn nhất là vụ “Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” ở Nghệ An vào đầu tháng 11 năm 1956.
Theo Cẩm Ninh, tác giả bài “ Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” thì đây là “Một cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân.”
Các bần cố nông trót nghe lời đảng vu cáo bậy nay sợ bị trả thù cũng vội vàng chạy ra thành phố để lánh nạn khiến số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội. Bầu không khí căm thù ở nông thôn cũng lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức. Một số đã lên tiếng chống đảng qua phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, làm đảng CSVN rất lo sợ.
Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ CSVN.
Ngày 10/11/1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về những ngày tới. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trờị, mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng rất mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước giống như cuộc cách mạng 1789 ở Pháp. Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an. Vào giữa đêm, CS đã phải đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10,000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn cuối đông, một trận địa đã diễn ra giữa 10,000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội. Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30,000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tự. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên.
Rạng ngày 13/11/1956, 1 cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100,000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:
Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta.
Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa vào baovây. Và Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có 1 không 2 trong lịch sử đấu tranh chống VC. Con số thương vong bị Việt Cộng dấu kín, nhưng theo những người dân Qùynh Lưu còn sống sót cho biết thì số người bị giết ít nhất cũng cả ngàn người và số người bị bắt cho đi tù ít nhất cũng trên 6,000 người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét