Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

21 trường đại học ma của Mỹ bán bằng cho Việt nam

Thursday, October 30th, 2014 | Author: 

Giới chức giáo dục Hoa Kỳ tố cáo 21 trường đại học mạo danh ở Việt Nam

Nguyễn Khanh / SBTN

Mới đây, dựa trên kết quả của Hội đồng kiểm định các trường Đại học và trường học độc lập từ Mỹ, tiến sĩ Mark A.Ashwill, người Mỹ đang làm việc tại Việt Nam, đã nêu đích danh 21 trường đại học hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ. Hay nói một cách khác, Việt Nam đang bị tố cáo dựng nên 21 trường đại học, mạo danh đại học Hoa Kỳ để thu tiền bất hợp pháp.
Tiến sĩ Mark A.Ashwill hiện là giám đốc quản lý của Capstone Việt Nam, một công ty có trụ sở Hà Nội và chuyên về việc phát triển nguồn nhân lực. Việc ông cho công bố danh sách này, đã không khác gì bom nổ trong giới giáo dục Việt Nam.

Lâu nay, tình trạng lo ngại chất lượng đào tạo của các trường đại học trong nước, đã khiến rất nhiều phụ huynh dành dụm tiền bạc để tìm cách cho em mình đi du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí lớn cũng như điều kiện được các nước Tây Âu chấp nhận cho du học cũng không phải dễ dàng.
Chính vì vậy mà các trường đại học mang tên đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu… được rất nhiều người ghi danh cho con em mình vào học, hy vọng sẽ có một nền kiến thức tốt đẹp hơn những gì mà nhà trường Việt Nam đang nhồi nhét.
Dĩ nhiên, giá cả của những trường đại học quốc tế như vậy không hề rẻ tiền, thậm chí nhiều trường còn hứa hẹn nếu tốt nghiệp, có thể được gửi đi học cao hơn ở các quốc gia gốc của trường. Chính vì vậy mà số lượng sinh viên trong nước tham gia học rất đông.
Hiện danh sách 21 trường đại học giả mạo danh tiếng của Hoa Kỳ được tiến sĩ Mark A.Ashwill phát đi công khai, nhưng chưa thấy thái độ phản hồi nào từ Bộ Giáo Dục CSVN. Đáng lưu ý, trong đó có Trường đại học mang tên Southern Pacific University – nơi cấp bằng tiến sĩ giả cho ông Nguyễn Văn Ngọc, phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Trước đây cũng đã có nhiều sự kiện bị phanh phui như vậy, chẳng hạn như trường đào tạo Quốc tế Raffles, giả danh đến từ Singapore. Hàng trăm sinh viên đã tốt nghiệp tại trường này đang sở hữu những chứng chỉ quốc tế vô giá trị nhưng không biết kiện ai. Phải mất 6 năm, trường này mới bị lật mặt, sau khi hốt hàng đống tiền của từ phụ huynh.
Dĩ nhiên, ai cũng biết, việc mở một trường học ở Việt Nam không hề đơn giản. Chắc chắn là phải lo lót nhiều, hoặc được hậu thuẫn từ một quan chức cao cấp nào đó. Có lẽ vì vậy mà cho tới nay Bộ Giáo Dục vẫn im lặng.
Nguyễn Khanh / SBTN
Trên trang web cá nhân mới đây (đầu tháng 7), TS Mark A.Ashwill đã nêu đích danh 21 trường ĐH hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ, trong đó có Trường Southern Pacific University – nơi cấp bằng tiến sĩ cho ông Nguyễn Văn Ngọc, phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
1. ĐH quốc tế Adam (Adam International University) thuộc bang Georgia.
2. ĐH Akamai (Akamai University) thuộc bang Hawaii.
3. ĐH American City (American City University) bang California.
4. ĐH Di sản Mỹ (American Heritage University) nằm ở phía nam California.
5. ĐH American Pacific (American Pacific University). Đây là ĐH được đặt tại TP HCM.
6. ĐH quốc tế American Pacific (American Pacific University – International) thuộc bang New Mexico/ California.
7. ĐH Apollo (Apollo University) bang California.
8. ĐH quốc tế Đại Tây Dương (Alantic International University) thuộc bang Hawaii.
9. ĐH Capstone (Capstone University) bang California.
10. ĐH Cosmopolitan (Cosmopolitan University).
11. ĐH Frederick Taylor (Frederick Taylor University) thuộc bang California.
12. ĐH Honolulu (Honolulu University) thuộc bang Hawaii.
13. ĐH Irvine (Irvine University) thuộc bang California.
14. ĐH Quốc tế Mỹ (International American University) bang California.
15. ĐH Kỹ thuật Paramount (Paramount University of Technology) thuộc bang California.
16. ĐH Pebble Hills (Pebble Hills University) thuộc bang Pennsylvania.
17. ĐH Preston (Preston University) thuộc bang California.
18. ĐH Tây Nam Mỹ (Southwest American University) thuộc bang California.
19. ĐH Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) thuộc bangDelaware.
20. ĐH quốc tế Washington (Washington International University) thuộc bang Pennsylvania.
21. ĐH quốc tế Berkeley (Berkeley International University), bang Delaware.
THEO KÊNH TUYỂN SINH

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Hang ổ mafia đang dần lộ diện.

www.vanews.org/2014/10/ha-van-tham-bac-sinh-hung-muon-cuop.html

Trong đoạn băng ghi âm tiếp theo đang gây chấn động trên mạng những ngày qua được cho là của Hà Văn Thắm, trong cuộc họp kín, Thắm đã khẳng định như vậy với Lê Thị Minh Nguyệt (thành viên Ban Kiểm soát ngân hàng Đại Dương) và một nhân viên thân cận tên Thanh.

Tiếp theo câu chuyện, Thắm tiết lộ kế hoạch thâu tóm ngân hàng Bảo Việt của y theo “chỉ đạo” của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Thắm khẳng định việc Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng Bảo Việt Lê Trung Hưng “tố” Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng muốn cướp ngân hàng Bảo Việt cho y và bà Nguyễn Hồng Phương (Chủ tịch tập đoàn SSG, em ruột Chủ tịch Quốc hội) là đúng và nhấn mạnh ông Nguyễn Sinh Hùng cướp thật. Đồng thời, để “giữ thể diện” cho Chủ tịch Quốc hội và che dấu hành vi thâu tóm ngân hàng Bảo Việt, Thắm chỉ đạo cho nhân viên đánh lừa cơ quan chức năng, kể cả chuyện làm giả sổ sách, chứng từ.

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Công an tự bôi nhọ ngành mình và Đất nước.

BBC - Báo VN tố công an 'bôi nhọ' đất nước

  • 1 giờ trước
Công an Việt Nam (ảnh minh họa)
Trong một bài báo mới đăng hôm thứ Hai 27/10, báo Giáo dục Việt Nam công khai chỉ trích phương pháp phòng chống tội phạm của Công an TP HCM.
Các sai phạm của cán bộ chiến sỹ ngành công an gần đây không phải là không được phản ánh trên báo chí, nhưng đây là một trong những lần hiếm hoi toàn ngành công an ở đô thị lớn nhất Việt Nam bị chỉ trích nặng nề như thế này.
Bài viết của tác giả Xuân Dương nói về "sáng kiến" phân phát tờ rơi cảnh báo tội phạm cho khách du lịch nước ngoài của công an thành phố.
Bài này đặt câu hỏi: "Công an TP HCM đã 'sáng tạo' ra kiểu bôi nhọ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và thanh danh đội ngũ cán bộ chiến sĩ ngành Công an cả nước?"
Những tờ rơi mà Công an phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 TPHCM phát cho khách du lịch có nội dung khuyến cáo họ tự bảo vệ tài sản cá nhân ở nơi công cộng.
Trong đó có những câu như: "Tội phạm bạo lực rất thường xảy ra ở TP HCM. Hãy giữ túi của quý vị ở gần bên người, đừng mang trang sức quý và đừng phô trương máy ảnh hay điện thoại".
"Đừng tin đồng hồ trên xe taxi. Ăn chặn tiền của khách là nghệ thuật của các lái xe không trung thực. Hãy sử dụng các hãng taxi có uy tín như Vinasun và Mai Linh."
Theo Giáo dục Việt Nam, "đọc xong những dòng chữ in trên tờ rơi này, người Việt (và đương nhiên cả người nước ngoài) buộc phải cho rằng Công an TP HCM đã 'sáng tạo' ra phương cách 'tốt nhất' nhằm bôi nhọ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và cũng là bôi nhọ thanh danh chính đội ngũ cán bộ chiến sĩ ngành Công an cả nước".
Bài báo nhận xét việc công an sở tại lưu ý người nước ngoài rằng tại thành phố mình đang quản lý thường có tội phạm hay đồng hồ trên taxi không chính xác "thì mới thấy lần đầu tại TP HCM và Việt Nam".
"Không chỉ có thế, việc một cơ quan nhà nước khuyến cáo du khách chỉ sử dụng dịch vụ của hai hãng taxi Vinasun và Mai Linh còn là hành động vi phạm luật cạnh tranh trong kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố."

Nhiều lãnh đạo

Tờ rơi của Công an TP HCM
Báo Giáo dục Việt Nam cũng vạch ra một số bất cập khác trong hoạt động của Công an thành phố.
Báo này nói Công an TP HCM có tổng cộng tám vị lãnh đạo gồm bốn thiếu tướng và bốn đại tá.
"So sánh quân hàm và chức vụ công an với bên quân đội, bốn đại tá tương đương bốn sư đoàn trưởng, bốn thiếu tướng tương đương bốn tư lệnh/chính ủy quân đoàn hoặc tư lệnh/chính ủy binh chủng. Giả thiết một quân đoàn gồm 3 sư đoàn thì cấp bậc của lãnh đạo Công an TP HCM tương đương với cấp chỉ huy 16 sư đoàn chính quy!"
Bài báo đặt câu hỏi: "Với đội ngũ lãnh đạo cao cấp như thế, bên dưới là một lực lượng hùng hậu gồm công an phường, quận, thành phố, cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, các đội săn bắt cướp và còn một trung đoàn cơ động (khoảng 600 chiến sỹ) từ Bộ Công an chi viện, vậy tại sao tình hình vẫn tồi tệ, không được cải thiện?"
Hiện Công an TP HCM chưa có phản hồi gì về chỉ trích trực diện này.
Giáo dục Việt Nam là tờ báo của Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam. Tuy nhiên báo này được biết là có nhiều bài viết về mảng quân sự-quốc phòng.
SUY NGHĨ VỀ THÂN PHẬN NHÀ BÁO VIỆT NAM

Lê Phú Khải

Xem hình ảnh phóng viên phải ngồi dưới sàn để tường thuật họp Quốc hội trên tuoitre.vn ngày 22/10/2014, là một nhà báo lâu niên, đã cả đời cầm bút “phục vụ” chế độ, tôi thấy ngậm ngùi, đau xót và căm phẫn.

Nhà báo ngồi bệt ngắm mông ĐBQH


Phóng viên ngồi bệt xuống sàn để tác nghiệp - Ảnh: V. Sự - Tuổi trẻ

Toà nhà Quốc hội nguy nga, lộng lẫy xây bằng tiền thuế của dân để cho các ông bà đại biểu “đảng cử dân bầu” ngồi làm cảnh cho nền dân chủ của chế độ toàn trị! Người ta tưởng làm như thế, tưởng là xây nhà Quốc hội thật to… thì càng quảng cáo cho “chế độ dân chủ”!

Tôi nhớ, khi mới tiếp quản Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi quần thần xây trụ sở đảng ở đâu? Người ta tranh nhau tâng công. Người nói xây trụ sở đảng phải ở bên vườn hoa Ba Đình, người nói phải ở cạnh Hồ Tây… Chủ tịch HCM bảo: Các chú đều nói sai cả! Xây trụ sở đảng trong lòng dân là vững bền nhất (!).

Không hiểu người ta học tập đạo đức HCM thế nào, mà ngày nay các trụ sở đảng ở các địa phương xây nguy nga tráng lệ đến kệch cỡm như thế, trong lúc ở các bệnh viện Nhi thì ba, bốn cháu phải nằm một giường, các mẹ thì nằm dưới đất!

Nhà Quốc hội để trưng bày cây kiểng thì quá là nguy nga lộng lẫy, đại biểu nào cũng béo tốt phây phây…, dân oan mất đất có tìm đến gặp, thì các vị đầy tớ của dân tìm cách lánh xa những ông bà chủ đói khát rách rưới này.

Nhưng chuyện còn đau lòng và tức cười hơn nữa về cái nhà Quốc hội nguy nga kia, là các nhà báo khi đến Quốc hội để đưa tin phải ngồi dưới sàn… ngước cổ lên, dướn mình lên mà hành nghề (!). Người ta khinh miệt các nhà trí thức, các nhà báo… đến thế kia à? Hay là họ quên mất thời đại này là thời đại thông tin, thế giới phẳng… nhà báo có một vai trò quan trọng trong thế giới @ đó! Vả lại, nhà báo cũng là một thứ cây cảnh như các vị đang ngồi trên những chiếc ghế sang trọng đến choáng ngợp kia! Sao lại phân biệt đối xử với các loại cây cảnh như thế?!

Viết đến đây tôi nhớ câu chuyện cũng tại Quốc hội cách đây vừa tròn 38 năm. Lúc đó đất nước mới thống nhất, Quốc hội thống nhất họp phiên đầu tiên tại Hà Nội. Tôi được lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam phân công đi làm một cuộc toạ đàm với trí thức Nam Bộ ở Quốc hội thống nhất (1976). Khó khăn lắm tôi mới gặp được đông đủ các vị trí thức Nam Bộ tại nhà khách Thắng Lợi bên Hồ Tây gồm các anh: Lý Chánh Trung, Nguyễn Long, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi… để tiến hành cuộc toạ đàm. Băng ghi âm đã làm xong, tôi mừng lắm, chỉ còn đưa phát sóng là hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng hiềm một nỗi là, thiếu bà Ngô Bá Thành, một trí thức Nam Bộ nổi tiếng. Tôi bèn nghĩ ra một “mẹo” là vô Quốc hội, giờ giải lao tìm gặp đại biểu Ngô Bá Thành. Tôi nói với bà Ngô Bá Thành:

- Trong cuộc toạ đàm với trí thức Nam Bộ tại Quốc hội kỳ này, tôi đã gặp các anh (…) nhưng còn thiếu mỗi bà, tôi xin phép được “ăn gian” giới thiệu tên bà ở đầu cuộc toạ đàm cho nó… sang.

Bà Ngô Bá Thành đã cười phá lên và nói:

- Tôi mà Nam Bộ cái gì! Tôi là con mẹ Bắc Kỳ sinh ở phố Nhà Thương Chó tại Hà Nội này. Anh muốn giới thiệu tôi vào đâu cũng được!

Cũng xin mở ngoặc nói thêm để bạn đọc rõ, phố Nhà Thương Chó là phố Yersin ở Hà Nội, do ở đó có một căn nhà chuyên nhốt chó dại để thí nghiệm nên người Hà Nội gọi như thế. Lâu ngày “chết” tên luôn! Giống như Ngã Năm Chuồng Chó ở Sài Gòn, Phố Lò Bánh Mỳ, Phố Cửa Hàng Thịt ở Paris vậy.

Lại nói về cái buổi chiều ở Quốc hội thống nhất năm đó. Sau khi được bà Ngô Bá Thành đồng ý cho đưa tên vào chương trình toạ đàm, tôi tìm đến chỗ các đồng nghiệp báo chí đang hành nghề ở Quốc hội, và chứng kiến một câu chuyện nhớ đời! Ở đây đang diễn ra một cuộc tranh cãi nẩy lửa! Một phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã chửi thề: ĐM…! Thế ra ba thằng bồi bút không bằng một con bồi bàn!

Số là, Quốc hội họp, có phát phiếu để các đại biểu và những người phục vụ tại Quốc hội mua hàng ngay tại quầy hàng tại chỗ. Thời bao cấp, phiếu mua hàng giá cung cấp giá trị lắm. Thời đó có câu ngạn ngữ: Bán như cho, mua như cướp! Phiếu mua hàng mua được cả áo len “giá như cho” thì quý lắm!

Nhưng chẳng hiểu thế nào, các chị nhân viên bưng bê, phục vụ giải khát giờ giải lao tại Quốc hội cũng được phát mỗi người một phiếu. Trong khi đó các nhà báo thì ba người mới được một phiếu nên phải bốc thăm (!).

Vì thế mới có “tuyên bố hùng hồn”: - Thì ra ba thằng bồi bút mới bằng một con bồi bàn!!!

Câu nói “bất hủ” đó được mau chóng lan truyền đi, đã đến tai Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh.

Hết giờ làm việc, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh đã yêu cầu triệu tập họp báo. Tại cuộc họp mặt đó, ông Trường chinh đã xin lỗi các nhà báo.

Sau cuộc họp, tôi thấy các đồng nghiệp của tôi bàn tán và tỏ ra kính trọng thái độ của ông Trường Chinh.

Không biết cái văn hoá xin lỗi ấy có còn đến bây giờ với những nhà thiết kế cái nhà Quốc hội nguy nga tráng lệ kia khi họ quên không làm chỗ hành nghề cho các nhà báo! Không biết ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có cảm thấy nhục khi để các nhà báo phải ngồi tác nghiệp dưới sàn không? Liệu ông có xin lỗi không?

10/2014

L.P.K.

Hợp tác với giặc chính là giặc !

Bộ trưởng Trần Đại Quang hội kiến Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung Quốc

VOV.VN - Bộ trưởng Trần Đại Quang mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bộ và các cơ quan thực thi pháp luật hai nước ngày càng phát triển.
Nhận lời mời của đồng chí Quách Thanh Côn, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, ngày 26/10, đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an dẫn đầu đã lên đường sang thăm Trung Quốc và đồng chủ trì Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ tư giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc.
Bộ trưởng Trần Đại Quang và ông Mạnh Kiến Trụ.

