Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Luật ba sạo khó xử Ba sàm

Vụ án Ba Sàm: Xử hay thả?
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-11-19
Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt ở Hà Nội đã hơn 18 tháng qua, tội danh cáo buộc là lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Vụ án này được giới luật gia mô tả là vi phạm nghiêm trọng tố tụng hình sự. Những khả năng nào sẽ xảy đến cho Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự của ông.

Sắp hết thời hạn điều tra

Cho tới ngày 18/11/2015 chưa có thông tin khi nào tòa án sẽ xét xử vụ Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự, mặc dù đã hết ba lần gia hạn điều tra mỗi lần 4 tháng. Như vậy Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể đã áp dụng lần gia hạn điều tra cuối cùng thêm 4 tháng nữa với lý do đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp này thì ngày 5/1/2016 sẽ là thời điểm hết hạn điều tra.

"Trong trường hợp không điều tra được không kết luận được, các cơ quan điều tra không chứng minh được thì về nguyên tắc đúng ra họ phải đưa điều tra bổ sung, nhưng bây giờ thời hạn điều tra bổ sung theo luật đã hết thì họ sẽ phải đình chỉ vụ án rồi trả tự do. :-LS Trần Quốc Thuận

Trả lời Nam Nguyên, Luật sư Trần Quốc Thuận thuộc nhóm các luật sư biện hộ cho blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đề cập tới những khả năng có thể xảy đến với vụ án này:

“Nếu đưa ra xét xử mà có chứng cứ, các cơ quan điều tra chứng minh được là có tội. Nếu những chứng cứ đó hợp pháp va tranh tụng rõ ràng thì họ có quyền kết án và tuyên án. Trong trường hợp không điều tra được không kết luận được, các cơ quan điều tra không chứng minh được thì về nguyên tắc đúng ra họ phải đưa điều tra bổ sung, nhưng bây giờ thời hạn điều tra bổ sung theo luật đã hết thì họ sẽ phải đình chỉ vụ án rồi trả tự do. Còn một phương án nữa là họ tuyên bố không phạm tội, có thể có ba khả năng đó.”

Trò chuyện với chúng tôi, Đại tá Nguyễn Đăng Quang cán bộ công an hiện nghỉ hưu ở Hà Nội, cũng là một nhà hoạt động có nhiều kiến nghị cải cách, cho rằng chưa có vụ án nào kéo dài như vụ này mà chưa đưa ra xét xử được. Theo lời Đại tá Quang, cơ quan điều tra chưa chứng minh được nghi phạm Nguyễn Hữu Vinh đã vi phạm luật pháp như thế nào, chưa chứng minh được những tội đã vi phạm, cho nên nó đã ảnh hưởng tới thời hạn đưa ra xét xử trước tòa. Bản kết thúc điều tra cũng như cáo trạng không có sức thuyết phục và chưa chứng minh được tội phạm mà nghi can Nguyễn Hữu Vinh đã phạm phải.

Đáp câu hỏi là hiện nay Việt Nam đang nỗ lực cải cách pháp luật cho phù hợp với yêu cầu hội nhập, liệu có khả năng Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự được trả tự do, phát xuất từ việc không đủ chứng cớ cũng như vấn đề vi phạm thủ tục tố tụng hình sự. Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, nhận định:

“Điều này nằm ngoài hiểu biết cũng như tưởng tượng của tôi. Trực tiếp cách đây khoảng một tuần, chính bản thân tôi đã gặp cơ quan an ninh, tôi có đề nghị rằng nếu không chứng minh được tội phạm thì tốt nhất là đình chỉ điều tra và trả tự do cho anh Nguyễn Hữu Vinh. Đấy là điều tốt nhất và các bên đều thắng. Nhưng tôi nghĩ rằng các cơ quan chức năng hiện nay không bao giờ có thể dám làm những điều đó, bởi vì quyền lực trong tay có lẽ người ta không chịu thua… rồi thì người ta sẽ đưa ra một cái cớ khác để kéo dài thời gian tạm giam tạm giữ.”

Không thể buộc tội?

Sự kiện Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự bị bắt giữ khẩn cấp ngày 5/5/2014 và truy tố như một vụ án chính trị được dư luận trong ngoài nước đặc biệt chú ý. Ông Nguyễn Hữu Vinh, 59 tuổi có bút danh Ba Sàm, ông là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Hữu Vinh từng là sĩ quan công an và có gốc gác lớn, thân phụ là ông Nguyễn Hữu Khiếu từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Bộ trưởng Bộ Lao động, Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô.

Theo cáo trạng được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gởi Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội ngày 5/11/2015, thì sau 4 lần điều tra bổ sung, Viện này vẫn giữ nguyên cáo trạng, truy tố ông Nguyễn Hữu Vinh và đồng phạm về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”

"Trực tiếp cách đây khoảng một tuần, chính bản thân tôi đã gặp cơ quan an ninh, tôi có đề nghị rằng nếu không chứng minh được tội phạm thì tốt nhất là đình chỉ điều tra và trả tự do cho anh Nguyễn Hữu Vinh. "-Đại tá Nguyễn Đăng Quang

Theo kết luận điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra, ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt vì đã đăng tổng cộng 24 bài viết trên hai trang mạng Dân Quyền và Chép Sử Việt, được cho là thuộc quyền quản lý, sử dụng của ông Vinh. Những bài viết này Công an cho là có nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, làm mất lòng trong nhân dân về cơ quan Nhà nước cũng như tổ chức xã hội và công dân vi phạm qui định tại Điều 258 Bộ Luật Hình sự. Khung hình phạt của tội danh này là từ 2 năm tới 7 năm tù.

Theo giới luật gia quan tâm tới vụ án, công an đã không thể chứng minh ông Nguyễn Hữu Vinh là người quản lý hai trang mạng Dân Quyền và Chép Sử Việt, dù đã phải mời chuyên gia nhà mạng FPT giúp điều tra chuyên môn. Nếu như ông Nguyễn Hữu Vinh chỉ là người vào xem những bài vở trên hai trang mạng đó, thì không thể buộc tội ông.

Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, tất nhiên Hà Nội thừa nhận pháp luật nhân quyền cơ bản, không thể kết tội một người nếu không chứng minh được người đó có tội. Giới chuyên môn đưa ra một thí dụ nổi bật về vấn đề vi phạm tố tụng hình sự trong vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Đó là trong số 24 bài trên trang Dân Quyền và Chép Sử Việt, có bài liên quan tới Trung tướng Huỳnh Kông Tư, giới chức cao cấp của Bộ Công an và chính ông Huỳnh Kông Tư lại đứng ra điều tra vụ án có bài viết liên quan. Đây là vấn đề rất đơn giản gọi là xung đột lợi ích, người có liên quan đến một vụ án không thể tham gia tố tụng.

Hiện nay có 6 luật sư tham gia biện hộ cho anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy, gồm luật sư Trần Văn Tạo nguyên Phó Giám đốc Công an TP.HCM, luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội và các luật sư Trịnh Minh Tân, Hà Huy Sơn, Nguyễn Hà Luân, Nguyễn Tiến Dũng.

Tất cả các vị luật sư đã sẵn sàng vào cuộc trong một vụ án điển hình liên quan tới quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận và tự do có chính kiến của người Việt Nam.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/criminal-procedure-violated-case-blogger-basam-nn-11192015082514.html/vnn111915.mp3

Phạm Quý Ngọ - mắt xích lớn trong vụ Vinalines !

Báo Tuổi Trẻ Online ngày 07/01/2014 công bố một đoạn clip khá đầy đủ về lời khai của ông Dương Chí Dũng trong phiên tòa ngày 7/1/2014. Trong vai trò nhân chứng, ông Dũng đã cung cấp thêm nhiều thông tin, bằng chứng về các khoản hối lộ lên 1,5 triệu đô-la cho thứ trưởng bộ công an Phạm Quý Ngọ. Ngoài ra, một số nhân vật đang giữ các vị trí quan trọng trong bộ công an và cả giới tài phiệt cũng đã được nêu đích danh tên tuổi, chức vụ.

Đáng chú ý, bộ trưởng bộ công an Trần Đại Quang cũng xuất hiện trong lời khai của ông Dương Chí Dũng liên quan đến khoản hối lộ 20 tỷ, tức 1 triệu đô-la Mĩ cho tướng Ngọ. Bộ trưởng Quang được nói là người đã 'nêu ý kiến với anh Ngọ' để 'anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho danh nghiệp'.

Trong lời khai tiếp theo, ông Dương Chí Dũng kể lại buổi tiếp xúc và trao đổi riêng với ông Trần Đại Quang tại nhà bộ trưởng. Tuy nhiên, khi đang nói tiếp những vấn đề liên quan đến bộ trưởng công an Trần Đại Quang thì phía hội đồng xét xử lập tức lên tiếng cắt lời.

Dưới đây là nội dung lời khai của ông Dương Chí Dũng tại tòa có liên quan đến tướng Phạm Quý Ngọ và bộ trưởng Trần Đại Quang:

Ông Dương Chí Dũng: Kính thưa hội đồng xét xử

Tôi nói những điều như trước khi tôi nói, tôi đã gần như tuyên thệ rồi. Tôi nói những điều thật nhất, bởi vì tôi là anh, tôi không thể nói những điều oan cho ai cả.

Việc tôi đưa cho anh Ngọ 20 tỷ là tiền của chị Lan, chứ không phải của tôi. Chị Lan chuyển cho một người khác. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: "Sẽ có người ở Hà Nội chuyển cho anh, gặp người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này dùng để đưa cho ai, hoặc làm gì"

Chị còn dặn tôi như thế. Và anh Tiệp là người đưa cho tôi. Tức là có 2 người biết việc, chứ không phải một mình tôi. Đấy là cái thứ nhất, tức là có 2 người biết.

(* Chú Thích: 'Chị Lan' tức là bà Trương Mỹ Lan là giám đốc công ty TNHH Vạn Thịnh Phát.)

Còn một việc nữa mà hôm nay tôi mới nói, anh Tiệp có đưa tiền cho tôi 2 lần, sau đó anh Tiệp còn còn điện thoại hẹn tôi một lần để nói chuyện.

Anh Tiệp có nói là "Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - bộ trưởng bộ công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa".

Sau đó một thời gian, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Khi ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo với anh Quang là "Anh Ngọ có giới thiệu công ty ... (không nghe rõ) như thế, em hiện nay thì..."

Anh Quang bảo: "Chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả"

- Tiếng một người trong hội đồng xét xử cắt lời: Thôi thôi... trình bày rồi

Ông Dương Chí Dũng nói tiếp: Vâng, riêng cái tiền ấy (20 tỷ -- CTV) thì có ít nhất 2 người biết, thế rồi tôi gặp chị Lan qua anh Minh -- tổng giám đốc Cảng Sài Gòn bố trí cho tôi và chị gặp.

Còn cái tiền 500 nghìn đô tôi đưa sau này, khoảng 6-7 giờ tối ngày mùng 2/5, chú lái xe tôi chở đi. Đây là tiền tôi vay của mấy người, tôi khai lúc còn ở Sài Gòn tôi báo cáo với ... (tiếng gõ vào micro cắt lời)

- Tiếng người trong hội đồng xét xử: Thôi anh Dũng ạ, anh dừng ở đây.

Nguồn Video: Tuổi Trẻ Online

Nhưng clip này sau đó bị dỡ xuống khỏi trang báo và Phạm Quý Ngọ chết do ung thư không ai tin.

Báo Giáo Dục nói về cái chết của tướng Ngọ: http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Tuong-Pham-Quy-Ngo-Su-bat-thuong-o-mot-cai-chet-binh-thuong-post140096.gd


Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Bộ trưởng công an Việt nam công khai phạm pháp !

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN CÔNG KHAI VI PHẠM PHÁP LUẬT
Nguyễn Gia Định

#sgb Báo cáo tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết, từ tháng 6-2012 đến nay, số đối tượng chống đối đã lập hơn 60 hội, nhóm bất hợp pháp dưới danh nghĩa dân chủ, nhân quyền với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành.

Bộ trưởng nói rằng đã “ngăn chặn kịp thời hoạt động của số đối tượng chống đối trong nước kích động, lôi kéo quần chúng tụ tập tuần hành, biểu tình chống Đảng”.

“Phát hiện xử lý kịp thời các nhen nhóm có tổ chức phản động, hoạt động liên kết trong - ngoài, kích động biểu tình gây rối, gây bạo loạn; ngăn chặn ý đồ hình thành và công khai tổ chức chính trị đối lập trong nước, cũng như hoạt động động lập công khai hoá các hội, nhóm bất hợp pháp trên internet. Đấu tranh có hiệu quả với số đối tượng cực đoan, chống đối chính trị trong nước...”. Bộ trưởng nói như vậy về nhiệm vụ sắp tới của ngành công an.

Căn cứ theo Hiến pháp và các quy định pháp luật liên quan, các vấn đề nêu trên của Bộ trưởng Bộ Công an mang dấu hiệu vi phạm pháp luật Hiến pháp 2013.

1. KHÔNG CÓ HỘI “BẤT HỢP PHÁP”

Ở VN chỉ có những hội, hiệp hội được thành lập không theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP.

Chế tài về vấn đề này được quy định tại Điều 40, Nghị định 45/2010/NĐ-CP: “1. Người nào vi phạm quyền lập hội, lợi dụng danh nghĩa hội để hoạt động trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Cho đến nay, chưa ghi nhận trường hợp như đã nêu tại Điều 40.1, vì Hiến pháp 2013, Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Khi đã là quyền hiến định thì việc chậm ban hành các văn bản liên quan không đồng nghĩa là những quyền hiến định này chưa thể thực hiện.

2. KHÔNG CÓ ĐIỀU LUẬT NÀO CẤM CHỐNG ĐẢNG

Khi người dân biểu thị thái độ chê bai cụ thể đảng viên nào đó, phê phán cụ thể một chủ trương, chính sách nào đó của đảng, thì với một đất nước dân chủ và thượng tôn pháp luật, hành vi dân sự đó không thể bị hình sự hóa.

Điều 16, Hiến pháp 2013, ghi: “1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.

Như vậy người dân có quyền khen, chê, phê phán các quyết sách của đảng; vì “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” (Điều 4.2, Hiến pháp 2013)

3. CHỐNG TẬP CẬN BÌNH LÀ CHỐNG ĐẢNG?

Vừa qua, ở Sài Gòn diễn ra tuần hành để biểu tình chống Tập Cận Bình đã xâm lược biển, đảo VN.

Công an đã không làm tròn trách nhiệm gìn giữ trật tự để người dân thực hiện quyền tự do biểu tình như Hiến định, mà còn cố tình vi phạm pháp luật khi đứng nhìn những nhân viên của Công ty dịch vụ công ích Thanh Niên Xung Phong đàn áp, bắt người và nhiều người mặc thường phục đã tấn công người dân (ảnh).

Như vậy, ở trường hợp cụ thể nói trên, để dân không còn lòng tin vào đảng, trách nhiệm ấy hoàn toàn thuộc về ông Bộ trưởng Bộ Công an.

Một “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, như đã nhấn rõ ở Điều 2.1, Hiến pháp 2013 thì không thể xảy ra tất cả những vấn đề trên.

Trách nhiệm công vụ và trách nhiệm của một ủy viên trung ương đảng đối với ông bộ trưởng cần thiết được xem xét.

Sài gòn bao.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Cộng sản Việt Nam bế tắc vụ Ba Sàm !

LS. Trần Quốc Thuận: Vụ án Ba Sàm thiếu chứng cứ, có dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng

"LS: Ban đầu tôi vẫn nghĩ rằng anh Vinh bị bắt vì anh là chủ trang “Anh Ba Sàm” tức trang “Thông Tấn Xã Vỉa Hè”. Nhưng khi tiếp cận hồ sơ thì hóa ra không phải, mà anh ấy bị bắt vì hai trang “Dân quyền” và “Chép sử Việt”. Rôi lại cũng chẳng phải do hai trang này mà thành ra là vấn đề kỹ thuật vi tính.

Tôi đã chuẩn bị tranh tụng cho vấn đề dân chủ và nhân quyền như Việt Nam đã ký ở các công ước quốc tế liên quan, nhưng cuối cùng thì không phải vậy. Và theo hướng kỹ thuật vi tính thì việc điều tra vụ án thực sự là bế tắc cho cơ quan điều tra.

PV: Ông có thể nói rõ bế tắc như thế nào?

LS: Tức là, cơ quan điều tra khẳng định anh Vinh là chủ của hai trang “Dân quyền” và “Chép sử Việt”, bởi vì họ cho rằng anh ấy có số điện thoại và email cài mật mã hai lớp để vào được hai trang đó.

Anh Vinh nói rằng họ phải chứng minh được anh vào khi nào, bằng cách nào. Lúc này thì cơ quan điều tra thua, họ phải mời tới FPT và các cơ quan truyền thông của Bộ Thông tin – Truyền thông để làm rõ. Bên FPT đưa ra giờ, ngày, tháng… mà anh Vinh có ở trên giao diện của hai trang đó, tức là đang đọc tin trên hai trang đó. Nhưng đọc tin mà có tội thì Việt Nam này có tới cả triệu người đi tù rồi.

Dù vậy, cơ quan điều tra vẫn nói đại rằng anh Vinh chính là quản trị viên của hai trang trên, bởi lẽ anh Vinh có đủ điều kiện để vào được hai trang đó. Anh Vinh vẫn bác lại với lập luận: “Không phải tôi có chìa khóa vào nhà thì có nghĩa là tôi vào nhà. Mà nếu tôi vào nhà thì phải để lại dấu vết, còn không tìm ra dấu vết thì không thể khẳng định được gì”.

Cơ quan điều tra cũng cố làm rõ xem có phải anh Vinh đã can thiệp thay đổi nội dung các bài đăng trong hai trang trên không, vì nếu có thì đúng là anh Vinh vào đó thật. Nhưng anh ấy không nói, mà cơ quan điều tra thì không thể chứng minh được. Lẽ ra, điều tra không được thì phải thả.

Ban đầu tôi tưởng đâu vụ này sẽ lại lặp lại các vấn đề về dân chủ – nhân quyền như vụ Cù Huy Hà Vũ, nhưng hóa ra lại là một vấn đề khác, còn vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hơn. Đó là, theo những công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã ký thì: Không thể kết tội một người nếu không chứng minh được người đó có tội. Và anh Vinh đang rơi vào trường hợp đó".

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Khi độc tài lên cơn giãy chết !

Khi độc tài vùng vẫy trước cái chết
Bởi Admin
   
Dante, cộng tác viên Dân Luận

Gaddafi khi còn ở đỉnh cao quyền lực
Trong lịch sử nhân loại đã ghi dấu rất nhiều sự sụp đổ của các chế độ độc tài và những số phận bi thảm của những tên bạo chúa. Nhiều tên bị giết sau một thời gian lẩn trốn, nhiều tên bị giết sau khi chịu sự phán quyết của phe đối lập, tòa án truy tố các tội ác v.v… có thể kể đến như Saddam Hussein, sau một thời gian lẩn trốn thì bị bắt sống và kéo lê đến chết. Gadaffi cũng phải chạy trốn khi phiến quân nổi dậy tiến vào cung điện và chết một cách tồi tệ giữa con đường ngập tràn bùn đất, thuốc súng. Nicolae Ceauşescu lãnh tụ đảng Cộng Sản Rumani bị quân đội đứng về phía nhân dân lật đổ và xét xử rồi tử hình hắn cùng vợ bằng loạt đạn dày đặc…

Cộng sản khủng bố nhà hàng Mỹ cảnh - Sài gòn năm 1965

HIỆN TRƯỜNG VỤ ĐÁNH BOM NHÀ HÀNG MỸ CẢNH-SÀI GÒN NĂM 1965

Nhà hàng Mỹ Cảnh là một chiếc tàu nổi dài 75m, rộng 25m, chứa được tới 250 thực khách, thường được neo đậu theo bờ sông tại bến Bạch Đằng, cách kênh Bến Nghé khoảng 100m, bên cạnh cột cờ Thủ Ngữ. Chủ nhà hàng là một người tên là Phú Lâm.
Vào tối ngày thứ bảy, khoảng 20h15 ngày 25/06/1965. Bên trong nhà hàng, các thực khách đang ăn uống vui vẻ. Bên ngoài nhà hàng đông đúc người dân Sài Gòn đang ngồi hóng mát hoặc đi dạo mát dọc bờ; các trẻ con đang chạy nhảy, chơi đùa ngay đó. Cũng gần đó nhiều người dân đang đứng đợi phà Thủ Thiêm. Bỗng có 2 tiếng nổ chát chúa xé tan màn đêm xảy ra liên tiếp, chỉ cách nhau vài giây.
Tổng cộng có 31 người Việt và 9 người Mỹ bị giết, hơn 50 người khác bị thương.

Từ Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam tuyên dương thành tích vẻ vang của đội biệt động thành Sài Gòn, Đội trưởng Huỳnh Phi Long được tặng thưởng huân chương Chiến công hạng nhất, các biệt động Lê Văn Rãy, Tám Sâm, Kiều Nương và Nguyễn Thị Hoài đều được tặng huân chương Chiến công hạng 3. Riêng tập thể đội biệt động 67 được tặng thưởng huân chương Quân công hạng 3.
Ngày 29/10/1966, Ông Huỳnh Phi Long bị bắt tại cầu Cây Gõ, quận 6 khi vận chuyển lựu đạn chuẩn bị cho trận đánh phá hoại hoạt động chào mừng ngày quốc khánh của chế độ Việt Nam Cộng hòa, bị xét xử đi tù và trao trả tù binh năm 1973.
Gia đình ông Long hiện sinh sống tại phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Huynh-Phi-Long-va-tran-danh-nha-hang-My-Canh/c/3719339.epi

Album về vụ đánh bom: https://www.facebook.com/media/set/?set=a.496169370428573.120489.133331390045708&type=3

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Yêu cầu kiểm điểm chính phủ !

PHÊ PHÁN CHÍNH PHỦ VIỆC ĐÓN TIẾP TẬP CẬN BÌNH

Nguyễn Khắc Mai
9-11-2015

Tập Cận Bình đã xéo về nước, nhưng việc đón tiếp họ Tập cần được phê phán.

Chính phủ phải thấy trách nhiệm của mình. Dẫu sao, Chính phủ vẫn là kẻ có tóc, là cơ quan hành pháp cao nhất nước. Để xảy ra những lỗi lầm khi đón Tập, Chính phủ đã có lỗi với quốc dân.

Thứ nhất, Tập mang xe sang lại đeo biển số 0079. Đây là thông điệp xảo trá của Tập, hắn đe Việt Nam rằng “liệu cái thần hồn, bài học 1979” còn đó. Tại sao ngoại giao không biết nói, đây là vấn đề tế nhị, TQ nên thay cái biển số ấy đi. Tuy nhiên cái tiêu cực lại cũng có cái hay. Đó là mọi người sẽ thấy cái dã tâm của họ Tập. Có thể là người dân sáng suốt hơn Chính Phủ chăng? Một biểu hiện ngạo mạn thâm độc như vậy mà cũng không dám đấu tranh.

Xe đón Tập Cận Bình mang biển số 0079

 Ừ thì nên lịch sự. 21 phát súng chào theo quy ước quốc tế, trải thảm đỏ như bao cuộc đón tiếp khác, cũng được đi. Nhưng sao lại rắc hoa đón một tên kẻ cướp! Ai bày trò này, có phải là ban đối ngoại của đảng do Hoàng Bình Quân theo lệnh Nguyễn Phú Trọng mà làm không? Sao Chính phủ không ngăn cái thái độ hèn hạ ấy? Tuy thế, điều này cũng có cái hay là nó lột trần cái lệ thuộc thiên triều của ban lãnh đạo đảng, nó khẳng định nụ cười hớn hở như kẻ nhà quê bắt được của Nguyễn Phú Trọng.

Ừ thì một số kẻ trong ban lãnh đạo của đảng đã tỏ rõ từ lâu thái độ quỵ lụy, thần phục thiên triều đại Hán Cộng sản Trung Hoa, nhưng Thủ tướng tại sao lại không tìm những lời mềm mại nhưng rõ ràng về thế nào là ổn định trên biển Đông, cũng có thể tế nhị nhưng rõ ràng, nêu ra cái bất đồng giữa Trung Hoa và Việt nam không hề là tiểu tiết, nó là vấn đề chủ quyền của dân tộc mà hai bên phải hành xử đúng đắn theo luật pháp và đạo lý. Cả vấn đề ngư dân bị Trung Quốc ức hiếp, cướp bóc theo lối hải tặc cũng không dám nói cho rõ ràng.

Có thể Thủ tướng không biết bài học lịch sử từ đời Trần. Bấy giờ nhà vua sai tướng Trần Khắc Chung đến trại của Ô Mă Nhi để vừa hòa hoãn, vừa do thám. Ô Mã Nhi chất vấn, cớ sao quan quân nhà Trần lại xăm hai chữ sát thát (giết quân Thác đát, Hung nô). Tướng Chung đã đối đáp, đấy không phải chủ trương của triều đình, mà vì quân tướng của thiên triều cướp hiếp dân lành nên họ nổi giận mà làm. Khi tướng Chung ra về, Ô mã Nhi sai quân đuổi theo giết, nhưng không kịp.

Có phải tư duy thần phục thiên triều của những người cầm đầu của đảng, khiến cho Thủ tướng đã mất điểm trong lòng dân, đã làm mất chút hào khí khi tuyên bố không đánh đổi chủ quyền bằng một thứ hữu nghị viễn vông, mà gần đây “ba tên bán tơ” đã theo lệnh ai đó đàn hặc khiến Thủ tướng phải e dè chăng? Tôi nói thái độ thần phục Trung Hoa của một nhóm lãnh đạo là có cơ sở. Thái độ và phát biểu của Nguyễn Phú Trọng vừa rồi là rất tiêu cực, có hại nhiều cho Đất nước.

Hơn nữa, năm ngoái khi chúng tôi cùng Thành ủy Đà nẵng tổ chức tưởng niệm 40 năm mất Hoàng Sa, dự định huy động 1974 thanh niên cầm nến xếp hình Tổ quốc với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nổi trống chiêng, đọc văn tế các chiến sĩ bỏ mình để bảo vệ Hoàng Sa, công việc đã bố rí xong xuôi thì Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh gọi điện cho bí thư Trần Thọ yêu cầu hủy bỏ cuộc đốt nến và đọc văn tế tưởng niệm, nói rõ là lênh của Bộ Chính trị, hơn nữa là có giây nói cấp cao nhất của Trung Quốc cho cấp cao nhất của Việt nam yêu cầu bỏ cuộc tưởng niệm! Cấp dưới đã phải phục tùng trung ương và có ủy viên thường vụ đã khóc khi truyền đạt với chúng tôi lệnh của ban tuyên giáo TƯ.

Yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Trọng lú !

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang: "Đề nghị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN ra quyết định đình chỉ công tác để làm kiểm điểm, tiến tới truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Phú Trọng."
Hà Nội 10 tháng 11 năm 2015
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 5, ngõ 341 đường Trung Văn
Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội
Mobi: 0984 724 165.
===***===
NGUYỄN PHÚ TRỌNG THỪA NHẬN HOÀNG SA VÀ MỘT PHẦN TRƯỜNG SA THUỘC TRUNG QUỐC?! 
Nguyễn Thanh Giang
Sao lãng quyền lợi quốc gia, Nguyễn Phú Trọng tập trú vào phục vụ sáng kiến “một vành đai, một con đường”. Nhưng, “một vành đai, một con đường” là thế nào?

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Vác xin 38 triệu đô và hàng triệu sinh mạng trẻ em Việt nam !


38,5 triệu USD, tính mạng của con trẻ chịu rủi ro?


(LĐO) ĐỨC ANH 

Chỉ từ tháng 11.2012 đến tháng 3.2013, đã có hơn 10 trẻ bị phản ứng nặng sau tiêm vắcxin 5 trong 1 Quinvaxem, trong đó có 7 bé tử vong đang làm “nóng” lên câu chuyện vì sợ mất tài trợ mà tính mạng của những đứa trẻ đang bị xem nhẹ.

Vào cuối năm ngoái, khi phát hiện một số trẻ tử vong sau khi tiêm vắcxin Quinvaxem, Bộ Y tế đã vào cuộc điều tra và khẳng định vắcxin này an toàn, những trường hợp tử vong chỉ là nhỏ lẻ và tỉ lệ tử vong vẫn nằm dưới ngưỡng cho phép của nhà sản xuất!

Rồi sau đó,  Bộ Y tế chỉ ra rằng “không tìm thấy có bằng chứng liên quan đến vắcxin” bởi quy trình tiêm đúng, chất lượng vắcxin đạt chuẩn, bảo quản vận chuyển đúng quy định…".

Vậy hóa ra trẻ tử vong sau khi tiêm vắcxin là do lỗi tại đứa trẻ đó, nói một cách chuyên môn hơn là do trẻ có cơ địa quá nhạy cảm nên ráng chịu (?!). 
Đến nay, sau hàng loạt ca tai biến nghiêm trọng xảy ra, mới hay đằng sau đó là một vấn đề “tế nhị”. Ông Nguyễn Văn Bình- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)- cho biết,  vắcxin “5 trong 1” Quinvaxemđược đưa vào chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng từ tháng 6.2010, tiêm cho trẻ 2-3 và 4 tháng tuổi.

Vắcxin này do Liên minh Toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ cho Việt Nam đến hết năm 2015, trị giá 38,5 triệu USD. Trong hơn 2 năm qua, Việt Nam nhập về gần 15 triệu liều và đã sử dụng hơn 11 triệu liều. 
Để phân trần cho việc “phải” dùng loại vắcxin giá rẻ (gần 100.000đ/mũi) này, đại diện Bộ Y tế nói, vắcxin Quinvaxem được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng và hiện đang sử dụng phòng bệnh cho trẻ ở 90 quốc gia.

Tuy nhiên, Hàn Quốc là nước sản xuất Quinvaxem đã không sử dụng vắcxin này vì các chuyên gia cho rằng nó có chứa thành phần ho gà vắcxin toàn tế bào, dễ gây phản ứng cho cơ địa trẻ. Bản thân nhà sản xuất vắcxin này cũng cảnh báo phải cân nhắc hết sức cẩn thận bởi có rất nhiều tác dụng phụ sau tiêm như: Sốt 40 độ C; đột quỵ hoặc sốc; khóc thét kéo dài hơn 3 giờ; co giật…
Cũng theo WHO thông báo, vắcxin Quinvaxem được phân phối tại Ấn Độ đã gây tử vong cho ít nhất 5 trẻ tại Sri Lanka, 8 trẻ tại Bhutan và ít nhất 3 trẻ tại Pakistan. Chính quyền Sri Lanka đã thu hồi lô vắcxin vào năm 2008 sau khi ghi nhận 25 trường hợp có phản ứng phụ gây hại nghiêm trọng, trong đó có 5 ca tử vong và Bhutan đã ngừng việc sử dụng loại vắcxin này sau 2 tháng đưa vào sử dụng trong tháng 7.2009- sau khi xảy ra 8 ca tử vong”. 
Vậy vì sao Việt Nam đến lúc này chưa thể đưa ra quyết định ngừng sử dụng loại vắcxin này? Với lý lẽ rằng, từ chối nhận viện trợ bằng vắcxin Quinvaxem thì trong tương lai có thể sẽ khó khăn trong việc tiếp tục nhận nguồn viện trợ từ tổ chức GAVI. Vì thời gian tới, có thể GAVI sẽ viện trợ Việt Nam vắcxin ngừa bệnh Rubella và tiêu chảy do Rotavirus đã trở thành "rào cản", khiến lãnh đạo ngành y tế không thể đưa ra quyết định ngừng sử dụng toàn bộ số vắcxin cho không này.
Chung quy lại thì câu chuyện này đang xoay quanh vấn đề tiền. Chúng ta nghèo, phải phụ thuộc vào các nguồn tài trợ. Có phải không muốn bỏ lỡ khoản tài trợ khổng lồ trị giá 38,5 triệu USD mà ngành y tế đang  "buộc phải" nhắm mắt làm ngơ hy sinh tính mạng của một số đứa trẻ? Vì còn 4 triệu liều vắcxin nữa chưa được sử dụng và sắp tới, hàng triệu liều vắcxin nữa sẽ về đến Việt Nam nên những câu nói kiểu như: Chưa có bằng chứng nào cho thấy vắcxin Quinvaxem có vấn đề về chất lượng, vắcxin này vẫn hiệu quả trong phòng bệnh với tỉ lệ tai biến chấp nhận được…đưa ra để trấn an dư luận (?). 
GS-TS Nguyễn Trần Hiển- Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương- từng thừa nhận không có vắcxin nào an toàn tuyệt đối và tỉ lệ phản ứng sau tiêm vắcxin Quinvaxem thống kê ở Việt Nam là 0,69/1 triệu liều (tỉ lệ nặng) và 0,17/1 triệu liều (tỉ lệ tử vong).

Nhưng trong mấy tháng qua, có 7 trẻ tử vong, giới chuyên môn vẫn khẳng định một cách khó hiểu “tỉ lệ tai biến nằm trong ngưỡng cho phép là 1/1 triệu mũi tiêm”. Tức là, với tổng số 4,5 triệu liều vắcxin/năm chỉ được phép có tối đa 1 bé tử vong và tối đa là 4 ca nặng. Vậy  với số trẻ tử vong đang cao gấp nhiều lần như thế này, vẫn có thể coi là tỉ lệ tai biến được chấp nhận sao?

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Cộng sản Việt nam nhận tiền của Tàu để cố nắm quyền.

Trương Duy Nhất.
( Đầu đề do VNDL TB đặt ) 

TẬP CẬN BÌNH, BIỂU TÌNH, MÁU ĐỔ VÀ MỘT TỶ NHÂN DÂN TỆ
Một tuần sục sôi chuyện Tập Cận Bình. Một tuần mà có chìa hết xi líp đến mông vú Ngọc Trinh lên báo cũng không hút nóng bằng chuyện Tập Tàu.
Cho dù bị chặn ngăn quyết liệt, biểu tình vẫn nổ ra tại Hà Nội, Sài Gòn. Những lời hô chửi Tàu đến khản giọng. Cả những bức chân dung mình người đầu thú… 
Đã có máu đổ. Nhìn hình ảnh người cựu binh chống Tàu Trần Bang đầm đìa máu vẫn vùng dậy hô vang, giơ cao nắm đấm để hiểu người dân căm Tàu mức nào. Vân Thiên, chàng trai trẻ 20 tuổi nghiến răng mài dao cắt đứt ngón tay mình viết khẩu hiệu máu.
Chưa bao giờ, nguyên thủ một quốc gia Cộng sản lại “được” dân Việt đón tiếp một cách căm thù đến thế.
Cho dù các nguyên thủ Việt- Trung vẫn ôm nhau. Nhưng Tập Cận Bình đã không dám bước chân ra phố chìa tay chào dân như Bill Clinton, càng không dám thong dong chạy bộ quanh hồ Gươm thân thiện như nguyên thủ Australia trước đây sang Hà Nội.
* * *
Một tỷ nhân dân tệ. Đó là số tiền ông Tập núm sang viện trợ (nguồn viện trợ cho 5 năm 2015- 2020). 
Theo cách tính của nhà báo Lê Đức Dục:
Quy đổi bằng 157 triệu USD. Không nhỏ, nhưng cũng có thể là... rất nhỏ! Ngoại hối Việt kiều gửi về trong năm nay dự kiến 15 tỷ USD, những năm trước bình quân 12-14 tỷ USD. 15 tỷ USD chia 365 ngày, mỗi ngày người Việt hải ngoại gửi về 41 triệu USD. Núm tiền 157 triệu USD Tập “ban ơn mưa móc” (chữ dùng của Lê Đức Dục) chưa bằng tiền Việt kiều gửi về nước chỉ trong 4 ngày.
1 tỷ nhân dân tệ, qui đổi chừng 157 triệu USD, cỡ hơn 3.000 tỷ, tức khoảng 2 cái tượng đài ông Hồ ở Sơn La.
* * *
Báo chí, đúng lúc cần thông tin nhất lại bị đuổi ra. Các nhà báo chỉ còn cách bu quanh cái màn hình ti vi để chụp ảnh khi ông Tập phát biểu trước quốc hội.
Hơn 800 tờ báo, không một dòng về cảnh dân Việt biểu tình chống Tàu đuổi Tập. Trong khi truyền hình Nhật Bản phát hẳn một phóng sự tường thuật về cảnh dân Việt “đón” Tập như thế nào.
Một tuần sục sôi chuyện Tập Cận Bình. Một tuần mà có chìa hết xi líp đến mông vú Ngọc Trinh lên báo cũng không hút nóng bằng chuyện Tập Tàu.
Đến đứa con gái tôi cũng phải vẽ cái đầu Tập Cận Bình gắn vào nòng đại bác.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Tội ác của cộng sản Trung Quốc

NHỮNG TỘI ÁC CỦA ĐCS TQ

BÀI MỞ ĐẦU: Tội ác với nữ tù nhân chính trị- Thú vật bị sỉ nhục

Theo tin tức từ Hiệp Hội Quốc Tế Về Nhân Quyền ( Interbational Society for Human Rights- IsHR) các nữ tù nhân chính trị tại TQ bị giam chung cùng những  tên tội phạm hình sự nam . Sau khi ném các nữ tù nhân chính trị vào phòng giam nam, các tên cai ngục liền hô hào cổ vũ cho những tên tù nam hãm hiếp các phụ nữ này. Không những thế, ngay cả những tên cai ngục cũng tham gia vào hành động thô bỉ này

Kết quả đúng như ý muốn của nhà nưics TQ,,các nạn nhân sau đó bị rối loạn tâm thàn, bị tàn tâtn không thể chưa  trị và ngay cả bị tử vong
Đây là những hành động có tính toán nhằm cố tình triệt hạ nhân phẩm những người bị qui tội hoạt động chính trị . Các hành động không mang tính người này có thể chia làm 2 phần:

1- Hãm hiếp/ hãm hiếp tập thể.
Ngoài vô số phương pháp tra tấn tù nhân tàn bạo mà 1 người bình thường không thể tưởng tượng nổi,cộng  sản Tàu còn bày thêm cách phương cách hiếp dâm nữ TNCT  nhằm hạ nhục và gây tổn thương ti nh thần . Hãm hiếp trong nhà tù TQ nay trở thành " biện pháp bình thường " được áp dụng đối với các nữ TNCT

MỘT vài trường hợp tiêu biểu đc đưa ra trong các báo cáo về nhân quyền được trình bày trực tiếp từ 1 sóp nhân chứng hoặc ngay cả các nạn nhân còn sống sót cho thấy các nữ TNCT bị hãm hiếp không còn là những trường hợp cá biệt

Tại nhà tù quận Fuyu thuộc tỉnh Heilonggjiang,  một nữ tù nhân bị những tên cai tù lột hết quần áo rồi tống vào  một phòng giam để cho các tù nhân nam hiếp dâm tập thể

Vào năm 2000, một nữ SV và 1 phụ nữ tại tỉnh Sichuan bị 3 tên CS, trong đó 1 tên CS Wang Tao bị các nhân chywngs nhận diện,hãm hiếp tàn bạo
Những người già cả cũng không được yên thân với bọn quỉ sứ. Bà cụ Zou Jin 70 tuổi bị tên CS Lei Chen và đồng bọn tại đồn CS Jibanzi thay phiên nhau cưỡng hiếp

Bọn cai tù càng lộng hành hơn  tại những nơi hẻo lánh như tại trại lao động khổ sai Wanjia thuộc tỉnh Heilongjiang,cùng một lúc 50 nữ tù nhsan tgeo phái Pháp Luân Công   bị tống vào 1 căn phòng giam giữ tù nan . BỌN cai tù khuyến khích các tên tù hành hạ và hãm hiếp các phụ nữ nêu trên

Tháng 7.2001. Tại Xingtai khi đang trên đường bị chuyển đến trại tù,ba nữ tù nhân bị trói tay chân  rồi hãm hiếp tập thể ngay trên xe của cảnh sát
Một hình thức bịt miệng tù nhân chính trị thông dụng tại TQ là tống nạn nhân vào các bệnh viện giam giữ người điên. Một nạn nhân trong đó là cô Xiao Yi 19 tuổi  bị hãm hiếp tập thể 14 lần trong 3 ngày đêm liền. HÌNH ảnh tài liệu tố cáo cho thấy hai bên ngực và toàn bộ cơ thể có đầy vết sẹo do bị chúng dí  thuốc lá cháy bỏng

Gao Fei, một tên sếp của phòng 610 chuyên tẩy não tù nhân chính trị tại TP Chou chou, bị tố đích danh hãm hiếp 1 nữ tù nhân khi bà bị giam tại đây

2- Ngược đãi tình dục bằng bạo lực
Sự đồi bại của những  tên CS cai tù Tàu  cộng hầu như vô giới hạn, xảy ra đều khắp trên toàn nước TQ làm cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền phải đi đến kế luận đây là chính sách ngầm của nhà nước TQ nhằm triệt hạ các đối thủ chính trị . Đối với các nữ tù nhân chính trị ngoài việc bị hãm hiếp  họ còn bị tra tấn, ngược đãi tình dục bằng nhiều cách dã man khác nhau mà những người bình thường không thể  tưởng tượng ra

Rất nhiều nữ nhân chứng và nạn nhân báo cáo  các hành động vô nhân đạo của bọn CS như dùng chai, dùi cui, bàn chải nhà cầu để đâm,,nhét vào âm hộ  hay hậu môn của nữ tù nhân là việc thường xảy ra

Một nhân chứng kể về trường hợp bà Chang Xixua bị tên cai tù Wan Xalin cùng 1 số đồng bọn lột trần, thọc bàn chải đánh răng vào âm hộ .. máu chảy ra được dùng chổi lau bồn cầu thọc ngoáy để thấm
Bà Suying bị trói hai tay hai chân trên giường trong vòng 1 tiếng đồng hồ đồng thời bị bọn chúng đâm vào âm hộ 1 thanh gỗ gấy thương tích nhiễm độc vùng kín. Để gấy đau đớn hơn nữa chúng còn bơm vào một dung dịch bằng ớt cay

Trong trại tù lao động khổ sai tại tỉnh Henan ,một người phụ nữ bị trừng phạt bằng cách treo trần truồng lên 1 cánh cửa sổ sau đó bọn cai tù thay nhau vặt núm vú của chị cho đén khi máu rơi vãi xuống đất

Một nạn nhân bà cũng là 1 nhân chứng sống là bà Wang Yunjie vào năm 2003,bị tên cai tù  Guo Tieying cùng đồng bọn dùng dùi cui điện dí vào ngực trong nhiều tiếng đồng hồ làm cho vú bên phải của bà bị tan nát

Con số nữ TNCT bị ngược đãi tình dục tại TQ không thể nào nêu ra hết. THiết nghĩ với những trường hợp điển hình nêu trên cũng đủ cho mọi người có được một bức tranh trước mắt về tội ác tàn bạo của nhà cầm quyền Trung Cộng. Một loại tội ác khó liệt vào với bất kỳ một hạng mục nào  dù với hạng mục " mặt người dạ thú" vì liệt chung như vậy sẽ là một sự sỉ nhục cho các loài thú vật sống theo bản năng sinh tồn của chúng

Phương Tôn- tháng 10.2015
Fb Nguyen minh Tuan

Cộng sản bán đứng cả Tổ tiên !

Nỗi đau Việt Nam
Song Chi
Theo RFA-2015-11-06 
8 năm trước, vào những ngày Chủ Nhật của tháng 12.2007, khi người Việt xuống đường biểu tình phản đối Trung Cộng ở Sài Gòn và sau đó là Hà Nội, đó là những cuộc biểu tình tự phát phản đối Trung Cộng đầu tiên đồng thời mang ý nghĩa chính trị đầu tiên của người dân kể từ khi VN thống nhất và cả nước sống dưới chế độ do đảng cộng sản cầm quyền.

Khi ấy, người Việt xuống đường để phản đối việc Quốc vụ viện của Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, có phạm vi quản lý 3 quần đảo trên biển Đông, trong đó có hai quần đảo tranh chấp với Việt Nam: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Các cuộc biểu tình này có lúc khoảng vài trăm người, có lúc lên đến cả ngàn người, chủ yếu là học sinh, sinh viên, có cả một số văn nghệ sĩ, trí thức tham gia.

Những năm sau đó, thỉnh thoảng người Việt lại có những cuộc biểu tình mỗi khi Trung Quốc có những hành xử ngang ngược quá đáng, xâm phạm quá đáng chủ quyền và toàn vẹn lãnh hải của VN.

Vào những ngày này của tháng 11.2015, người Việt lại phải xuống đường. Lần này là để phản đối chuyến viếng thăm cấp nhà nước của Tập Cận Bình, Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; cũng là phản đối việc đảng và nhà nước cộng sản VN đã trải thảm đỏ rước giặc vào nhà giữa lúc sự căng thẳng trên biển Đông cũng như ý đồ quân sự hóa khu vực biển Đông của Trung Cộng không hề có dấu hiệu dừng lại hay giảm bớt.

So với 8 năm trước Trung Cộng đã tiến rất xa trên chặng đường từng bước hợp thức hóa “đường lưỡi bò” trên biển Đông, từng bước biến biển Đông thành “ao nhà” từ đó làm bàn đạp vươn ra bá chủ toàn cầu theo đúng ý đồ của họ. Trong khi đó VN vẫn không chuẩn bị được gì cho mình, vẫn đang vật lộn với những khó khăn về kinh tế, nợ nần, vẫn không thay đổi, cải thiện hệ thống kinh tế chính trị xã hội để thoát ra khỏi những trở ngại làm trì trệ sự phát triển của đất nước và tập hợp được sức mạnh của toàn dân. Đối ngoại, cũng chính vì không chịu thay đổi nên cho đến giờ này VN vẫn cô độc, chưa xây dựng được cho mình mối liên minh chặt chẽ với một nước lớn nào. Không những thế, tình hình kinh tế nguy ngập càng khiến VN phải quỵ lụy, nhẫn nhục nhiều hơn vì cần đến túi tiền của Trung Cộng.

So với 8 năm trước, số lượng người dũng cảm xuống đường bày tỏ thái độ không hề tăng lên, nếu không muốn nói là ít hơn. Mỗi đợt biểu tình chỉ độ vài chục người, quá ít trên con số hơn 90 triệu dân Việt đa số vẫn bàng quan, thờ ơ với thời cuộc, với vận mệnh đất nước, hoặc có quan tâm nhưng vì lý do này lý do khác không thể hoặc không dám xuống đường. Còn thái độ của nhà cầm quyền đối với những cuộc biểu tình ôn hòa bày tỏ lòng yêu nước của người dân thì vẫn thế-nghĩa là tìm mọi cách cô lập, giải tán, đàn áp, kể cả hành hung, bắt về đồn câu lưu dăm ba tiếng đồng hồ… Đã có những tấm hình được post lên facebook cho thấy người biểu tình bị đánh đổ máu. Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất viết trên blog “Một góc nhìn khác” của mình: “Máu của người Việt đã đổ. Để làm thảm đỏ rước Tập Cận Bình”. Chua chát hơn, như người biểu tình kể lại, có những chiếc xe phường vừa chạy lòng vòng vừa bắc loa rao giảng: Nào “Tình hữu nghị Việt-Trung đời đời bền vững không thể thay đổi”, rồi nào “bán anh em xa mua láng giềng gần”…Rõ là một hoạt cảnh lố lăng, bi hài.

"Nếu bọn Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo."- Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Và cùng lúc đó ở một khung cảnh khác, là sự tiếp đón nồng nhiệt và trọng thị mà nhà nước này dành cho vợ chồng Tập Cận Bình-Bành Lệ Viện. Giữa lúc 21 phát đại bác giòn giã và những tiếng kèn tiếng trống vang lên tưng bừng, mấy ai biết có những tiếng hô phản đối Tập Cận Bình, đòi trả lại Trường Sa Hoàng Sa cho VN của những con người yêu nước cô đơn ngay giữa đất nước mình. Càng mấy ai nghe, ai nhớ những tiếng súng của kẻ thù mới nổ trên đất nước này chưa lâu, trong trận hải chiến năm 1974 khi Trung Cộng tiến chiếm Hoàng Sa, trận hải chiến năm 1988 khi Trung Cộng cướp Hoàng Sa, tiếng súng của những cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, 1984, 1988… khi VN mất đi một phần lãnh thổ dọc biên giới phía Bắc vào tay giặc… Cả những tiếng súng của lính Trung Cộng nã vào những chiếc tàu nhỏ bé của ngư dân VN và tiếng kêu cứu của ngư dân vẫn đang xảy ra ngoài khơi những năm tháng này, giữa thời bình…

Cờ xí rợp trời tràn ngập một màu đỏ, có ai nhớ màu máu của những người lính và người dân VN đã ngã xuống cho những trận chiến trên biển và trên bộ giữa hai bên, chỉ mới trong vòng mấy chục năm trở lại đây thôi, chưa nói đến máu của hàng triệu triệu người trong quá khứ đã đổ xuống để giành lại VN trong suốt 1000 năm đô hộ bởi giặc Tàu. Giành và trao lại vẹn nguyên một dải đất hình chữ S, để bây giờ đám hậu duệ của Lê Chiếu Thống, lũ Hán gian bán nước ngự giữa Ba Đình, Hà Nội đã làm mất đi, hoặc tự nguyện đem sang nhượng, cầm cố cho Tàu. Và bên cạnh bộ mặt đầy vẻ viên mãn, đầy vẻ bề trên của vợ chồng Tập-Bành, là những bộ mặt vừa vô cảm vừa hèn hạ, bạc nhược của đám quan chức đầu não của đảng và nhà nước cộng sản VN.

Không chỉ bắn đại bác, trải thảm đỏ rước giặc vào nhà, khòm lưng gập người xum xoe cúi chào kẻ xâm lược, bọn Hán gian còn dành cho họ Tập cái vinh dự được phát biểu trước Quốc hội VN. Và như chúng ta có thể thấy trước, bất luận Tập phát biểu cái gì, kể cả ngang ngược tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, ngầm đe dọa VN không được theo gương Philippines kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế hay ngả theo các nước phương Tây, hay ngọt nhạt giả dối hứa hẹn về tình hữu nghị đời đời bền vững, về chung sống hòa bình… bất luận Tập nói gì, cũng sẽ chẳng có ông bà nghị nào trong cái đám trên dưới 500 người đó dám bày tỏ bất cứ phản ứng nào.

Định mệnh VN thế là đã an bài. Ngẫm lại lời tiên đoán của Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm năm xưa:
“Nếu bọn Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo."
(nhân dịp khánh thành đập Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955).
Và tương tự, là câu nói của bào đệ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Cố vấn Ngô Đình Nhu:

“Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.

Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.” (Chính đề VN)

Không thể trông chờ gì vào đảng cộng sản VN như đã thấy, định mệnh của đất nước bây giờ hoàn toàn tuỳ thuộc vào người dân VN. Chỉ có người dân VN mới có thể thay đổi được cái viễn cảnh đen tối đang ngày càng trở thành sự thật đó mà thôi.

Song Chi
( tựa do VNDL TB đặt) 

Vụ lừa đảo người nghèo liên quan hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam!

Trung tâm hỗ trợ người nghèo: Lừa từ quan đến dân!

07:22, Thứ Sáu, 06/11/2015 (GMT+7)
(VnMedia) - Dùng các bức ảnh chụp chung với lãnh đạo cấp cao để tạo uy thế; phô tô các bức thư tay có in hình Quốc huy của nhiều cơ quan Nhà nước để quảng bá, kêu gọi người nghèo nộp tiền. Đây là cách mà Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới đã sử dụng để lôi kéo nhiều người tham gia đóng tiền ủng hộ cho chương trình Trái tim Việt Nam, nhưng thực chất là hành vi lừa đảo...
Khoe ảnh để tạo danh thế
Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn (PTNN) mới do ông Trần Đức Trung làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) và bà Lê Thị Hằng làm Tổng Giám đốc (trụ sở 308 - 309, tòa nhà 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) trực thuộc Hiệp hội doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam. Trung tâm này đã xây dựng chương trình Trái tim Việt Nam với tiêu chí rất nhân văn đó là giúp nông dân có thể làm giàu, thoát nghèo…
Vì mục đích cao đẹp này, nên một vị Anh hùng lao động (AHLĐ) đã nhận làm Chủ tịch danh dự của Trung tâm. Kèm theo đó, vị Chủ tịch danh dự này đã gửi một bức thư đến nhiều cơ quan ban ngành để giới thiệu và kêu gọi sự ủng hộ từ lãnh đạo cấp cao đến các nhà hảo tâm… Phúc đáp lại thư kêu gọi của vị AHLĐ này, một số lãnh đạo đã viết thư ủng hộ và khen ngợi ý nghĩa cao đẹp của chương trình.
Thế nhưng, khi có được những lá thư này, lãnh đạo Trung tâm cho nhân bản để dán tại văn phòng đại diện của Trung tâm (các điểm thu tiền - PV). Thậm chí, Trung tâm còn in phát các bức thư này cho nông dân như tờ rơi quảng cáo để quảng bá hình ảnh, tạo danh thế để nhằm mục đích chiếm được lòng tin với mọi người.
Phiếu thu và đơn tình nguyện nộp tiền cho Trung tâm Hỗ trợ nông dân nghèo trong PTNN mới
Phiếu thu và đơn tình nguyện nộp tiền cho Trung tâm Hỗ trợ nông dân nghèo trong PTNN mới
Bác N.T.N (Thái Nguyên) kể cho PV, bác đã bị một người thân trong gia đình là thành viên Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong PTNN mới dụ dỗ đóng tiền tham gia chương trình Trái tim Việt Nam. Theo lời quảng cáo, nếu đóng 1,2 triệu đồng, sau 1 năm sẽ nhận lại số tiền là 5,2 triệu đồng, nộp 3,5 triệu sẽ nhận 7,5 triệu…. Càng đóng nhiều, mức lợi nhuận càng cao hơn.
Tuy nhiên, khi thấy bác N cự nự, nghi ngờ, không tin có hoạt động kinh doanh nào lại sinh lãi nhiều như vậy thì người này đưa ra những bức thư tay của lãnh đạo và trấn an: “Trung tâm này có nhiều vị lãnh đạo to đứng đằng sau nên không phải lo. Cứ nộp tiền, nếu cần sẽ rút ra được”.

Báo cáo của công an xã Thiệu Long, Thiệu Hóa, Thanh Hóa về những bất thường từ hoạt động của Trung tâm
Báo cáo của công an xã Thiệu Long, Thiệu Hóa, Thanh Hóa về những bất thường từ hoạt động của Trung tâm

 
Để tìm hiểu về hoạt động của Trung tâm, PV đã tìm đến địa chỉ phòng 308-309 số nhà 20 Thụy Khuê. Bên ngoài cửa phòng không đề biển hiệu Trung tâm nhưng khi mở cửa vào bên trong, PV thấy trên tường của phòng tiếp dân treo kín những bức ảnh chụp chung giữa bà Lê Hằng – TGĐ với nhiều lãnh đạo cấp cao.
Ngoài ra, trên tấm bảng thông báo còn dán rất nhiều những bức thư tay của các vị Lãnh đạo Nhà nước. Nghi ngờ có dấu hiệu bất thường, PV đã chụp ảnh lại tấm bảng thông báo có dán thư tay đó, tuy nhiên, ngay lập tức PV đã bị một số người ngăn cản không cho chụp.
Theo xác minh của PV tại một số cơ quan Nhà nước, một số bức thư dán trên bảng là không có thật. Hiện PV đã báo cáo và gửi một số bức thư tay có in dấu đỏ mà PV đã thu thập được đến cơ quan công an để điều tra xác minh những con dấu in màu đỏ trong các bức thư đó có phải dấu thật hay không?
1

Đây là tiêu chí mà Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong PTNN mới đưa ra để thu hút các thách viên.  
Nhiều cơ quan bị lừa
Bằng việc lợi dụng ảnh hưởng uy tín của nhiều lãnh đạo cấp cao, Trung tâm này đã gửi văn bản đến các ủy ban nhân dân tỉnh thành trong cả nước để kêu gọi ủng hộ chương trình. Thậm chí, nhiều tỉnh đã ban hành văn bản đề nghị các cơ quan cấp dưới phối hợp cùng tham gia. 
Qua nguồn tin riêng của PV, hiện nay, Trung tâm này đã đặt chi nhánh hoạt động tại khắp các tỉnh thành cả nước. Tuy nhiên, mọi hoạt động của các chi nhánh này có hợp pháp, các chi nhánh này có quyền được thu tiền của người dân hay không, người dân rất cần các cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ.
lừa nông dân
Trung tâm này đã đặt chi nhánh hoạt động tại khắp các tỉnh thành cả nước
Ngoài ra, hiện nay Trung tâm này đang sử dụng 2 tài khoản công khai tại Hà Nội để nhận tiền ủng hộ và đã có một lượng lớn tiền gửi vào và rút ra từ hai tài khoản này. Số tiền này được sử dụng vào mục đích gì cũng cần phải được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Nhóm PV VnMedia khi thực hiện loạt bài phóng sự đã nhận được rất nhiều phản hồi từ người dân nghèo các nơi như Thanh Hóa, Hải Dương, Vĩnh Phúc… Họ đều là nạn nhân của Trung tâm này. Vì tin tưởng, nghe lời những người thân trong gia đình là thành viên Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới dụ dỗ đã đóng tiền để được hưởng lãi suất cao. Tuy nhiên, sau khi đóng tiền thì họ được đề nghị ký vào đơn tự nguyện tham gia chương trình Trái tim Việt Nam. Trong đơn tự nguyện này không có bất cứ dòng chữ nào đề cập đến tiền lãi mà họ sẽ được hưởng như cam kết ban đầu.
Nhiều người dân biết mình bị lừa đã đến gặp các đầu mối thu tiền để đòi lại, song những người này yêu cầu thu lại chứng từ gốc và không trả lại cho người dân.
Hiện nay, nhiều nông dân các tỉnh đã làm đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng. Việc thành viên Trung tâm này dụ dỗ người nghèo nộp hàng triệu đồng, thậm chí hàng chục triệu đồng rồi bảo họ ký vào đơn tự nguyện tham gia có phải là cách để Trung tâm này dễ dàng “phủi” trách nhiệm với họ hay không thì cơ quan chức năng phải vào cuộc làm rõ tránh để người dân nghèo bị lợi dụng lừa gạt.
Khi loạt bài phóng sự này được đăng, nhóm PV đã nhận được đơn tố cáo của bà Lê Thị Hằng – giám đốc Trung tâm. Nhiều PV tại một số cơ quan báo chí khác khi viết bài vạch trần thủ đoạn hoạt động mờ ám của Trung tâm này cũng đã bị bà Hằng gửi đơn tố cáo, vu khống, bôi nhọ danh dự phóng viên. Thậm chí, bà Hằng còn kêu gọi các đầu mối thu tiền tại nhiều tỉnh thành trong cả nước kéo đến một số cơ quan báo chí lớn của Trung ương để gây áp lực không cho phát tiếp các phóng sự điều tra và đưa ra yêu sách phải viết bài cải chính thông tin.
Ngay sau khi nhận được đơn tố cáo và lời đe dọa sẽ kéo các đầu mối các tỉnh đến biểu tình tòa soạn VnMedia, PV đã lập tức trình báo với Công an TP Hà Nội và cung cấp nhiều tài liệu bằng chứng liên quan đến hoạt động của Trung tâm này cho cơ quan công an. Hiện nay, Lãnh đạo công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo xác minh làm rõ vụ việc.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những diễn biến mới nhất của vụ việc.
Nhóm PV VnMedia

Công hàm bán nước - Phạm Văn Đồng.

Công Hàm Bán Nước – Phạm văn đồng

zzphamvandong199
Muốn thoát hiểm họa Trung Cộng : Chỉ có con đường duy nhứt là chấm dứt chế độ CSVN để chấm dứt công hàm Phạm Văn Đồng, đồng thời chấm dứt luôn những mật ước giữa đảng CSVN với đảng Cộng Sản Trung Quốc từ thời Hồ Chí Minh cầu viện, qua thời Thành Đô và cho đến hiện nay.
– Đọc thêm SỰ THẬT VÕ NGUYÊN GIÁP :
http://vantuyen.net/2014/07/01/su-that-vo-nguyen-giap-bui-anh-trinh/

CHUNG QUANH CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG

Côn đồ đánh người, cướp tai sản nhưng chưa khởi tố, hứa gì ?


'Tướng Chung hứa giải quyết nhanh chóng vụ 2 luật sư bị hành hung'


Trao đổi với báo chí chiều 5/11, luật sư Trương Trọng Nghĩa - đại biểu Quốc hội TPHCM, thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam - cho biết Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã hứa sẽ giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật vụ việc 2 luật sư bị nhóm côn đồ hành hung dã man.


“Tôi có đưa anh Chung (Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Giám đốc Công an TP Hà Nội- PV) đơn của các luật sư gửi cho Đoàn luật sư TP Hà Nội và văn bản của tổ chức hành nghề luật sư về vụ việc này. Anh Chung hứa sẽ giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật vụ việc 2 luật sư bị hành hung dã man khi tới nhà em Đỗ Đăng Dư (huyện Hoài Đức, Hà Nội) trợ giúp pháp lý”- luật sư Trương Trọng Nghĩa nói.
luật sư, hành hung, Đỗ Đăng Dư, Trương Trọng Nghĩa, Trần Thu Nam, Lê Văn Luân, Nguyễn Đức Chung
Luật sư Trương Trọng Nghĩa trao đổi với báo chí chiều 5/11 (Ảnh: Thế Kha/Dân Trí).
Theo ông Nghĩa, việc điều tra sự việc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật nhưng Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư TP Hà Nội sẽ theo dõi, giám sát chặt chẽ.
“Luật sư là thành phần quan trọng trong quá trình tố tụng hình sự, xử lý các vụ việc hành chính, dân sự... Nếu tình hình này tiếp diễn thì sẽ có tác hại chung đến hình ảnh nhà nước pháp quyền Việt Nam, gây tổn hại cho nền công lý Việt Nam”- ông Nghĩa nhấn mạnh.
luật sư, hành hung, Đỗ Đăng Dư, Trương Trọng Nghĩa, Trần Thu Nam, Lê Văn Luân, Nguyễn Đức Chung
Hai luật sư bị hành hung.
Trước đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an TP Hà Nội đề nghị khởi tố vụ án hình sự liên quan đến sự việc hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân (đều thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội) bị hành hung, cướp tài sản.
(Theo Dân Trí)

Tập cận bình dắt mũi Quốc hội Việt nam

Một dân biểu Việt Nam nói nhà lãnh đạo Trung Quốc không đưa ra một cam kết, hứa hẹn gì về việc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu đoàn Tp HCM cho biết “Quốc hội sẽ công bố toàn văn bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam sáng 6/11.

“Tôi thấy rằng trong bài phát biểu của mình trước Quốc hội, ông Tập Cận Bình không đưa ra một cam kết, hứa hẹn gì về việc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa,” dân biểu Nghĩa được báo Người Lao Động dẫn lời.

Dân biểu Lê Như Tiến cũng chia sẻ cảm nhận này khi nói bài phát biểu của ông Tập Cận Bình.

Ông Tiến được dẫn lời nói là Chủ tịch Trung Quốc tập trung nói đến “cảm hứng hữu nghĩ, láng giềng hữu nghị”, còn những vấn đề “nhạy cảm, khó nói” như vấn đề tranh chấp Biển Đông thì ông Tập không nhắc đến.

Truyền thông Việt Nam đưa tin Chủ tịch Trung quốc khẳng định mong muốn hai nước sẽ trở thành “những láng giếng tốt, cùng nhau phát triển”.

“Tình hình của thế giới đang có những diễn biến phức tạp thì hai nước Việt - Trung với “núi liền núi, sông liền sông” càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau để vượt qua thử thách, khó khăn, cùng nhau phát triển.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc được dẫn lời mô tả điều ông gọi là “Thực tiễn đã chứng minh là nhân dân, hai Đảng, hai nước đã lựa chọn đúng con đường phát triển và cả hai dân tộc cần phải kiên định lòng tin, chung tay tiến lên, quyết không để thế lực nào cản trở sự hợp tác đó.”

Từ “láng giềng” được ông Tập dùng tới nhiều lần khi nói về quan hệ hai nước trong bối cảnh mà ông gọi là “những rối ren bất ổn” trên trường quốc tế.

“Đã là láng giềng thì khó tránh xảy ra va chạm nhưng hai bên cần kiên trì giải quyết, vì khi đã được đại sự thì không khó để giải quyết tiểu sự,” ông Tập nói trong bài phát biểu hơn 20 phút được dịch trực tiếp ra tiếng Việt cho 500 dân biểu Việt Nam tại phòng Diên Hồng trong tòa nhà Quốc hội, theo báo Tuổi Trẻ.

Hiện chưa rõ vì sao Đài truyền hình Việt Nam quyết định không truyền hình trực tiếp bài phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng như bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tiếp sau đó.

Hình ảnh đưa lên mạng cho thấy dường như các phóng viên trong nước đưa tin sự kiện này theo dõi qua màn hình tivi ở một phòng khác và không có đường âm thanh phiên dịch trực tiếp ra tiếng Việt.

BBC Tiếng Việt

Dân Việt đổ máu khi Tập cận bình đến Việt nam

Ông Tập Cận Bình tới Việt Nam hôm nay, bắt đầu chuyến công du hai ngày, trong lúc các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và TPHCM bị giải tán, và tin cho hay: 'có đổ máu'.


Nhà lãnh đạo Trung Quốc cùng phu nhân Bành Lệ Viên tới sân bay Nội Bài vào buổi trưa, và sau đó được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chính thức đón tiếp tại Phủ Chủ tịch.


Truyền thông trong nước đưa tin, 21 phát đại bác được bắn từ Hoàng thành Thăng Long để chào đón ông Tập tới Việt Nam.


Trong tuyên bố phát đi khi đặt chân tới phi trường, ông Tập được trích lời nói rằng “Trung Quốc hết sức coi trọng tình hữu nghị giữa hai nước”.


Theo báo chí Việt Nam, nguyên thủ quốc gia đông dân nhất thế giới còn nói thêm rằng Việt Nam và Trung Quốc là "láng giềng hữu nghị núi sông liền một dải, chế độ chính trị giống nhau, con đường phát triển tương đồng, tiền đồ vận mệnh tương quan".
Khoảng tầm hơn 9 giờ thì anh em bắt đầu biểu tình. Có đi diễu hành được một đoạn và hô vang những khẩu hiệu như “Đả đảo Tập Cận Bình” hay “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”...Cuộc biểu tình đã bị đàn áp rất dã man, rất nhiều người bị đánh ngất xỉu, trong đó đặc biệt là anh Trần Bang bị đánh vỡ xương ngay bên mắt trái, và hiện vẫn đang phải nằm bệnh viện.
Anh Peter Lâm Bùi, một người biểu tình, cho biết.


Ngoài ra, ông Tập cho biết Trung Quốc "nguyện cùng Việt Nam nhìn về đại cục, hướng về lâu dài, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, cùng nhau thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, phát triển ổn định, lành mạnh và lâu dài".


Trong khi ông Tập được quan chức Việt Nam tiếp đón “trọng thể với nghi thức cao nhất dành cho lãnh đạo cấp cao”, thì tại các cơ sở ngoại giao của Trung Quốc ở Hà Nội và TP HCM, an ninh ở bên ngoài đã được tăng cường nghiêm ngặt.


Những người biểu tình không thể tiếp cận đại sứ quán cũng như lãnh sự quán Trung Quốc nên phải thể hiện sự phản đối ở những địa điểm cách xa hai nơi này.


Anh Peter Lâm Bùi, một người biểu tình, cho biết hàng chục người tham gia phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình ở trung tâm TP HCM đã bị giải tán sau ít phút tập hợp. Anh kể lại với VOA Việt Ngữ:


“Khoảng tầm hơn 9 giờ thì anh em bắt đầu biểu tình. Có đi diễu hành được một đoạn và hô vang những khẩu hiệu như “Đả đảo Tập Cận Bình” hay “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”. Sau đó khoảng 10 – 15 phút thì người ta ngăn cản. Một số anh em thì ngồi xuống tọa kháng tại chỗ và hát các bài hát đấu tranh. Sau đó thì bên lực lượng an ninh, công an người ta vào người ta đàn áp. Cuộc biểu tình đã bị đàn áp rất dã man, rất nhiều người bị đánh ngất xỉu, trong đó đặc biệt là anh Trần Bang bị đánh vỡ xương ngay bên mắt trái, và hiện vẫn đang phải nằm bệnh viện”.


Trong đoạn video dài một phút lan truyền trên mạng, có thể thấy cảnh lộn xộn, hỗn loạn trong khi người biểu tình và lực lượng an ninh giằng kéo nhau.


Trong khi máu chảy dài trên mặt, ông Trần Bang, một người biểu tình, vẫn hô to: “Đây là vết máu của Tập Cận Bình! Vì Tập Cận Bình mà tôi bị đánh”.


VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với đại diện của công an TP HCM để hỏi về vụ việc.


Trong hai ngày thăm Việt Nam, ngoài việc hội đàm với các quan chức cấp cao, ông Tập còn tham dự cuộc gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt – Trung cũng như phát biểu tại Quốc hội Việt Nam vào ngày mai.


Ông Vũ Xuân Hồng, đại biểu quốc hội Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng “đây là một sự kiện rất là quan trọng” và “chắc là sẽ có những thông điệp rất là quan trọng cho quan hệ của hai nước”


Cựu chủ tịch Hội nghị sĩ Việt - Mỹ nói thêm:


“Trong chuyến thăm lần này thì lãnh đạo của hai nước sẽ cùng nhau trao đổi, thống nhất lại những nhận thức chung của hai bên, trong phát triển quan hệ của hai nước. Tôi nghĩ rằng ông Tập Cận Bình sẽ đề cập tới các nhận thức chung đó, và đồng thời sẽ nói lên những quan điểm của Trung Quốc về tình hình quốc tế, về phát triển của Trung Quốc, về quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới và trong tương lai. Tôi nghĩ rằng vấn đề biển Đông là một trong những vấn đề Việt Nam và Trung Quốc đang cùng nhau xử lý và giải quyết. Tôi nghĩ rằng đây cũng là một vấn đề mà chắc là sẽ được đề cập tới trên tinh thần cùng nhau xử lý và giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với mong muốn của nhân dân hai nước và nhân dân khu vực.”


Theo báo chí trong nước, ông Tập là nguyên thủ đầu tiên phát biểu tại Quốc hội Việt Nam trong 10 năm trở lại đây.


Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết ông Tập Cận Bình đến thăm và phát biểu tại Quốc hội Việt Nam là theo đề nghị của Trung Quốc.


Theo ông Phúc, Việt Nam hiện “chưa nắm được nội dung bài phát biểu của ông Tập. "Phải chờ sau cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng và ông Tập Cận Bình, chúng tôi mới biết ông Tập phát biểu nội dung gì trước Quốc hội Việt Nam", ông Phúc nói.


Vài ngày trước, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đàng, một tổ chức dân sự ở Sài Gòn, kêu gọi các đại biểu quốc hội Việt Nam tẩy chay diễn văn của ông Tập Cận Bình trước cơ quan lập pháp này.


Truyền thông trong nước trước đó dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói rằng trong khi ông Tập ở Việt Nam, hai bên sẽ “trao đổi tất cả các nội dung lớn trong quan hệ giữa 2 nước mang tầm chiến lược, phát triển quan hệ về kinh tế, văn hóa, thương mại”.


“Đương nhiên không những tăng cường quan hệ 2 nước trên các lĩnh vực mà những vấn đề gì trong quan hệ giữa 2 bên cũng có thể trao đổi, trong đó có vấn đề Biển Đông”, ông Minh được trích lời nói.


(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link https://aircraftaccents.com/vv hoặc http://79797.info/ để vượt tường lửa).