Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Chân dung quyền lực- đại gia Nguyễn Hòa Bình tòa án...

Đầu tiên phải nhắc độc giả về nội dung “chưa đến trăm tỷ” trong bài trước chỉ là số vốn đăng ký ban đầu để làm mồi. Bắt đầu từ đó, tiền nghìn tỷ mới ào ào đổ về túi của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình mới là tiền thật. Trong số các dự án lớn của Nguyễn Tuấn Anh tại quê nhà Quảng Ngãi phải kể đến 2 dự án lớn có tổng vốn đầu tư từ vài trăm tỷ lên tới cả nghìn tỷ đồng với sự góp “vốn chính trị” là chủ yếu từ bố Nguyễn Hòa Bình hồi làm Phó Bí thư, đến khi làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và giờ là Viện trưởng VKSND Tối cao. Đó là các dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” và “Khu đô thị An Phú Sinh”, hãy xem quá trình đầu tư và triển khai các dự án này.

1- Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”

Tháng 04/2010, Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Ấn (TAI) của Nguyễn Tuấn Anh mượn danh nghĩa 2 công ty khác là Công ty TNHH Bất động sản Tầm Nhìn Mới và Công ty TNHH Tre Việt để hợp thức hóa “liên danh đầu tư”. Từ đó Nguyễn Tuấn Anh vẽ ra Công ty Cổ phần Thiên Ấn Holding (TAH) với vốn điều lệ6 tỷ đồng và được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp chứng nhận đầu tư số 341032000072 ngày 12/4/2010 để TAH thực hiện dự án xây dựng “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” tại phường Nghĩa Chánh, trung tâm thành phố Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư 458 tỷ đồng trên tổng diện tích 89.728 m2 (gồm 79.128 m2 và 10.600 m2 trên nền của bến xe Quảng Ngãi). Điều “hỗn hào” với luật pháp nhà nước là dự án rất lớn lên tới gần nửa nghìn tỷ đồng (458 tỷ) tại trung tâm thành phố mà UBND Tỉnh Quảng Ngãi lại sẵn sàng cấp phép đầu tư cho “liên danh” với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỷ đồng  của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (?!), phần còn lại sẽ có từ vốn vay, vốn huy động đầu tư “thứ cấp” 389,75 tỷ và phát hành trái phiếu 62,25 tỷ.
Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới458  tỷ đồng (gần nửa nghìn tỷ đồng) được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 1)
Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 2)
Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 4)
Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 5)
Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 6)
2- Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh”
Sau khi được vị trí Bí thư tỉnh ủy, một mặt ông Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo UBND Tỉnh Quảng Ngãi “tung” ra nhiều dự án bất động sản mời gọi đầu tư, mặt khác thì chỉ đạo con trai Nguyễn Tuấn Anh chuẩn bị “hứng” các dự án này. Cụ thể, ngày 29/3/2011, ông Nguyễn Hòa Bình đã ban hành thông báo số108-TB/TU về việc triển khai dự án trên lô đất rộng 42,64hathuộc phường Nghĩa Chánh và xã Nghĩa Dõng - trung tâm thành phố Quảng Ngãi. Đúng 1 tháng sau, ngày 29/4/2011, con trai Nguyễn Tuấn Anh mở công ty Thiên Bút, và chỉ hơn 1 tháng sau nữa, ngày 09/6/2011 Thiên Bút đã được UBND Tỉnh Quảng Ngãi vội vàng cấp giấy CNĐT số 34121000097 để thực hiện dự án phát triển “Khu đô thị An Phú Sinh” tại lô đất trên với tổng vốn lên tới 972 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Thiên Bút cũng chỉ có 6 tỷ đồng, phần còn lại là vốn huy động (?!)
Công ty Thiên Bút được Nguyễn Tuấn Anh thành lập ngày 29/4/2011 với vốn điều lệ 6 tỷ đồng
Công ty Thiên Bút được Nguyễn Tuấn Anh thành lập ngày 29/4/2011 với vốn điều lệ 6 tỷ đồng
Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” có trị giá trị đầu tư tới 972 tỷ đồng (gần nghìn tỷ đồng) tiếp tục được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho công ty  Thiên Bút với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồngcủa gia đình Bí thư  Nguyễn Hòa Bình (trang 1)
Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” có trị giá trị đầu tư tới 972 tỷ đồng tiếp tục được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho công ty  Thiên Bút với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình Bí thư  Nguyễn Hòa Bình (trang 2)
Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” có trị giá trị đầu tư tới 972 tỷ đồng tiếp tục được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho công ty  Thiên Bút với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình Bí thư  Nguyễn Hòa Bình (trang 3)
* * *
Hiện nay, cả hai dự án vẫn đang còn dang dở, từng lớp dân oan kéo về TW khiếu kiện vì mất đất, mất ruộng, một số báo chí lên tiếng nhưng rồi cũng dần bị lãng quên. Trong khi chính quyền tỉnh đe dọa sẽ thu hồi 23 dự án chậm tiến độ nhưng kỳ lạ là lại ưu ái kêu gọi đầu tư cho 2 dự án chậm tới 3-4 năm của gia đình nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình ? 

Một sự thật khôi hài, vì tham lam muốn làm cả hai dự án quá lớn so với năng lực thực sự nên gia đình ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình đã bị “mắc nghẹn” , nhưng vì “vốn chính trị” quá lớn nên được Quảng Ngãi đặc cách, song song với việc chủ động kêu gọi đầu tư cho gia đình ông Nguyễn Hòa Bình, thì chính quyền tỉnh Quảng Ngãi xé lẻ cấp sổ đỏ cho từng khu đất thuộc 2 dự án trên để biến thành tài sản riêng của gia đình. Gần đây nhất, ngày 27/12/2014, UBND Tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quyết định số 6058/UBND-CNXD:
Từ các dự án đầu tư gần như không vốn, các lô đất tại trung tâm Tp. Quảng Ngãi được chính quyền xé lẻ, lần lượt cấp cho gia đình ông Nguyễn Hòa Bình một cách rất hợp pháp
Như vậy, theo quyết định này:

- Nộp ngân sách 1,18 tỷ đồng, Thiên Ấn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho 3.346m2 thuộc dự án “Khu liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”.

- Nộp ngân sách 11,12 tỷ đồng, Thiên Bút cũng được cấp sổ đỏ cho phần đất rộng 22.416m2 thuộc dự án “Khu đô thị An Phú Sinh”.

Cả 02 lô đất trên đã được Nguyễn Tuấn Anh phân lô, bán nền, cụ thể:

- Khu đất thuộc dự án “Khu liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”: Nguyễn Tuấn Anh đã phân thành 173 lô, gồm các khu: N1.1 (26 lô), trị giá 19 tỷ; N1.2 (70 lô), trị giá 51,4 tỷ; N1.3 (35 lô), trị giá 36,9 tỷ; N1.4 (32 lô), trị giá 29,6 tỷ và N1.5 (10 lô) trị giá 5,6 tỷ. Tổng giá trị các lô đang rao bán là: 142,6 tỷ đồng. Như vậy, riêng dự án này, gia đình ông Nguyễn Hòa Bình đang và sẽ thu về được ít nhất 141,82 tỷ đồng.

- Khu đất thuộc dự án “Khu Đô thị An Phú Sinh”: Nguyễn Tuấn Anh đã phân thành 254 lô, gồm các khu: N1.1 (33 lô), trị giá 34,7 tỷ; N1.2 (40 lô), trị giá 52 tỷ; N1.3 (16 lô), trị giá 8,9 tỷ; N1.4 (8 lô), trị giá 5,4 tỷ; N1.5 (5 lô), trị giá 3 tỷ; N1.13 (36 lô), trị giá 21,2 tỷ; N1.15 (34 lô), trị giá 22,7 tỷ; N2.13 (4 lô), trị giá 6 tỷ; N3.33 (12 lô), trị giá 8,3 tỷ; N3.34 (5 lô), trị giá 5 tỷ; N3.35 (12 lô), trị giá 8,7 tỷ; N3.36 (5 lô), trị giá 5 tỷ; N3.37 (12 lô), trị giá 3,7 tỷ; N3.39 (16 lô), trị giá 11,4 tỷ và N3.40 (16 lô), trị giá 11,4 tỷ. Tổng giá trị các lô đang rao bán là: 207,39 tỷ đồng. Riêng dự án này, gia đình ông Nguyễn hòa Bình đang và sẽ thu về được ít nhất 196,27 tỷ đồng.

Như vậy, với riêng quyết định này của UBND Tỉnh Quảng Ngãi, gia đình ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình xem như đã cướp không đất của tỉnh nhà (nói cho đúng là cướp không đất của người nghèo) để phân lô, rao bán ra ngoài với danh nghĩa các công ty đầu tư Thiên Ấn, Thiên Bút thu lợi bất chính tới 337.69 tỷ đồng. Cứ theo đà xé lẻ cấp sổ đỏ “hợp pháp” như thế thì sau khi “làm thịt” xong 2 dự án trên, gia đình ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình vơ vét được từ vùng đất quê nhà vốn được xem là tỉnh nghèo này lên tới con số nghìn tỷ âu cũng là chuyện đương nhiên.

Nguồn: Thanh tra Nhân dân

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Danh sách quan chức CSVN đột tử.

DANH SÁCH NHỮNG CÁI CHẾT VÌ ĐỘT TỬ CỦA QUAN CHỨC ĐẢNG CSVN
*****
Đôi lời: Phần tổng kết này còn thiếu nhiều cái chết của các lãnh đạo đảng CSVN do đột tử, chẳng hạn như trường hợp tướng công an Phạm Quý Ngọ, đã đột ngột qua đời vì… bệnh ung thư gan hồi đầu tháng 2-2014. Hay như cái chết của Thượng Tướng Công An Thi Văn Tám, cũng đã “đột tử” hồi năm 2008 ở tuổi 60. Cái chết của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên hồi năm 2010 cũng gây nhiều tranh cãi. Xa hơn nữa là cái chết của Trung tướng Nguyễn Bình, bị Tây phục kích giết chết hay là do các “đồng chí” của ông ấy giết?
Còn rất nhiều cái chết của các lãnh đạo cao cấp trong hàng ngũ Đảng CSVN bị cho là thủ tiêu, tuy nhiên chưa có thống kê nào chính xác và đầy đủ về những cái chết đầy nghi ngờ này. Xin tạm nêu nghi vấn về những cái chết dưới đây, để mọi người hiểu thêm cái “tình đồng chí” của những người cộng sản.
Dương Hoài Linh
22-01-2015
Bên cạnh những cái chết về ung thư, Đảng CSVN cũng sáng tạo ra những cái chết vì đột tử. Nhân cái chết của Nguyễn Hữu Thắng – Cục trưởng Đường sắt VN được phát hiện chết tại phòng làm việc, thử điểm lại những cái chết mang nhãn hiệu này trong lịch sử Đảng CSVN.
1/ Đại Biểu QH Dương Bạch Mai (1904-1964), từng du học Pháp, Liên Xô, bị đột tử khi uống ly bia giữa 2 phiên họp Quốc Hội trước khi đọc diễn văn phản đối xã hội kiểu trại lính của Trung Quốc.
2/ Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh (1914-1967), Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam, kiêm Chính Ủy Quân Giải Phóng Miền Nam,gần sáng ngày 6/7/1967 bị ói ra máu chết, đúng vào ngày định trở lại miền Nam lần thứ 2.
3/ Đại Tướng Chu Văn Tấn (1909-1984), nguyên là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã chết bất đắc kỳ tử.
4/- Đại Tướng Tham Mưu Trưởng Hoàng Văn Thái (1915-1986) khi chuẩn bị lên làm Bộ Trưởng Quốc Phòng thay thế Văn Tiến Dũng thì chết đột ngột ngày 2/7/1986.
5/ Đại Tướng Lê Trọng Tấn, tên thật là Lê Trọng Tố (1914-1986), Viện Trưởng Học Viện Quân Sự Cao Cấp, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân VN, Tổng tham mưu trưởng Quân Đội Nhân dân Việt Nam, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Phó Tư Lệnh Quân Giải Phóng Miền Nam, chết thình lình ngày 5/12/1986.
6/- Thượng Tướng Đinh Đức Thiện (1913-1987), người hùng đường mòn Hồ Chí Minh, Chủ Nhiệm Tổng Cục Hậu Cần, Phó Tư Lệnh Chiến Dịch Hồ Chí Minh, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, tên thật là Phan Đình Dinh, em ruột của Lê Đức Thọ, bị “lạc đạn” chết trong lúc đi săn, nhưng nhà cầm quyền nói là tai nạn giao thông.
7/- Trung Tướng Phan Bình (1934-1987), Cục Trưởng Cục Quân Báo, sau khi vừa bị Lê Đức Anh tước mất quyền, bị giết bằng cách bắn vào đầu ngày 13/12/1987 tại Sài Gòn, nhưng nhà cầm quyền cho là tự sát.
8/- Thủ Tướng CSVN Phạm Hùng (1912-1988), tên thật là Phạm Văn Thiện, tại nhiệm 1987-1988. Chết đột ngột ngày 10/3/1988 tại Sài Gòn, khi đang tại chức.
9/Chiều 22/1, ông Nguyễn Hữu Thắng – Cục trưởng Đường sắt VN được phát hiện chết tại phòng làm việc. Cơ quan công an đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân.

https://anhbasam.wordpress.com/…/3318-danh-sach-nhung-cai-c…

Công an VN giỏi nhất Thế giới ? ( giỏi lừa bịp )

LS Lê Công Định nói gì về video nhận tội?(BBC)
22-01-2015
*****


"Luật sư Lê Công Định, nhà hoạt động dân chủ và cựu tù nhân chính trị Việt Nam, nói ‘video nhận tội’ mà chính quyền phát trên truyền thông chính thức đã bị an ninh VN ‘thu làm nhiều lần’, được ‘sắp đặt lại’, ‘cắt ghép’ cho tuyên truyền của chính quyền.
Ông Định nói với cuộc bàn tròn trực tuyến của BBC nhân chủ đề mùa ‘Dân chủ’ hôm 22/01/2015:
“Trong lúc làm việc với cơ quan an ninh điều tra thì họ cũng đặt những máy quay phim để họ quay những lời phát biểu của tôi và họ sắp đặt lại và họ… truyền hình lại cho tất cả mọi người xem.
“Thì mọi người có thể thấy được là tất cả những video clips đó xuất hiện và họ gọi đó là một hình thức nhận tội.
“Nhưng tất nhiên về mặt tuyên truyền thì cơ quan an ninh điều tra và nhà nước này họ phải làm như vậy thôi.
“Bởi vì có như vậy thì họ mới chứng minh rằng là việc bắt chúng tôi và nhóm chúng tôi là đúng người và đúng tội.”
‘Video chỉ để lãnh đạo xem?’
Trả lời câu hỏi của Nguyễn Hùng của BBC tiếng Việt về việc khi ‘biên tập’ cuốn video, thì cụ thể theo luật sư khi có điều kiện xem lại sau này, cơ quan an ninh điều tra và chính quyền đã ‘cắt cúp’ cuốn ‘video nhận tội’ ra sao, ông Định nói:
“Trong quá trình làm việc, bao giờ họ cũng đặt cho chúng tôi những câu hỏi trước và sau đó chúng tôi trả lời bằng miệng.
“Rồi họ yêu cầu chúng tôi ghi lại trong một ‘Bản tường trình’, và sau khi chúng tôi làm một bản tường trình rồi, thì họ yêu cầu chúng tôi đọc lại bản tường trình đó với một lý do là có những lãnh đạo cao cấp hơn xem quá trình thẩm vấn của cơ quan điều tra như thế nào.
“Thì tôi cũng thừa biết rằng họ sẽ sử dụng những video clips đó để cho mục đích tuyên truyền, mặc dù họ nói rằng chỉ để nhằm mục đích cho các lãnh đạo cao hơn để xem những video đó, để họ giám sát quá trình thẩm vấn.
“Tôi cũng thừa hiểu như vậy nhưng mình không có cách gì để yêu cầu họ không làm điều đó hết.
“Thì lúc tôi đọc bản tường trình đó thì họ thu hình và tôi về tôi xem lại thì những buổi thu hình đó nó không phải là thường xuyên, nó trơn tru từ đầu đến cuối,
“Mà nó có những đoạn được cắt ghép rất là khéo léo, không phản ánh đúng hoàn toàn những câu mà tôi nói nó liên tục như thế nào,” ông Định nói với chương trình Hangout trực tuyến của BBC hôm thứ Năm.
Luật sư Lê Công Định từng giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh.
Ông từng là thành viên Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ, thành viên Hiệp hội Luật sư châu Á-Thái Bình Dương, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
Ông bị cơ quan công an Việt Nam bắt giữ ngày 13/6/2009, theo các điều 79 và 88 của Bộ Luật hình sự hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam và bị kết án 5 năm tù, cộng thêm 3 năm quản chế tại gia.
Ngày 06/2/2013 ông được phóng thích và vẫn còn bị quản chế tại gia cho đến nay."
https://anhbasam.wordpress.com/…/3317-ls-le-cong-dinh-noi-g

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Cộng sản Tàu - bạn cạn tình của lãnh đạo Việt nam.

Hải chiến Hoàng Sa 1974: Căm phẫn vì lẽ cạn tình

(TNO) Một tháng trước khi xảy ra Hải chiến Hoàng Sa 1974, Trung đội địa phương quân Việt Nam trấn giữ Hoàng Sa còn cứu giúp ngư dân Trung Quốc gặp bão biển, nhường họ từng miếng cơm, nước uống, vậy mà sau ngày 19.1.1974, máy bay Trung Quốc bắn chặn cả tàu Việt Nam ra vớt xác.

Hải chiến Hoàng Sa 1974: Căm phẫn vì lẽ cạn tình
Khu nhà đồn trú của địa phương quân tại Hoàng Sa - Ảnh chụp lại tư liệu Kỷ yếu Hoàng Sa
Hải chiến Hoàng Sa 1974: Căm phẫn vì lẽ cạn tình1Lễ chào cờ ở Hoàng Sa - Ảnh chụp lại tư liệu Kỷ yếu Hoàng Sa
Ông Lữ Điều, 87 tuổi, là người làng Nam Ô, nay trú phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Vốn người miền biển nên ông Điều chỉ vì muốn được tận mắt nhìn thấy phần đảo xa của quê hương mà tự nguyện đăng ký ra bảo vệ Hoàng Sa từ mùa hè năm 1952.
“Thời đó Hoàng Sa rất bình yên, khi chúng tôi làm nhiệm vụ kiểm soát, bảo vệ Hoàng Sa hằng ngày để báo về đất liền, thì có cả tàu cá Trung Quốc vào xin nước uống. Tuy lúc đó chúng tôi uống nước rất tiết kiệm nhưng vẫn cung cấp cho họ lúc khó khăn và không quên nói rằng đây là lãnh thổ của Việt Nam chúng ta", ông Điều kể.
"Họ còn tỏ ra rất biết ơn, hài lòng và gật đầu đồng ý bắt tay chúng tôi. Có lúc có cả tàu cá Nhật Bản, ngư dân bị bệnh nặng vào đảo cầu cứu, chúng tôi cùng quân y ra tay giúp đỡ và cứu chữa. Họ không biết đền ơn chúng tôi bằng gì nên biếu tặng lưới và lưỡi câu, các tàu lớn khác cũng thường ghé vào”, ông Điều hồi tưởng lại.
Từ đó cho đến tận tháng 12.1973, đơn vị địa phương quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa vẫn thường xuyên cứu ngư dân Trung Quốc gặp nạn.
Ông Trần Hòa, 60 tuổi, trú thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, còn nhớ tháng 10.1973, ông nhận Sự vụ lệnh của Bộ chỉ huy Tiểu khu Quảng Nam ra Hoàng Sa khám chữa bệnh cho địa phương quân và nhân viên khí tượng trên đảo.
Cuối năm 1973, ông Hòa chứng kiến một trận bão bất ngờ khiến một tàu cá Trung Quốc không kịp vào bờ trú ẩn đã tấp vào đảo ngay trong đêm. Bão mạnh dần, chiếc tàu cá bị đánh dạt giữa biển khơi, phương tiện không còn, gia đình ngư dân Trung Quốc phải tá túc tại đảo.
“Mặc dù lương thực sử dụng luôn phải tính toán chi li, nhưng tình người trong cơn hoạn nạn, nên ai nỡ ăn no để nhìn kẻ bên mình đang đói. Vậy là toàn đảo sẻ chia, cưu mang gia đình Trung Quốc kia cho đến ngày họ xin được tàu về lại quê hương”, ông Hòa kể.
Ông Hòa còn nhớ như in ngày chia tay mọi người trên đảo ôm lấy nhau, ngôn ngữ bất đồng nhưng trong đôi mắt những ngư dân Trung Quốc hiện lên bao sự quyến luyến và biết ơn những người Việt Nam.
Tình nghĩa địa phương quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những ngư dân Trung Quốc là vậy, nhưng sau đó mọi chuyện chuyển biến rất nhanh. Ông Hòa thấy trong những ngày tiếp theo, tàu Trung Quốc đến đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa càng nhiều hơn bình thường. Khi tàu Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tuần tra thì các tàu cá này chạy ra hải phận quốc tế, khi tàu tuần tra đi rồi thì chúng lại buông neo thả lưới quanh đảo.
Đến sau khi trận hải chiến nổ ra, phía Trung Quốc thậm chí bắn chặn cả tàu Việt Nam Cộng Hòa đang tìm cách vớt xác đồng đội.
Ông Phan Ngọc Chung, 80 tuổi, trú khu phố 5, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, kể lại rằng sau trận hải chiến, ông nhận lệnh theo chiến hạm ra biển tiếp cứu.
Nhưng chỉ còn cách Hoàng Sa vài hải lý, tàu của ông bị 4 máy bay Trung Quốc tập kích, chặn đường cứu nạn.
“Chúng tôi gọi xin lệnh Quân đoàn 1 tại Đà Nẵng thì được điều về Lý Sơn để tránh máy bay Trung Quốc chứ không cho chúng tôi tiến lên, vì lúc này tổn thất về nhân mạng binh lính đã quá lớn”, ông Chung ngậm ngùi.
Nguyễn Tú
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 1: Bàn cờ nước lớn
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 2: Hoàng Sa ở Hội đồng Bảo an LHQ
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 3: Toan tính của Trung Quốc
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 4: Nổ súng chống giặc
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 5: Bỏ mình vì nước
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 2: Hành quân giữ đảo
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 3: Tương quan lực lượng
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 1)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 2)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 3)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 4)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 5)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 6)
>> Một sự thật khác về Hải chiến Hoàng Sa (?)
>> Hải chiến Hoàng Sa: Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974
>> Hải chiến Hoàng Sa: Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
>> Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974
>> Tài liệu Trung Quốc về Hải chiến Hoàng Sa: Lần đầu hé lộ về vũ khí
>> Tài liệu Trung Quốc về Hải chiến Hoàng Sa: Tưởng Giới Thạch không hợp tác với đại lục?
>> Hải chiến Hoàng Sa 1.1974: Trận chiến không chỉ 30 phút

Bô xít Việt nam - yêu cầu khởi tố Chân dung quyền lực và cha con tướng Phùng.

Thư Kiến Nghị Về Trường Hợp Ông Phùng Quang Thanh Và Blog Chân Dung Quyền Lực.

Kính gửi ông TRƯƠNG TẤN SANG – Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân và các lực lượng vũ trang Việt Nam.

Kính gửi ông NGUYỄN PHÚ TRỌNG – Bí thư Quân ủy Trung ương Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Căn cứ theo các thông tin và những chứng cứ cụ thể đã và đang được trang blog “Chân dung quyền lực” đăng liên tục trong thời gian gần đây 
(đường link: chandungquyenluc.blogspot.com);

Với tư cách là một công dân Việt Nam, tôi đề nghị các ông ra huấn lệnh cho Tổng thanh tra Chính phủ và Tổng thanh tra Quân đội dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao và Viện Trưởng Viện Kiểm sát Trung ương Quân đội tiến hành kiểm tra, thanh tra toàn diện đối với các tập thể (Tổng công ty 319 Bộ quốc phòng và Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Thành phố – Cityland) và các cá nhân có tên được nêu cụ thể (ông Đại tướng Phùng Quang Thanh, ông Đại tá Phùng Quang Hải và ông Bùi Mạnh Hưng – Tổng Giám đốc Cityland) theo những nội dung đã được nêu rõ và chi tiết trong loạt bài phóng sự đã và đang đăng trên trang blog “Chân dung quyền lực”, để có kết luận làm rõ:

– Những nội dung đăng trên trang “Chân dung quyền lực” có đúng hay không? Có điểm nào xuyên tạc hay vu khống không? Đúng ở điểm nào và xuyên tạc vu khống ở điểm nào? Công bố công khai kết quả Thanh tra và Kiểm tra trên các phương tiện thông tin đại chúng như đã từng công bố kết luận Thanh tra với vấn đề đất đai ở Đà Nẵng trước đây.

– Trên cơ sở kết luận của Thanh tra và Kiểm tra toàn diện này mà có hướng xử lý nghiêm minh theo pháp luật:

+ Khởi tố và truy tố Trang “Chân dung quyền lực” và người viết các bài đăng trên trang blog đó nếu các thông tin họ viết và đưa là xuyên tạc bịa đặt và vu khống. Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài tham gia thì sử dụng cả lực lượng Interpol và Tòa án Quốc tế để truy bắt và xử lý. Bảo vệ uy tín của chế độ và cán bộ cao cấp. Củng cố niềm tin của nhân dân với lãnh đạo, chế độ;

+ Khởi tố và truy tố theo đúng quy định của pháp luật những kẻ phạm pháp nếu các thông tin trang “Chân dung quyền lực” đưa là đúng, cụ thể ở đây là đối với ông Đại tướng Phùng Quang Thanh hoặc Đại tá Phùng Quang Hải, hay cả hai, và những kẻ đồng lõa hay bao che.

– Để đảm bảo việc Thanh tra và Kiểm tra được khách quan trung thực và đầy đủ nghiêm minh, đề nghị trước mắt Đảng và Nhà nước tạm ngưng giao các nhiệm vụ cụ thể cho những người được nêu tên trong bài viết đã nói của trang “Chân dung quyền lực”.

Người dân như tôi kỳ vọng ở hành động thiết thực của các vị lãnh đạo trong việc này để chứng tỏ các ông thực tâm và có ý chí cương quyết làm trong sạch đội ngũ của Đảng và chính quyền mà Quân đội là một bộ phận hay mắt xích cấu thành. Mọi hành vi tham nhũng gian dối có hại cho đất nước phải được đưa ra ánh sáng và nghiêm trị, cho dù kẻ phạm tội và đồng lõa đó là ai, ở bất cứ cương vị nào. Trái lại, mọi thông tin sai sự thật đều phải được giải đáp công khai, thỏa đáng để trả lại sự trong sạch cho những người đang làm việc vì dân vì nước.

Câu hỏi là: tôi và nhân dân đều nghe các ông nói rất nhiều, ra rất nhiều các Nghị quyết và Luật lệ chống tham nhũng rồi. Bây giờ sẽ nhìn xem các ông hành động như thế nào và làm những việc cụ thể gì để tiêu diệt “Nội Xâm”.

Nếu các ông không có bất cứ hành động nào trước những thông tin công khai và cụ thể đã và đang đăng trên trang blog “Chân dung quyền lực” như hiện nay và vẫn cứ làm ngơ trước những thông tin được cung cấp công khai như thế này thì tôi và nhiều người dân Việt Nam buộc phải tin rằng các ông đang bao che cho “Giặc nội xâm sinh sôi và phát triển”. Mà như thế các ông còn xứng đáng nhìn mặt liệt tổ liệt tông của dân tộc Việt ta từ Vua Hùng đến các đời Vua Đinh, Lý, Trần, Lê và Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Liệt sĩ đã ngã xuống cho các ông có vị trí ngày hôm nay hay không?

Các ông tự chứng minh và trả lời trước nhân dân bằng các hành động thiết thực của mình trước những thông tin công khai, cụ thể đến từng chi tiết như mọi người bình thường đều đã và đang đọc được trên trang blog “Chân dung quyền lực”. Tôi và nhiều người dân Việt Nam đều tin là các ông đã được báo cáo đầy đủ nội dung của các bài viết nêu trên.
Gửi đến các ông lời chào trân trọng và hy vọng.

Nguyễn Thanh Tùng - Theo Bauxite
-

Đào mỏ Ni ken, đại gia Thái nguyên chơi sang.

Đại gia Thái Nguyên khoe cặp Rolls-Royce Phantom mạ vàng tại Hà Nội

Cả hai chiếc siêu sang Rolls-Royce Phantom mạ vàng ở một số chi tiết và đặc biệt sở hữu biển số Thái Nguyên “cực đẹp” đã cùng sánh bước bên nhau trong buổi tối 18/1 tại Hà Nội.
Đại gia Thái Nguyên khoe cặp Rolls-Royce Phantom mạ vàng tại Hà Nội - ảnh 1
Cặp siêu sang Rolls-Royce mạ vàng đi cùng với biển số cực đẹp
Được bắt gặp đỗ cạnh nhau trong lễ ra mắt thương hiệu BMW Motorrad Vietnam vào tối 18/1. Cả hai chiếc xe này đều mang biển Thái Nguyên với dãy số “đẹp”. Chúng cùng xuất hiện trong dịp ra mắt thương hiệu BMW Motorrad Vietnam vào tối 18/1. Đây là dịp rất đông các câu lạc bộ xe mô-tô tham dự như H.O.G Hanoi, Ducati, ba bánh, KTM, Triumph…
Đại gia Thái Nguyên khoe cặp Rolls-Royce Phantom mạ vàng tại Hà Nội - ảnh 2
Cả hai đỗ cạnh nhau trở thành tâm điểm chú ý, mặc dù nhân vật chính của tối 18/1 là thương hiệu xe mô-tô BMW
Hai chiếc Rolls-Royce Phantom màu trắng với một số chi tiết mạ vàng như mâm bánh, logo, tay nắm cửa, viền đèn trước sau và biểu tượng kinh điển "Spirit of Ecstasy". Các chi tiết được mạ vàng bằng phương pháp mạ quét, tức được tháo rời, xử lý làm sạch bề mặt rồi mạ vàng và sau đó được phủ lớp nano bảo vệ chống xước và mòn. 
Đại gia Thái Nguyên khoe cặp Rolls-Royce Phantom mạ vàng tại Hà Nội - ảnh 3
Biển tứ quý 9
Đại gia Thái Nguyên khoe cặp Rolls-Royce Phantom mạ vàng tại Hà Nội - ảnh 4
Biển số tiến
Đại gia Thái Nguyên khoe cặp Rolls-Royce Phantom mạ vàng tại Hà Nội - ảnh 5
Đại gia Thái Nguyên khoe cặp Rolls-Royce Phantom mạ vàng tại Hà Nội - ảnh 6
Đại gia Thái Nguyên khoe cặp Rolls-Royce Phantom mạ vàng tại Hà Nội - ảnh 7
Đại gia Thái Nguyên khoe cặp Rolls-Royce Phantom mạ vàng tại Hà Nội - ảnh 8
Đại gia Thái Nguyên khoe cặp Rolls-Royce Phantom mạ vàng tại Hà Nội - ảnh 9

Hải phòng - dân bắt giam cán bộ trong chùa.

Hải Phòng: Dân giữ chủ tịch xã trong chùa

Nhóm PV (Dân Việt) 07:08 - 19 tháng 1, 2015
Ngày 18.1, Công an huyện Vĩnh Bảo và UBND xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng cho biết, đang vận động người dân để đưa ông Nguyễn Văn Luận – Chủ tịch UBND xã Cao Minh bị dân giữ ở chùa Hội Am về.
Nguyên nhân của sự việc là do trước đó, Công an xã Cao Minh đã xuống kiểm tra hành chính một nhà sư ở chùa này vào tối 17.1.
Người dân ngồi “canh” 2 cán bộ xã . Ảnh: M.T

Theo bà Đặng Thị H (SN 1960, trú tại, thôn Hội Am, xã Cao Minh), khoảng 22h30 ngày 17.1, sau khi vừa nghe nhà sư Thích Giác Hiếu giảng pháp ở chùa Hội Am về tới nhà, bà nhận được thông tin Công an xã Cao Minh xuống kiểm tra hành chính đối với sư Thích Giác Hiếu. Bà H vội đến chùa thì thấy công an xã đang yêu cầu lập biên bản hành chính với sư Hiếu. Tuy nhiên, một số người dân đã giữ hai cán bộ xã (một cán bộ văn phòng và phó trưởng công an xã Cao Minh) trong phòng khách của nhà chùa vì họ cho rằng công an xã đến trấn áp nhà sư.
Đến khoảng 12h ngày 18.1, khi 2 cán bộ xã này thoát được ra ngoài, người dân phát hiện ông Nguyễn Văn Luận – Chủ tịch UBND xã đang ở chùa nên họ đã giữ ông Luận trong phòng khách của chùa. “Chúng tôi giữ ông Luận ở lại chùa để bảo đảm an toàn cho ông ấy vì tình hình đang lôn xộn”, một người dân nói.

Về nguyên nhân dẫn đến vụ việc, theo tìm hiểu của PV, do trong thôn có hai luồng quan điểm trái ngược về việc nhà sư Thích Giác Hiếu về trụ trì tại chùa Hội Am. Đa số người dân trong thôn đều tỏ ra tôn trọng, quý mến sư Hiếu vì ông đã có công tôn tạo, xây dựng chùa thời gian qua. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng sư Hiếu chưa làm đủ thủ tục cần thiết để về trụ trì chùa nên muốn mời sư khác về trụ trì chùa.
Trao đổi với NTNN, lãnh đạo Công an huyện Vĩnh Bảo xác nhận, tối 17.1, một số cán bộ cùng với Công an xã Cao Minh có xuống chùa Hội Am để tiến hành kiểm tra hành chính đối với sư Hiếu, sau đó một số người dân đã giữ hai cán bộ xã ở lại tại chùa, sau đó giữ ông Chủ tịch xã.
Đến khoảng 18 giờ ngày 18.1, sau khi đối thoại với đại diện chính quyền, được chính quyền giải thích và vận động, người dân đã để cho ông Chủ tịch xã Nguyễn Văn Luận ra về. Về phía chính quyền, cơ quan chức năng cho biết thời gian tới sẽ tạo điều kiện để cho sư Thích Giác Hiếu về trụ trì tại chùa Hội Am sau khi đã hoàn tất các thủ tục theo quy định.