Một dân biểu Việt Nam nói nhà lãnh đạo Trung Quốc không đưa ra một cam kết, hứa hẹn gì về việc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu đoàn Tp HCM cho biết “Quốc hội sẽ công bố toàn văn bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam sáng 6/11.
“Tôi thấy rằng trong bài phát biểu của mình trước Quốc hội, ông Tập Cận Bình không đưa ra một cam kết, hứa hẹn gì về việc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa,” dân biểu Nghĩa được báo Người Lao Động dẫn lời.
Dân biểu Lê Như Tiến cũng chia sẻ cảm nhận này khi nói bài phát biểu của ông Tập Cận Bình.
Ông Tiến được dẫn lời nói là Chủ tịch Trung Quốc tập trung nói đến “cảm hứng hữu nghĩ, láng giềng hữu nghị”, còn những vấn đề “nhạy cảm, khó nói” như vấn đề tranh chấp Biển Đông thì ông Tập không nhắc đến.
Truyền thông Việt Nam đưa tin Chủ tịch Trung quốc khẳng định mong muốn hai nước sẽ trở thành “những láng giếng tốt, cùng nhau phát triển”.
“Tình hình của thế giới đang có những diễn biến phức tạp thì hai nước Việt - Trung với “núi liền núi, sông liền sông” càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau để vượt qua thử thách, khó khăn, cùng nhau phát triển.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc được dẫn lời mô tả điều ông gọi là “Thực tiễn đã chứng minh là nhân dân, hai Đảng, hai nước đã lựa chọn đúng con đường phát triển và cả hai dân tộc cần phải kiên định lòng tin, chung tay tiến lên, quyết không để thế lực nào cản trở sự hợp tác đó.”
Từ “láng giềng” được ông Tập dùng tới nhiều lần khi nói về quan hệ hai nước trong bối cảnh mà ông gọi là “những rối ren bất ổn” trên trường quốc tế.
“Đã là láng giềng thì khó tránh xảy ra va chạm nhưng hai bên cần kiên trì giải quyết, vì khi đã được đại sự thì không khó để giải quyết tiểu sự,” ông Tập nói trong bài phát biểu hơn 20 phút được dịch trực tiếp ra tiếng Việt cho 500 dân biểu Việt Nam tại phòng Diên Hồng trong tòa nhà Quốc hội, theo báo Tuổi Trẻ.
Hiện chưa rõ vì sao Đài truyền hình Việt Nam quyết định không truyền hình trực tiếp bài phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng như bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tiếp sau đó.
Hình ảnh đưa lên mạng cho thấy dường như các phóng viên trong nước đưa tin sự kiện này theo dõi qua màn hình tivi ở một phòng khác và không có đường âm thanh phiên dịch trực tiếp ra tiếng Việt.
BBC Tiếng Việt
Luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu đoàn Tp HCM cho biết “Quốc hội sẽ công bố toàn văn bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam sáng 6/11.
“Tôi thấy rằng trong bài phát biểu của mình trước Quốc hội, ông Tập Cận Bình không đưa ra một cam kết, hứa hẹn gì về việc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa,” dân biểu Nghĩa được báo Người Lao Động dẫn lời.
Dân biểu Lê Như Tiến cũng chia sẻ cảm nhận này khi nói bài phát biểu của ông Tập Cận Bình.
Ông Tiến được dẫn lời nói là Chủ tịch Trung Quốc tập trung nói đến “cảm hứng hữu nghĩ, láng giềng hữu nghị”, còn những vấn đề “nhạy cảm, khó nói” như vấn đề tranh chấp Biển Đông thì ông Tập không nhắc đến.
Truyền thông Việt Nam đưa tin Chủ tịch Trung quốc khẳng định mong muốn hai nước sẽ trở thành “những láng giếng tốt, cùng nhau phát triển”.
“Tình hình của thế giới đang có những diễn biến phức tạp thì hai nước Việt - Trung với “núi liền núi, sông liền sông” càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau để vượt qua thử thách, khó khăn, cùng nhau phát triển.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc được dẫn lời mô tả điều ông gọi là “Thực tiễn đã chứng minh là nhân dân, hai Đảng, hai nước đã lựa chọn đúng con đường phát triển và cả hai dân tộc cần phải kiên định lòng tin, chung tay tiến lên, quyết không để thế lực nào cản trở sự hợp tác đó.”
Từ “láng giềng” được ông Tập dùng tới nhiều lần khi nói về quan hệ hai nước trong bối cảnh mà ông gọi là “những rối ren bất ổn” trên trường quốc tế.
“Đã là láng giềng thì khó tránh xảy ra va chạm nhưng hai bên cần kiên trì giải quyết, vì khi đã được đại sự thì không khó để giải quyết tiểu sự,” ông Tập nói trong bài phát biểu hơn 20 phút được dịch trực tiếp ra tiếng Việt cho 500 dân biểu Việt Nam tại phòng Diên Hồng trong tòa nhà Quốc hội, theo báo Tuổi Trẻ.
Hiện chưa rõ vì sao Đài truyền hình Việt Nam quyết định không truyền hình trực tiếp bài phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng như bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tiếp sau đó.
Hình ảnh đưa lên mạng cho thấy dường như các phóng viên trong nước đưa tin sự kiện này theo dõi qua màn hình tivi ở một phòng khác và không có đường âm thanh phiên dịch trực tiếp ra tiếng Việt.
BBC Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét