HIỆN TRƯỜNG VỤ ĐÁNH BOM NHÀ HÀNG MỸ CẢNH-SÀI GÒN NĂM 1965
Nhà hàng Mỹ Cảnh là một chiếc tàu nổi dài 75m, rộng 25m, chứa được tới 250 thực khách, thường được neo đậu theo bờ sông tại bến Bạch Đằng, cách kênh Bến Nghé khoảng 100m, bên cạnh cột cờ Thủ Ngữ. Chủ nhà hàng là một người tên là Phú Lâm.
Vào tối ngày thứ bảy, khoảng 20h15 ngày 25/06/1965. Bên trong nhà hàng, các thực khách đang ăn uống vui vẻ. Bên ngoài nhà hàng đông đúc người dân Sài Gòn đang ngồi hóng mát hoặc đi dạo mát dọc bờ; các trẻ con đang chạy nhảy, chơi đùa ngay đó. Cũng gần đó nhiều người dân đang đứng đợi phà Thủ Thiêm. Bỗng có 2 tiếng nổ chát chúa xé tan màn đêm xảy ra liên tiếp, chỉ cách nhau vài giây.
Tổng cộng có 31 người Việt và 9 người Mỹ bị giết, hơn 50 người khác bị thương.
Từ Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam tuyên dương thành tích vẻ vang của đội biệt động thành Sài Gòn, Đội trưởng Huỳnh Phi Long được tặng thưởng huân chương Chiến công hạng nhất, các biệt động Lê Văn Rãy, Tám Sâm, Kiều Nương và Nguyễn Thị Hoài đều được tặng huân chương Chiến công hạng 3. Riêng tập thể đội biệt động 67 được tặng thưởng huân chương Quân công hạng 3.
Ngày 29/10/1966, Ông Huỳnh Phi Long bị bắt tại cầu Cây Gõ, quận 6 khi vận chuyển lựu đạn chuẩn bị cho trận đánh phá hoại hoạt động chào mừng ngày quốc khánh của chế độ Việt Nam Cộng hòa, bị xét xử đi tù và trao trả tù binh năm 1973.
Gia đình ông Long hiện sinh sống tại phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh.
Nguồn: http://www.baomoi.com/Huynh-Phi-Long-va-tran-danh-nha-hang-My-Canh/c/3719339.epi
Album về vụ đánh bom: https://www.facebook.com/media/set/?set=a.496169370428573.120489.133331390045708&type=3
Nhà hàng Mỹ Cảnh là một chiếc tàu nổi dài 75m, rộng 25m, chứa được tới 250 thực khách, thường được neo đậu theo bờ sông tại bến Bạch Đằng, cách kênh Bến Nghé khoảng 100m, bên cạnh cột cờ Thủ Ngữ. Chủ nhà hàng là một người tên là Phú Lâm.
Vào tối ngày thứ bảy, khoảng 20h15 ngày 25/06/1965. Bên trong nhà hàng, các thực khách đang ăn uống vui vẻ. Bên ngoài nhà hàng đông đúc người dân Sài Gòn đang ngồi hóng mát hoặc đi dạo mát dọc bờ; các trẻ con đang chạy nhảy, chơi đùa ngay đó. Cũng gần đó nhiều người dân đang đứng đợi phà Thủ Thiêm. Bỗng có 2 tiếng nổ chát chúa xé tan màn đêm xảy ra liên tiếp, chỉ cách nhau vài giây.
Tổng cộng có 31 người Việt và 9 người Mỹ bị giết, hơn 50 người khác bị thương.
Từ Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam tuyên dương thành tích vẻ vang của đội biệt động thành Sài Gòn, Đội trưởng Huỳnh Phi Long được tặng thưởng huân chương Chiến công hạng nhất, các biệt động Lê Văn Rãy, Tám Sâm, Kiều Nương và Nguyễn Thị Hoài đều được tặng huân chương Chiến công hạng 3. Riêng tập thể đội biệt động 67 được tặng thưởng huân chương Quân công hạng 3.
Ngày 29/10/1966, Ông Huỳnh Phi Long bị bắt tại cầu Cây Gõ, quận 6 khi vận chuyển lựu đạn chuẩn bị cho trận đánh phá hoại hoạt động chào mừng ngày quốc khánh của chế độ Việt Nam Cộng hòa, bị xét xử đi tù và trao trả tù binh năm 1973.
Gia đình ông Long hiện sinh sống tại phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh.
Nguồn: http://www.baomoi.com/Huynh-Phi-Long-va-tran-danh-nha-hang-My-Canh/c/3719339.epi
Album về vụ đánh bom: https://www.facebook.com/media/set/?set=a.496169370428573.120489.133331390045708&type=3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét