Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Thành ủy Hà nội không biết đọc báo mạng ?

Con gái Tướng Vĩnh nói thêm về cuộc gặp:
THÀNH ỦY HÀ NỘI "NẮN GÂN" TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH


Tác giả: Nguyên Nguyễn Bình

  Bài ghi nhanh của Đại tá Nguyễn Đăng Quang mới đăng vừa qua đã phản ánh được khá đầy đủ ngắn gọn những nội dung chính của cuộc 'trao đổi' với đoàn khách do ông Trần Trọng Dực- Chủ nhiệm UB kiểm tra Thành ủy HN- dẫn đầu ở nhà cụ Nguyễn Trọng Vĩnh chiều 19- 11. Là người cũng được trực tiếp dự nghe, tôi xin viết thêm đôi điều cùng bạn đọc.
Bài anh Quang có nói: Cụ Vĩnh mong đoàn ông Dực về kiểm tra giúp các đơn thư mà cụ đã gửi lãnh đạo Đảng trong hơn 9 năm, nhắc họ cố gắng đọc và nghiên cứu... Tôi xin nói thêm về chuyện 'đơn thư' này một chút: Sau buổi đó, tôi cũng về xem lại tập thư của cụ mà tôi lưu giữ được. Thì thấy: ra là từ năm 2004 cụ đã bắt đầu viết thư gửi lãnh đạo Đảng để đóng góp ý kiến. 

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Cò hồn xã nghĩa 53 + 54

Tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa 53 + 54.


Phạm Thành
53.
Tôi thỉnh thoảng cũng nhớ anh Đoàn.
Lần anh về Mynga cưới chị cả tôi và chúc mừng sự kiện anh sinh con trai, anh lại phóng xe đi. Tuy thỉnh thoảng anh có về nước với rất nhiều hàng hóa, nhưng anh không nhờ người gọi tôi đến gặp anh lần nào nữa. Có lẽ vì thế mà tôi vẫn âm ỉ nhớ anh, nhất là khi ngồi trong nhà vệ sinh để tống cựu[1].
Tin Sách Tiếng Quê Hương giới thiệu tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa và sơ lược tiểu sử Phạm Thành.
Tin Sách Tiếng Quê Hương giới thiệu tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa và sơ lược tiểu sử Phạm Thành.

Tôi cầu mong cho anh nhanh nhanh đem cái Máy mưu sinh vạn năng về để dân Mynga tôi bớt đói, bớt khổ, để cứt chó, cứt bò rơi rụng bên đường cũng được tận dụng, một là để làm thức ăn, hai là làng nước cũng được sạch sẽ như lau như li, thoáng mát.
Tôi cứ thường xuyên mơ rằng, giá như dân Mynga tôi có được vài ba chục cái Máy mưu sinh vạn năng như anh Đoàn mô tả thì hay biết bao.
Có nó, nhất định dân Mynga tôi no đủ, khỏi phải chân lấm tay bùn, quanh năm đầu tắt, mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời[2] mà vẫn không đủ ăn.
Có nó, nhất định luận thuyết làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầucủa cụ Mác, An ghen, cụ Lê-nin sẽ thành hiện thực.
Có nó nhất định con đường xây dựng chế độ Cò hồn Xã nghĩa ở My nga sẽ thành công rực rỡ.
Bởi vậy, dù anh Đoàn có là kẻ dị nhân, biết uống xăng như uống rượu, hoặc đem máy cày Xô Liên, Quốc Cộng về rồi biến chúng thành cái mả tổ của chủ trương làm ăn lớn của đảng ta giữa cánh đồng, người dân Mynga vẫn cứ thấp thỏm đợi một ngày đẹp trời nào đó, anh Đoàn đem Máy mưu sinh vạn năng về. Nếu anh không đem cái máy đó về, tôi thực sự tiếc cho con đường hạnh phúc của dân Mynga đã đành, mà anh Đoàn nhất định còn bị mang tiếng là khoác lác, cha anh sẽ bị lịch sử đóng đinh như một kẻ lừa dối nhân dân, và cái vị trí kế tục sự nghiệp của cha anh – Hò Văn Đản – gây dựng sẽ có phần khó cho anh.
Mong là vậy, nhưng thực lòng tôi vẫn thấy nó ghê ghê, nhất là khi nhớ tới chuyện năm Một chín bốn lăm, người đói phải đun phân trẻ con còn bú sữa lên ăn và những khi ngồi trong nhà xí, thấy phân mình tống ra thường xuyên bốc mùi nồng nặc – thối.
Chẳng biết Máy mưu sinh vạn năng của Quốc Cộng, Xô Liên khi vận hành có bốc mùi như hố xí của quê tôi trong ngày mưa hoặc nắng hay không? Nhưng từ hố xí đến cái Máy mưu sinh vạn năng đến con đường tiến lên Xã nghĩa có cái gì đó giông giống nhau quá. Nó không những nặng mùi hôi thối của cứt mà nó còn sục mùi máu xương tanh tưởi trên cái miệng của giống người.
Tôi hát cho bạn nghe một đoạn nhé, kẻo không bạn lại bảo tôi bịa:
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước…
Đường vinh quang xây xác quân thù…
Tiến mau ra sa trường[3]
Hồn của lá cờ là máu, hồn của dân tộc ẩn trong lá cờ ấy là máu.
Máu gì đây?
Máu người.
Con đường chúng ta đi lên là con đường của máu và xác người. Hành động là giết người.
Tiên chỉ chưa???
Định mệnh chưa????
Kỳ dị chưa???
Sao vậy cà???
Tiến lên hạnh phúc, ấm nó, yên vui không tiến lại chỉ tiến ra nơi sa trường máu lửa, vậy cà? Tôi phản đối. Cầm súng giết người là việc bắt buộc. Dù dân tộc Mynga tồn tại được là do máu xương của các thế hệ con người mà nên, thì mục đích tiến lên của dân tộc cũng không thể là sa trường, xương máu.
Nó cần phải loại bỏ máu xương. Không thể lấy ác để diệt ác. Càng không thể nhân danh lương thiện cổ vũ cho các ác. Bởi cái sự vậtlương thiện không bao giờ hàm chứa cái ác. Nó giống như dùng độc tài để dạy con người biết tự do vì tự do không bao giờ có chỗ cho độc tài.
Bởi, một khi cái ác thành niềm tự hào, thành vinh quanh ai ai cũng muốn có thì cái dân tộc đó đang bị lại giống, đang từ từ hành quân về với động vật, về với miền hoang dã chứ không thể có kết cục vinh quang hay sáng ngời nào khác.
Nguy hại hơn, cổ vũ cho những lời vinh quang định mệnh sặc mùi chết chóc này, lại là một điệu nhạc thật quyến rủ.
Tiết tấu có đoạn dồn dập, thúc dục dân nước Mynga mắm môi, trợn mắt hét lên một cách oai hùng; có đoạn ngân nga, buông thả mà du dương, da diết. ….
Phải chăng, ông Cao Văn thiên tài biết trước chế độ của Hò Văn Đản là chế độ máu nên ông mới tặng cho Hò Văn Đản một Quốc ca định mệnh như vậy? Để rồi từ đó, nó như cái máy cái sinh đẻ ra vô vàn các loại máy con với sức huỷ diệt  lớn hơn, tàn bạo kinh khiếp hơn cỗ máy cái nhiều lần.
Giết, giết nữa, bàn tay không ngưng nghỉ
Cho đồng lúa tốt, cho thuế thu mau
Cho đảng bền lâu, dập bước chung lòng
Thờ Hò Văn Đản, thờ Mao Trach Đông, thờ Stalin bất diệt.
Hoặc như:
Một hai ba bốn năm sáu bẩy tên lính thủy đánh bộ Mỹ kia, nó bỏ xác trong rừng[4].
Vân vân và vân vân.
Máu lạnh chưa? Sắt máu chưa?
Máu đã như thuốc bổ trui rèn, hun đúc ý chí sắt thép cho con người, để rồi con người xem con người như phân bón, để cho
lúa xanh đồng,
để cho
cho thuế thu mau,
 đế cho con người vui thích đếm người chết như đếm từng sợi dây đàn:
một , hai, ba, bốn, năm…”.
Cổ vũ, gắn huân chương cho việc giết người, từng bước biến con người thành cầm thú, nhất định là một Biện chứng, là một Khách quan trên con đường lại giống của dân tộc.
54.
Có chi tiết chưa chính xác là truyện ngắn, thực ra là tập truyện dài Hậu Chí Phèo"
Có chi tiết chưa chính xác là truyện ngắn, thực ra là tập truyện dài Hậu Chí Phèo” – P.Thành
Khi Hò Văn Đoàn xây nhà mới xong, chị cả tôi chưa kịp chuyển sang để ở thì xảy ra chuyện, bà Nụ, vợ kế Hò Văn Đản, đau bụng mấy ngày rồi chết.
Cái chết bất ngờ của bà vợ kế của ông ta làm dân Mynga xì xào bàn tán, cho rằng, Hò Văn Đản dùng thuốc sâu cho vào canh lừa cho vợ ăn, nên vợ ông ta mới tự nhiên đau bụng rồi chết như vậy.
Hò Văn Đản giết vợ kế, mục đích là để bịt đầu mối, để ông ta được tự do làm tình với gái góa, gái tân trong nước và đặc biệt là tự do ăn nằm với con dâu ông ta, tức chị cả nhà tôi, mà không bị bại lộ.
Tin này phát ra từ chính người vợ kế của Hò Văn Đản.
Vợ kế Hò Văn Đản kể với nhiều người rằng, nhiều đêm, cứ vào khoảng bốn giờ sáng, bà đến giường nằm của Hò Văn Đản, dùng tay xua xua trên giường, thì không thấy ông ta đâu, đến xem phòng con dâu thì cửa đã khóa chặt. Gọi mãi không thấy ai thưa lại, đến khi bà vợ kế ông ta dọa:
“Nếu ông không ra thì tôi la làng, la nước to lên bây giờ”, ông ấy mới mở cửa ra”.
Vợ kế ông ta còn khảng định:
“Có rất nhiều đêm như vậy”.
Bà ta còn bô bô kết luận:
“Ông ta không vào ngủ với con dâu thì vào phòng nó làm gì mà lâu thế? Không chừng thằng Đội là con của ông ấy. Thằng Đoàn không thể có con”.
Mặc dù vợ ông ta nói với nhiều người như vậy, nhưng chả ai dám hỏi thẳng ông ta xem hư thực thế nào?
Một thời gian sau, thấy vợ kế ông ta chết, nên nhiều người mới tin chuyện vợ kế ông ta nói, chuyện đêm đêm ông ta mò vào ngủ với con dâu, có thể đó là sự thật.
Khi anh Đoàn về nhà để chịu tang thì mẹ kế anh đã chôn được cả tuần rồi. Anh Đoàn có nghe dân nước bàn tán chuyện này, nhưng anh tự tin nói lại:
“Làm gì có chuyện đó”.
Mặc dù nói vậy, nhưng trong lòng anh cũng bán tín bán nghi. Nhưng anh nghi chỉ là để mà nghi. Anh Đoàn chẳng cách gì biết được cha anh có ăn nằm thật với vợ anh hay không? Thằng Đội có phải là con của anh hay không?
Vì nghi ngờ mà anh Đoàn quyết không sang Quốc Cộng, Xô Liên để học tập và tìm kiếm Máy mưu sinh vạn năng nữa. Anh quyết định ở hẳn Mynga và mở ngành hàng buôn bán đồ kim khí, máy móc, sắt thép. Anh giữ chức Tổng giám đốc.
Từ khi anh Đoàn ở hẳn lại nước Mynga, cứ thấy bụng chị cả tôi to to lên vài, ba tháng lại bị xẹp xuống.
Còn Hò Văn Đản, sau khi chị cả tôi ra ở riêng độ dăm tháng, ông ta rủ được một cô Ca ve bị vỡ hụi ở phố bên về ở cùng. Hai sự kiện trên làm cho phần nghi của anh Đoàn ngày một thêm chín.
Trước đây, anh Đoàn nghĩ cha anh đã luống tuổi thì đụ đị làm sao được nữa. Nay, vợ chết chưa đầy năm, con dâu ra ở riêng chưa đầy năm, cha anh đã kiếm con đàn bà khác về chung chạ, thì hẳn chuyện đêm đêm cha anh mò vào ngủ với vợ anh trong lúc anh vắng nhà là rất có khả năng.
Nhưng khả là khả vậy, anh Đoàn vẫn không có ý định làm rõ. Nhiều khi anh tặc lưỡi:
“Đằng nào thì chuyện cũng xảy ra rồi. Làm rõ, không những mình thêm nhục và cha mình cũng mất uy tín lãnh tụ. Người không có khả năng sinh con còn phải xin con, giống của người khác về nuôi. Đằng này, con mình mang huyết thống của nhà mình thì có gì mà không được?”
Người ta nói, đây là nét văn hóa Tây được anh Đoàn tiếp thụ và vận dụng vào hoàn cảnh của nhà anh, nước anh.
Anh Đoàn còn nói ra miệng:
Cái gì mắt không thấy thì tim không đau[5].
Cá trong ao nhà mình là cá của nhà mình[6].
*
Ngành buôn bán sắt thép của anh kiếm lời rất đậm.
Cả nước Mynga đến mua sắt thép của công ty anh như đi trảy hội.
Cứ tưởng anh có nhiều tiền, nhiều của thì được trời cho sống lâu để hưởng, nào ngờ anh lại lâm bệnh trọng.
Anh hay ho về đêm và thỉnh thoảng lên cơn sốt nhẹ vào các buổi chiều. Tệ nhất, muốn giảm ho, anh nhất định phải uống một vài ngụm xăng thì anh mới thấy giảm đau ở ngực.
Cứ mỗi lần ngực anh giảm đau, sau khi uống xăng, anh lại cáu gắt chị cả tôi rất quyết liệt
Vài bận anh bóng gió với chị cả tôi rằng:
“Thằng Đội kia là con thằng nào”.
Tất nhiên là chị cả tôi không trả lời.
Nhiều bận, thấy anh to tiếng quá, chị cả tôi cũng cáu lại:
“Nó là con của thằng chó, hỏi chi hỏi lắm”.
Nhùng nhằng to tiếng, cải cọ cả một tháng trời với anh Đoàn như vậy, bất ngờ chị cả tôi tìm đến cái chết trong một vụ tai nan giao thông rùng rợn. Vụ tai nạn làm thân thể chị cả tôi nát nhừ, đầu va vào thành xe vỡ tung óc, phọt ra trắng xóa cả mặt đường. Cậu Thắng nhà tôi là người chứng kiến đầu tiên đã không bao giờ quên những hình ảnh rùng rợn đó. Câu hay kể nó trong nước mắt:
“Cả nước có tưởng tượng được không? Buổi chiều hôm ấy, khi dắt trâu từ đồng về, tay cháu tôi buộc chặt vào cái thừng đang dắt trâu, đợi cho chiếc ô tô đến gần, cháu tôi quất trâu ra giữa đường, trâu sợ xe, lồng lên, chạy, kéo cháu tôi theo, đầu cháu tôi đập vào thành xe, vỡ toác ra như quả dưa hấu vỡ, chết. Máu tươi lênh láng, óc trắng phọt ra, cả nước ai  ai trông thấy cũng như sắp hóa điên cả lên. Cháu tôi biết mình có tội nên mới tìm cách tự tử kinh khiếp như vậy”.
Cái chết của chị cả tôi như một bản cáo trạng bằng máu, xương, tim, óc vạch trần bộ mặt gian dâm của Hò Văn Đản và sự bất lực sinh con của Hò Lê Đỗ Đoàn.
*
Sau khi chị cả tôi chết, Hò Văn Đản cho người lượm xác và dùng xẻng xúc, hốt những nhúm óc và tóc tai, thịt xương của chị cả tôi vung vải trên đường cái, rồi cho vào quan tài đem chôn.
Đám tang chẳng có mấy người đi theo.
Mẹ tôi cũng nhất định không cho bất kỳ ai trong nhà tôi đưa tang chị cả tôi ra nghĩa địa.
Mẹ tôi nói:
“Phận gái đi lấy chồng, thành ma nhà chồng rồi, sống, chết kệ cha nó”.
Mẹ tôi cấm thế, hắn là mẹ tôi còn rất giận chị cả tôi, vì mẹ cũng tin là chị cả tôi có quan hệ tình dục với bố chồng, tức Hò Văn Đản, nên mới tức giận mà cấm như thế.
“Như thế là loạn luân. Mẹ không muốn nhìn mặt nó nữa. Nó chết là phải kiếp lắm rồi. Nó xấu sa như thế, còn mặt mũi nào mà đưa với tiễn”.
Hai ngày, ba đêm sau khi chị cả tôi được chôn ở nghĩa địa.
Con trâu, xe tô tô, là hai thủ phạm trực tiếp giết chị cả tôi.
Xe ô tô vẫn còn lù lù nằm đó, tựa như cái máy cày anh Đoàn nằm chết trên cánh đồng, nhưng con trâu thì không, chẳng biết nó chạy biến đi đâu mất.
Trong cơn chấn động, người nhà Hò Văn Đản cũng không để ý đến nó.
Bất ngờ, ba ngày sau, tôi đem Nhật ký anh Đoàn trả cho chị cả tôi bằng cách đốt nó trước mộ chị, thật ngạc nhiên khi thấy cái mả chị cả tôi bị cào bới tung tóe và xung quanh đầy những bước chân trâu. Ngạc nhiên hơn, trong đám đất tung tóe đó, có bàn tay cùng một đoạn thừng đang còn buộc chặt trên cổ tay chị cả tôi. Có lẽ trâu tìm đến mồ chị tôi để trả lại bàn tay cho chị cả tôi.
Bàn tay nhỏ nhắn với những ngón tay thon búp măng của chị cả tôi giờ đây thâm sì và nó đã trương phềnh lên, to như những quả chuối mắn nhỏ.
Người nhà Hò Văn Đản lại phải cuốc mả ra, bật nắp quan tài ra, rồi xếp bàn tay chị cả tôi vào vị trí.
Tôi hiếng mắt quan sát thân thể chị cả tôi.
Thân thể chị chưa có gì khác lạ so với ba ngày trước.
Cái mặt cùng cái đầu vỡ toác của chị cả được quấn nhiều lớp vải vẫn chưa có dấu hiệu căng ra. Máu đọng trên vải liệm mới kịp chuyển sang màu đỏ thẩm. Chỉ có đôi bàn chân chị, dường như to lên và đổi sang màu xám xịt.
May nhờ có bò mà tôi nhìn mặt chị cả tôi thêm một lần nữa.
May nhờ có bò mà thân thể chị cả tôi đầy đủ, quy về một mối.
Tôi thắp hương cho chị cả tôi mà trong đầu cứ chộn rộn những hình ảnh về thời thanh xuân của chị. Đó là những ngày Hè chị cả tôi thường đem tôi ra sông Cầu Chày vừa tắm vừa mò cua, bắt hến cùng các bạn cùng trà lứa với chị.
Sông này, từ tháng Năm đến tháng Tám thanh niên trong nước thường đắm mình xuống đó. Những tháng mùa Hè, nóng thường gay gắt, đi chân trần trên đường đá sỏi không biết đi một cách khéo léo rất dễ bị bỏng chân.
Theo chị ra sông là một thói quen của tôi mà tôi không biết có tự khi nào.Và bao giờ cũng vậy, khi chị tôi ra đến sông thì dưới đó đã sẳn cả một bầy các chị. Người thì tắm, người thì lặn ngụp bắt hến, bắt ngao, trai, ốc. Chị cả tôi đến sông, chỉ một loáng là hòa bầy dưới sông cùng các chị.
Chị cả tôi cũng ngụp lặn dưới sông như những con vịt say mồi, lặn xuống, ngoi lên bắt từng con hến, con búng ném lên bờ cho tôi nhặt.
Chị cả tôi bắt tôi đứng trên bờ, vì tôi còn bé, lại sợ tôi ngâm nước cái đùi của tôi lại phát lên cái bắp chuối nữa thì nguy.
Mỗi lần chị cả tôi ném một con búng, hay con hến lên bờ, tôi lại như một con cò què vừa nhảy vừa lê chân đến nhặt. Nhặt xong lại đưa mắt nhìn ra chỗ các chị.
Tôi thấy, mỗi khi các chị lặn xuống, từ đáy sông từng cột nước đục hình đám khói bốc ngược lên, bay nghiêng nghiêng về phía hạ lưu. Tôi rất thích, cứ mỗi lần các chị ngoi lên, mắt còn đang nhắm, một tay ném con hến hay con búng lên bờ, một tay các chị vuốt ngược tóc về phía sau, làm nước chảy dầm dề trên mặt các chị.
Tôi cũng thích thú khi ngắm bầu vú của các chị, nó to và vàng vàng như quả bưởi. Tôi chỉ không thích và không hiểu vì sao các chị không cởi hẳn quần áo ra mà lặn. Nhiều khi, tôi ngồi trên bờ ngắm các chị mà muốn hô lên với các chị:
Vừng ơi, mở ra[7]
hoặc chí ít cũng muốn thấy khuy áo ngực của các chị bị sóng nước vỗ đi, vỗ lại mà bật ra. Thường, sau vài lần ngụt lặn, ngoi lên thế nào cúc áo của các chị cũng bật ra và tôi thích thú ngắm nhìn đôi bầu vú căng tròn trên ngực của các chị.
Nhưng cũng có hôm mỏi cả mắt mà chẳng nhìn được cặp vú nào, làm tôi cụt hứng, chán trường, nhạt nhẻo, đành tự cười trong ý nghĩ, rằng, “rồi vú của các chị cũng sẽ như vú của mẹ tôi: lòng thòng, nhão nhoẹt, bùng bèo, xơ xơ như quả mướp già mà thôi”.
Nay chị cả tôi không còn. Chị ra đi mà tiếng xấu còn lóng bóng ở lại trên cõi đời, làm mẹ tôi hay cáu kỉnh, phiền não. Vì vậy, tôi thắp hương cho chị mà trong đầu tôi cứ ong ong những câu hỏi về chị:
“Có đúng chị có quan hệ tình dục với Hò Văn Đản?
Có đúng là đêm đêm hắn vẫn mò vào với chị?
Chị có tự nguyện quan hệ tình dục với hắn không?
Hắn có lừa chị mà hiếp dâm chị?
Hắn làm tình với chị có giống Hò Lê Đỗ Đoàn làm tình với chị không?
Con của chị sinh ra có đúng là con của Hò Văn Đản?”
Bất ngờ, tai tôi nghe chị cả tôi trả lời:
“Làm thân con gái khổ lắm, em ơi!
Hắn cưỡng bức chị đấy.
Hắn cho chị uống thuốc mê, hắn mò vào ngủ với chị mà chị có biết gì đâu.
Đến khi chị biết thì sự đã rồi.
Hắn làm được một lần, rồi hắn quen.
Chị thì chuyện đã rồi, hắn ngủ một lần cũng giống như nhiều lần, có khác gì nhau.
Cái giống nhà nó chó lắm.
Hắn cứ thấy lồn là lồn, có phân biệt lồn đó là lồn của ai, thuộc quyền của ai đâu.
Hắn coi lồn của con nó, cũng giống như lồn của nó.
Hắn chó lắm em ơi.
Chị đã nhiều lần van xin nó thôi đi, nhưng nó không những không thôi mà cứ khi chị ở nhà một mình là nó tìm mọi cách đè chị ra, làm hùng hục như trâu, như ngựa. Chị chẳng thể chống lại”.
“Nhưng sao chị lại chết?”, tôi tiếp tục hỏi thêm chị cả tôi.
“Xấu hổ chứ làm sao. Chị biết anh Đoàn bị bệnh nan y, thế nào cũng chết trước hắn. Nếu chị không chết trước đi, thế nào nó chẳng mò đến để tiếp tục hiếp chị. Chị chết trước con hắn cho hắn biết mặt, cũng là bảo toàn danh dự làm ngươì của chị. Không thể cứ cắn răng chịu nhục với nó mãi được. Chị thú nhận tội lỗi với em, em giữ kín cho chị nhé”.
Tôi tin lời chị cả tôi.
Vọng
Từ trong hầm mộ bác Hà Độ ngồi bật dậy, mắng ào ào vào mặt tôi:
“Thằng cháu đừng kể chuyện khốn nạn đó nữa. Đau thêm lòng cha mày. Cái lồn chột và cái cặc thúi, tích chuyện của cha mẹ nó di truyền lại cho nó mà nó trở nên bệnh hoạn, đểu cáng như vậy. Cái thằng ấy, tránh sao được quả báo. Lúc có chức, có quyền thì đểu như bò đực, ác như rắn, như rết, lúc nào cũng phồng mang trợn mắt quát nạt dân, tàn sát dân, chuyện đực cái lại vô luân thường đạo lý.
Bác Minh Quân hỏi:
“Chuyện vô luân thường đạo lý nào?”
Cậu Cao Công Thắng quay người, liếc nửa con mắt tỏ rõ sự kinh bỉ về phía bác Minh Quân, cho rằng bác Minh Quân là kẻ giả vờ, bụng không dám chứa sự thật:
“Cái lão ấy chả giết vợ, để tự do hiếp dân gái làng, để đêm đêm mò vào ngủ với con dâu cho dễ dàng, đến khi con dâu chết, tay ấy chả lấy thêm một cô vợ khác, cái con Ca ve ở  phố bên, cạnh phố hắn ở”.
Không thấy cha tôi hưởng ứng gì, nằm im như một xác chết, bác Minh Quân mới vừa thở than, vừa khảng định:
“Chuyện lão ta cho thuốc sâu vào canh lừa vợ hắn ăn rồi vợ hắn sùi bọt mét ra mà chết là có thật. Hồ sơ còn nằm ở Bệnh viện Mynga ta. Tôi quản lý hồ sơ vụ này. Lão ấy sợ vợ già làm toáng chuyện đêm đêm lão ấy mò vào ngủ với con dâu nên lão ấy nhất định phải giết đi để bịt đầu mối. Đứa con, tên là Đội, giấy khai sinh cha là Hạt giống đỏ Hò Lê Đỗ Đoàn, nhưng thực ra cha nó là của Cục đá đỏ  Hò Văn Đản. Hạt giống đỏ có biết chuyện này, nhưng không dám tố cáo, vì đứa cưỡng hiếp vợ Hạt giống đỏ lại chính là Cục đá đỏ cha đẻ của Hạt giống đỏ. Cái bọn loạn luân, đáng số. Lão ấy sống lâu hơn người khác là để chịu trời đày, trời hành đấy”.
Cậu Cao Công Thắng sừng sộ:
“Rõ như thế. Rõ như thế mà ông cứ vờ vịt, ém nhẹm thông tin. Hồi báo chí Cần làm ngay điều tra vụ việc, sao ông không tố cáo? Lại còn giả điếc giả câm, coi như không biết gì. Ông không biết đau lòng hay sao? Vì chuyện loạn luân của Hò Văn Đản mà cháu tôi đã chọn một cái chết kinh khủng, rợn người”.
Bác Hà Độ lại hỏi:
“Dân Mynga có ai là không biết chuyện này?”
Cậu Cao Công Thắng:
“Đứa chó nào mà chả biết. Đám đồng chí thuộc hạ của hắn cũng biết. Hạt giống đỏ cũng biết, nhưng để giấu diếm chúng cứ muối mặt làm ngơ. Dân Mynga đồng mắt biết. Hạt giống đỏ có lần định lái xe tông chết cháu tôi, nhưng hắn không làm được. Hắn cứ hay thầm ước ao có một người nào đó giúp hắn giết chết cháu tôi. Hắn nung nấu ý nghĩ đó trong đầu hắn nhiều ngày đêm. Nhưng nhờ ai thì hắn chưa nhờ. Đến khi hắn bị ung thư phổi nằm đợi chết, không còn muốn nhờ bạn hắn tông chết cháu tôi nữa, thì cháu tôi lại tự chết. Cái chết của cháu tôi xảy ra đúng như ước muốn của hắn. Mà kỳ lạ là, người lái xe tông vào cháu tôi, cũng lại là một Hạt giống đỏkhác, cũng là bạn học tập, cũng là bạn được nước Mynga cử sang Quốc Cộng, Xô Liên săn tìm Máy mưu sinh vạn năng với hắn”.
Không thấy ai nói lại gì, cậu Cao Công Thắng lại tiếp:
“Thằng Đoàn, khi còn khỏe mạnh, hắn giống như cha hắn luôn mồm răn dạy nhân dân:
“Làm đếch gì có quả báo. Chết là hết, sống là còn. Nhân quả, tái thế, tái sinh, tái chế cái gì, ở đâu? Chẳng có trường Mác xít nào của Mynga, của Xô Liên, của Quốc Cộng dạy cái ní nuận như thế cả.”.
Nhưng khi thấy cháu tôi chết, đúng như ước muốn của hắn, thì Hạt giống đỏ có phần hoang mang. Cái nguyện ước sống lâu là tốt, sống là còn, chết là hết như không còn hằn trong đầu hắn nữa”.
Bác Minh Quân nói một cách ngu ngơ:
“Theo lý sự của các ông thì Hò Văn Đản là kẻ vô luân. Tôi thì tôi không cho như thế nếu các ông đồng ý với Hò Văn Đản coi bò là bạn của người. Cở sở giải phẩu con người là như thế này:
Vợ lão ta là con gái, con dâu lão ta cũng là con gái.
Tôi thấy giữa vợ lão ta và cô con dâu lão ta, chẳng khác nhau gì.
Họ cũng có vú tròn tròn, căng căng ở trên ngực, có đôi mông to to, cong cong trên đôi bắp đùi trắng trắng;
vú đó phải được sờ soạng, bướm đó cũng cần có đàn ông gieo tinh trùng vào thì bụng mới mang thai và to lên được.
Như trâu, như bò ấy. Khi trâu cái hứng lên, trâu đực cũng hứng lên theo. Khi chim bò đực cứng lên, bướm bò cái chảy ra cái nước nhờn, gặp nhau, có ai mà nín được.
Nước Mynga ta theo chế độ Cò hồn Xã nghĩa của Hò Văn Đản, lâu nay lấy trâu, bò, chó, lợn… làm giáo cụ trực quan cho con đường sinh sản nòi giống, thì đàn ông, đàn bà quan hệ với nhau như trâu, bò, chó, lợn… là chuyện bình thường.
Ai cho loạn luân thì trong nhận thức của người đó chưa thật sự chuyển biến.
Ai không cho loạn luân thì trong nhận thức của người đó đã thực sự có chuyển biến. Con người Xã nghĩa dưới chế độ Cò hồn của Hò Văn Đản và đám đồng chí của ông ta đã đưa dân Mynga thoát được tư tưởng tiểu nông, tự cung tự cấp, tiệm cận được tư tưởng sống cộng đồng, cộng sản: ăn chung, làm chung và vui vẻ chung.
Thằng Đoàn nhờ là Hạt giống đỏ được đi Tây, đi Tàu nhiều nên hắn đã thấm nhuần được tư tưởng này nên không coi chuyện cha hắn ngủ với vợ hắn là loạn luân.
Bằng chứng, thằng Đoàn là con lão Đản, mà thằng đó không nói cha hắn loạn luân với vợ hắn ta thì ai đảm bảo lão Đản loạn luân?
Hơn nữa, lọan luân là khái niệm có từ thời phong kiến kéo sang thời tư bản, mà bọn phong kiến, tư bản là kẻ thù của Cộng sản, đứa nào dám đem cái ngôn ngữ của bọn phong kiến ấy chụp mũ lên đầu nhà cách mạng hàng đầu của Mynga ta?
Ai dám nào?
Chẳng ai dám hết.
Bởi không có ai dám tố nên đến khi vợ thằng Đoàn đi ở chỗ khác, tay Đản không có ai là phụ nữ trong nhà nữa, để tình dục được tiếp tục, hắn ta lập tức dụ được một ả Ca ve vỡ hụi ở phố bên, tình nguyện đến ở với hắn.
Hắn lại vui thú như hồi thanh niên. Có ai làm gì được hắn đâu?”.

[1] Tục ngữ Việt Nam, nguyên văn: “ Tống cựu nghinh tân”.
[2] Thành ngữ Việt Nam
[3] Lời trong Quốc ca của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
[4] Lời trong bài hát “ Tiếng đàn ta lư” của nhạc sĩ Huy Thục
[5] Thành ngữ phương Tây.
[6] Thành ngữ Việt Nam.
[7] Câu thần chú trong truyện “Ngìn lẻ một đêm” của Ba Tư.

Công an hay côn đồ đã gết anh Triều rồi dựng hiện trường giả ?

 Theo kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy : "sau đầu của nạn nhân bị lõm, các vùng não bị đọng máu ... " chúng tôi cho rằng anh Triều đã bị tấn công dẫn đến chết, sau đó đốt xác để dựng hiện trường giả để bịp dư luận. 
 Vậy kẻ nào đã tấn công anh Triều, tại sao lại vứt xác anh ngay cổng trụ sở công an quận 5... ? Anh Triều từng là người tố cáo, khiếu nại hàng  năm nay về vụ việc của mình nhưng chính quyền không giải quyết... anh cũng từng là hiệp sỹ săn bắt cướp, giúp dân lành, tham gia  trong đội của hiệp sỹ Minh Tiến.
 Chúng tôi mong giới blogger vào cuộc làm rõ vụ này, trả lại công bằng cho anh Triều và gia đình anh ấy.
Xuân Việt nam.


Báo Pháp luật.

Tự thiêu trước công an quận, lấy cái chết để bày tỏ oan ức?

Giữa đêm khuya, anh Nguyễn Hải Triều (SN 1980, ngụ số 61, đường Trịnh Hoài Đức, phường 13, quận 5, TP.HCM) đã tẩm xăng tự thiêu trên vỉa hè trước trụ sở Công an quận. Người xấu số đang vướng vào vụ án "cố ý gây thương tích", đã bị bắt tạm giam 2 tháng, mới được gia đình bảo lãnh tại ngoại chờ kết luận điều tra.


“Con tôi chết để minh oan cho mình…”

Sự Việc xảy ra vào hồi hơn 12h đêm ngày 11/11, anh Triều đi xe máy, mang xăng tới trước trụ sở công an quận 5 châm lửa tự thiêu. Đến khoảng 1h15 sáng ngày 12/11, công an mới phát hiện được thi thể người đàn ông bị cháy đen, bên cạnh có một xe máy, một điện thoại iPhone, một số giấy tờ tùy thân, một hộp quẹt Zippo, một chai nhựa (loại đựng nước suối) dung tích 1,5l. Thi thể sau đó được chuyển về Bệnh viện An Bình.

Bà Nghĩ cho rằng con trai mình uất ức tự thiêu để kêu oan

Ngồi trong nhà tang lễ, mẹ nạn nhân vẻ mặt u uất ứa nước mắt. Nhưng khi được hỏi về cái chết đau đớn của con, bỗng dưng người mẹ thay đổi sắc mặt, vẻ giận dữ: “Con tôi chết để minh oan cho mình…” câu nói này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt câu chuyện.

Bà Nguyễn Thị Nghĩa (SN 1949) nghẹn ngào kể lại sự việc: “Chiều trước ngày tự thiêu, con trai tôi vẫn bình thuờng không hề có gì lạ. Sau khi đón con gái đi học về, cho con ăn uống xong, Triều định đi gặp luật sư nhưng ông này lại đi vắng. Đúng lúc đó, mấy người bạn nó gọi điện đi nhậu”.

Như để báo trước sự ra đi của mình, trong buổi nhậu cuối với bạn bè, phong cách anh Triều có sự thay đổi. Trước khi tàn cuộc để ai về nhà nấy, anh Triều quàng tay ôm, dặn dò từng người một “cố gắng làm ăn”, còn đưa một người bạn về nhà vì anh này không có xe.

Đêm đã khuya mà con chưa về, gia đình đứng ngồi không yên, gọi hỏi thăm hết các bạn bè, nhưng không ai biết anh đang ở đâu. Chị gái nạn nhân kể lại: “Khoảng 3h sáng mẹ gọi hỏi tôi. Cùng lúc vợ chồng tôi nhận được điện thoại của người quen làm công an báo tin: “Triều đến tự thiêu trước cổng công an quận 5 rồi”. Nghe xong tôi bấn loạn, chân tay rụng rời. Rồi công an phường 13 cũng gọi cho gia đình tôi lên trụ sở để xác minh thông tin, sau hồi lâu họ thông báo “Triều mất rồi”.

Nạn nhân vừa bị truy tố oan?

Trước cái chẽt quá bất ngờ, hai nghi vấn được đặt ra. Nạn nhân vì bấn loạn tinh thần trong lúc say nên hành động dại dột để mong cơ quan chức năng xem xét vụ kiện của mình, hoặc bị một ai đó sát hại trước khi bị thiêu.

Nạn nhân đang vướng phải vụ án “cố ý gây thương tích”. Trước đó anh đã bị tạm giam 2 tháng phục vụ điều tra, nhưng đã được gia đình xin cho tại ngoại. Vụ việc này khởi nguồn từ ngày 27/3/2013, gia đình anh xảy ra xô xát với một gia đình ở cùng khu tập thể. Do có mâu thuẫn từ trước, buổi sáng 27/3, anh Triều chuẩn bị đi làm và đưa con gái đi nhà trẻ thì bất ngờ bị người phụ nữ tên Lạc trong gia đình kia chặn đường, dùng lời lẽ thô tục chửi bới. Chưa hết, anh

còn bị người phụ nữ này dùng một ống sắt dài khoảng 1m, đầu đã bị đập nhọn đâm vào ngực, làm rách áo, trầy xước ngực, Bị đánh đau, anh chạy lên nhà tay trái cầm con dao Thái Lan, tay phải con dao làm bếp chạy xuống “hù dọa”? Trong lúc xô xát, con dao trên tay anh Triếu cắt trúng ngón tay bà này. Trong vụ ẩu đả, mẹ anh Triều cũng bị người phụ nữ kia làm gãy tay.

Người hàng xóm đâm đơn tố cáo gia đình anh Triều hành hung mình. Cảnh sát vào cuộc điều tra, nhiều lần gọi gia đình anh Triều lên lấy lời khai. Sau hơn 1 năm, đến nay sự việc vẫn chưa kết thúc. Gia đình anh Tríều cho rằng mình cũng là nạn nhân trong vụ án, mà cơ quan chức năng đã không xem xét, nhất mực đổ lỗi cho anh.

“Từ sau khi bị khởi tố, gia đình tôi đã làm rất nhiều đơn khiếu nại gửi tới tất cả các cơ quan chức năng có thẩm quyền, cơ quan báo đài kêu oan. Có lần chính Triều đã đích thân ra tận Hà Nội gửi đơn đến Bộ công an nhưng sự việc vẫn không hề thay đổi. VKS vẫn ra bản cáo trạng kẽt luận Triều phạm tội “cố ý gây thương tích”. Gia đình tôi không chấp nhận bản án này. còn nhiều điều nhập nhằng mà cơ quan chức năng không làm rõ như: Tại sao công an không đưa bà Lạc đi giám định thương tật mà chỉ lấy kết quả do chính bà ta cung cấp? Khi thực nghiệm lại hiện trường, tại sao không có mặt bà ấy, mà chỉ một mình gia đình tôi và thực hiện ngay tại trụ sở công an quận 5. Phía nhà tôi cũng bị thương tích, nhưng cơ quan công an lại không xem xét điều tra xem ai là người gây sự trước”, chị gái nạn nhân bức xúc nói.

Do bấn loạn tinh thần hay bị sát hại?

Đã rất nhiều lần nạn nhân làm đơn khiếu nại, song VKSND quận 5 đều xác định nội dung khiếu nại cùa anh Triều không có cơ sở nên đã bác bỏ. Gia đình chia sẻ, từ ngày xảy ra vụ kiện, anh Triều luôn nghĩ cách để mong cơ quan chức năng xem xét lại sự việc, không hề nản chí. Trước khi tự thiêu một ngày, anh Triều đã làm đơn khiẽu nại gủi tới VKSND TP.HCM, dự định ngày 12/11 sẽ đích thân đưa đơn lên, chưa kịp gửi thì sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Tờ đơn vẫn được xếp ngay ngắn trên bàn làm việc của anh.

Từ sự việc này, nghi vấn thứ hai được đặt ra. Cha anh Triều, ông Nguyễn Hùng Trạc, chia sẻ: “Tôi nghi ngờ, không biết có khi nào Triều bị ai đó đánh trước khi thiêu hay không. Vì khi khám nghiệm tử thi, theo tôi quan sát, phần đầu sau của Triều bị lõm, nghi bị ngoại lực tác động. Khi cơ quan pháp y mổ đại não và tiểu não, tôi nhìn thấy nhiều vết máu tụ lại”.

Bà Lê Thị Mỹ Dung, hàng xóm anh Triều cho hay: “Gia đình Triều sống rất chuẩn mực, luôn nhẫn nhịn nhà bà hàng xóm kia. Nhưng bà ấy cứ được đà lấn lướt, cả khu này ai cũng biết gia đình bà ấy rất quá đáng. Sự việc hai bên xô xát chỉ là việc nhỏ, nhưng bà ấy vẫn làm rùm beng buộc thằng Triều phải đi tù. Cũng vì gửi đơn khiếu nại khắp nơi vẫn không được, đến đường cùng, có lẽ Triều nó dại dột nghĩ chỉ còn cách này mới tác động đến cơ quan chức năng nên đã tự thiêu mình. Thế nên nó mới chọn vị trí cổng công an quận 5 làm nơi tạ vẫn”.

Ngồi như cái xác không hồn bên linh cữu chồng, người vợ trẻ dường như đã cạn nước mắt nên không khóc được nữa, vô hồn nhìn hai đứa con, lớn 4 tuổi, nhỏ 2 tuổi cầm nén nhang trên bàn tay bé xíu lóng ngóng cắm vào bát hương, ê a đòi: “Ba đâu rồi, về với con”.

Người nhà nạn nhân bức xúc: “Chúng tôi sẽ tiẽp tục khiẽu nại sự việc. Không thể để cái chẽt đau đớn của con tôi vô ích”.

Nạn nhân là một hiệp sĩ đường phố

Hàng trăm người không quen đã đến viếng, thắp nhang cho nạn nhân trong đám tang. Không chỉ vì thương tiếc cho cái chết thương tâm, mà anh Triều còn là người luôn ra tay nghĩa hiệp giúp đỡ nhiều người. Học xong lớp 12, anh Triều tham gia nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ học nghành công nghệ thông tin, hơn 2 năm nay tham gia đội hiệp sĩ đường phố tại Sài Gòn. Anh Nguyễn Đăng Minh Tiến, đội trưởng đội hiệp sĩ đường phố có mặt trong đám tang, chia sẻ: “ Triều tham gia đội gần 2 năm và cùng anh em truy bắt 11 vụ cướp giật, trộm cắp… Tính cách Triều rất hiền lành, thật thà, lại rất can đảm. Nghe tin Triều mất thương tâm như vậy, ai nấy đều không cầm được nước mắt. Chỉ mong cái chết của em có thể được làm rõ, để dưới suối vàng Triều ngậm cười nơi chín suối, đừng đau buồn như khi còn sống”.

Nguồn: Báo pháp luật V

Dân oan Dương nội mời tham dự phiên tòa cộng sản xử thân nhân của họ.

THƯ MỜI DỰ PHIÊN TÒA CÔNG KHAI NGÀY 25-11-2014 

Tại phiên tòa ngày 23-9-2014 nhân dân chúng tôi được biết ông Trần Văn Sang đã bị công an đánh tàn phế, hiện sức khỏe của ông rất nguy kịch và có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Tại trại giam số 3 CATP Hà Nội chúng tôi được biết Bà Cấn Thị Thêu đã bị khủng bố, ngược đãi và giam cùng với 2 tù nhân nhiễm HIV/AIDS. 

Chúng tôi là thân nhân của bà Cấn Thị Thêu, ông Trịnh Bá Khiêm, ông Trần Văn Sang, ông Lê Văn Thanh - những người đã bị chính quyền giam giữ trái phép và đến phiên tòa phúc thẩm ngày 25-11-2014 quân cướp đất có tổ chức (Những kẻ có tội) sẽ đưa những người dân vô tội ra để xét xử. 

Chúng tôi đã kiên quyết đấu tranh không cho bất cứ kẻ nào đến chiếm đoạt đất đai trái phép của chúng tôi và nay chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc bảo vệ công lý, sự công bằng cho những người dân vô tội, những nạn nhân của quân cướp đất. 

Vì công lý, sự thật cho thân nhân của chúng tôi và cho cả Dân tộc Việt Nam, chúng tôi rất mong được sự quan tâm và giúp đỡ của quý vị. Xin hãy đến tham dự và đồng hành cùng với chúng tôi vào hồi 8h00 ngày 25-11-2014 tại trụ sở Tòa án nhân dân Quận Hà Đông - TP Hà Nội. 

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 

TM. NHÂN 
DÂN DƯƠNG NỘI Trịnh Bá Phương 

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Lợi dụng đại hội đảng để ăn nhậu, chia tiền thuế của dân

ĐẢNG SẼ LÀM GƯƠNG TIẾT KIỆM TẠI ĐẠI HỘI CÁC CẤP
(LĐ) - Số 273 NHÓM PV THỜI SỰ
Hàng năm, tiền chi phí vào trang trí hoa hoét, cờ phướn ... của đảng tốn một khoản tài chính không nhỏ, chưa nói đến tài chính nuôi đảng , mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất của đảng hoàn toàn từ tiền thuế dân. Đó là một  nghịch lý vì không có đảng chính trị nào trên Thế giới được phép tồn tại bằng tiền của ngân sách. 
 
Trang hoàng đường phố chào mừng Đại hội Đảng các cấp cần tiết kiệm, tránh lãng phí.

Lãng phí là kẻ thù lớn hơn cả tham nhũng, làm suy kiệt tiềm lực đất nước. Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng xem ra chưa có nhiều chuyển biến. 2015 là năm Đại hội (ĐH) đảng các cấp để tiến tới ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XII năm 2016.

Người yêu nước chẳng bị quên bao giờ.

Bà Đầm xòe tường thuật.

chung 2
Khác với mọi năm, ngày nhà giáo (20.11) năm nay không còn thấy phô trương náo nhiệt bằng những hình thức ồn ào trên phố xá. Cái không khí khắp nơi học sinh, phụ huynh túa ra đường mua hoa, chuẩn bị phong bì, kéo nhau đi nườm nượp đến nhà các thầy cô hình như có phần lắng xuống. Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng ít thấy nói đến sốt giá bán hoa – mà thực tế hoa Hà Nội cũng chưa đến kỳ nở rộ, vì nhuận hai tháng 9 – hơn nữa nền kinh tế đất nước cũng đang hồi chao đảo khó khăn. Chỉ có cái điều giống mọi năm, đó là điện Hà Nội vẫn tỏa sáng trên các lối đi và người dân đi lại vẫn như mắc cửi trên các đường phố.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Huế bán đứng Hải vân cho Tàu !

"Bán đứng" Hải Vân: Chính quyền Thừa Thiên - Huế vì tiền hay đã bị "Hán hóa" ? 

VNTB: Trong chưa đầy nửa năm qua, liên tiếp xảy ra hàng loạt dấu hiệu “Hán hóa” ở khu vực các tỉnh miền Trung, từ “hàng vạn lao động Trung Quốc nhập cư trái phép mà địa phương không hay biết”, cho tới yêu sách “đặc khu kinh tế” của doanh nghiệp Trung Quốc trên địa bàn Hà Tĩnh. Còn bây giờ đến lượt Thừa Thiên - Huế. 
Một cách thể hiện “tiền trước báo sau” mang sắc màu "sứ quân" khá rõ của chính quyền Thừa Thiên - Huế. Tương tự cách thức mà Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho công ty nước ngoài khảo sát để xây dựng dự án cáp treo tại khu vực di sản thiên nhiên Sơn Đoòng mà không thèm hỏi ý kiến các cơ quan bộ ngành chức năng.

Chuyện lọa Việt nam

Chuyện loạ Việt Nam: Một cơ quan có 17 lãnh đạo và 3 nhân viên

Lê Anh Hùng




Chồng cày vợ cấy con trâu đâu rồi?
Cải cách hành chính, tinh giản bộ máy quản lý nhà nước không phải là “điệp khúc” mới được nêu lên gần đây, mà nó vẫn được lặp đi lặp lại từ hàng chục năm nay. Ấy vậy nhưng, lạ lùng thay, người ta càng kêu gào “tinh giản” bộ máy thì nó lại càng phình to.
Trang mạng BBC ngày 18.11 cho biết: “Thanh Hoá cũng có con số gần 43 nghìn cán bộ cả tỉnh cho 673 xã. Với 3,5 triệu dân, tỉnh này có số quan gần bằng 47 nghìn quan chức, viên chức chuyên trách của bộ máy Liên hiệp châu Âu (500 triệu dân).”
Ông cha ta thường nói: “Nhà dột từ nóc.” Tình trạng “lạm phát quan chức” trên cả nước trước hết bắt nguồn từ bộ máy thượng tầng của chế độ. Trong một bài báo trên trang Bauxite Việt Nam  cách đây gần 3 năm, tác giả đã viết:

Ở các nước khác, lãnh đạo nhà nước của họ thường chỉ một vài vị là cùng. Còn ở Việt Nam hiện nay, ngoài 4 vị “tứ trụ triều đình” với quyền lực ngang ngửa nhau (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội), chúng ta còn có thêm 10 vị Uỷ viên Bộ Chính trị, 4 vị Bí thư TW Đảng, 1 Phó Chủ tịch nước, 3 Phó Thủ tướng (trong số 4 PTT thì 1 người là Uỷ viên BCT), 2 Phó Chủ tịch QH (trong số 4 PCT QH thì 1 người là Uỷ viên BCT, 1 người là Bí thư TWĐ), cả thảy 24 vị đều được gọi là “lãnh đạo Đảng và Nhà nước”. Mỗi một vị như thế lại kéo theo cả một bầu đoàn hùng hậu: văn phòng, trợ lý, thư ký, v.v.
Ngay tại cơ quan đầu não của bộ máy hành chính quốc gia là Văn phòng Chính phủ, tình trạng lạm phát quan chức đã lên đến mức không thể tin nổi, có lẽ Đông Tây kim cổ chưa từng thấy: một cơ quan mà có đến 17 lãnh đạo và… 3 nhân viên. Đó là Vụ Kinh tế Tổng hợp thuộc Văn phòng Chính phủ:


Điều đáng nói là, đây không phải là trường hợp cá biệt, mà là trường hợp điển hình ở Văn phòng Chính phủ.
Đơn cử như Vụ Kinh tế ngành của VPCP với 26 lãnh đạo và… 6 nhân viên; Vụ Kế hoạch Tài chính với 12 lãnh đạo và… 2 nhân viên.



Xem ra, chiều hướng ngày càng tha hoá của hệ thống hiện hành ở Việt Nam là không thể đảo ngược, và tình trạng lạm phát quan chức  nói trên đơn giản chỉ là một trong những biểu hiện của nó./.