Nhân quyền kiểu rừng rú, cải thiện ra sao ?

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền nhiều hơn nữa

Phụ Tá Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski trong buổi họp với báo chí ở Hà Nội ngày 26 tháng 10, 2014
Phụ Tá Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski (thứ 3 từ phải) trong buổi họp với báo chí ở Hà Nội ngày 26 tháng 10, 2014
 AFP
Mặc dù đã có những tiến bộ về nhân quyền, nhưng chính phủ Việt Nam vẫn phải nỗ lực hơn nữa nếu muốn có quan hệ chặt chẽ hơn về an ninh và kinh tế với Hoa Kỳ.
Đó là nội dung phát biểu được ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski đưa ra với báo chí ở Hà Nội ngày hôm nay, sau chuyến viếng thăm Việt Nam kéo dài 5 ngày.
Trong cuộc họp báo, ông Malinowski nhấn mạnh rằng chính phủ Hoa Kỳ muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam, kể cả quan hệ hợp tác an ninh và đi đến kết thúc đàm phán Hiệp Định Kinh Tế Đối Tác Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương TPP, nhưng những điều đó chỉ xảy ra với điều kiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam phải được cải tiến nhiều hơn nữa.
Ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động cũng ghi nhận chuyện trong năm nay Việt Nam đã trả tự do cho 12 tù nhân lương tâm, nhưng ông cũng nói thêm rằng nhân quyền không được cải thiện nếu nhà nước trả tự do cho 12 người này và bắt giam 12 người khác.
Ông Malinowski cũng nhấn mạnh ở điểm chính phủ Việt Nam phải cải tổ luật pháp, để thực hiện đúng những điều được ghi trong hiến pháp ban hành hồi 2013 về quyền tự do của người dân, và thi hành đúng những điều nhà nước đã cam kết với cộng đồng thế giới.
Ông cho hay trong những cuộc thảo luận với các quan chức Việt Nam, ông đã trình bày rằng một số điều khoản trong bộ luật hình sự của Việt Nam không phù hợp với những văn kiện về nhân quyền và dân quyền mà Việt Nam đã ký kết, ngược lại, những điều khoản này được ban hành với mục đích gây khó khăn, không cho người dân được quyền tự do hội họp hay tự do phát biểu tư tưởng.
Ông nhắc lại Hoa Kỳ luôn luôn mong muốn có quan hệ tốt, bền vững với Việt Nam y như quan hệ mà Washington đang có với những nước đồng minh Châu Á, Châu Âu và những nước ở các châu lục khác, nhưng điều này chỉ thành hình với điều kiện Việt Nam phải tôn trọng những giá trị căn bản của con người, và đó là lý do tại sao chính phủ Hoa Kỳ luôn luôn nhắc nhở, đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng các quyền căn bản mà người dân bất kỳ quốc gia nào cũng phải được hưởng.
Sau Việt Nam, trạm dừng chân kế tiếp của ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động sẽ là Seoul, nơi ông sẽ gặp gỡ với các viên chức chính phủ, các tổ chức dân sự và những người Bắc Hàn đào tị để bàn thảo về tình hình nhân quyền Bắc Hàn.

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Gần 4 ngàn công nhân Sài gòn biểu tình, đình công.0


TP.Hồ Chí Minh: Gần 4.000 công nhân ngừng việc yêu cầu Cty tăng lương

(LĐO) LÊ TUYẾT -
Công nhân Cty Vina Duke ngừng việc vì bức xúc tiền lươngCông nhân Cty Vina Duke ngừng việc vì bức xúc tiền lương
Liên tục nhiều ngày qua, công nhân 3 xưởng sản xuất của Cty TNHH Vina Duke (2 xưởng ở TP.HCM, 1 xưởng ở Tiền Giang) ngừng việc vì bức xúc với cách tính lương và quản lý hà khắc của Cty, với tổng số CN tham gia gần 4.000 người. Tính đến ngày 21.10, vụ ngừng việc của Cty Vina Duke đã kéo dài 7 ngày nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Tại xưởng sản xuất của Cty tại Hóc Môn (nơi có gần 700 công nhân), các công nhân cho biết, từ tháng 9.2014, Cty đột ngột giảm đơn giá mỗi sản phẩm xuống 200 đồng nhưng không giải thích lý do. Trong khi đó, tiền lương cơ bản, phụ cấp lại không tăng khiến thu nhập của công nhân bị giảm. Các công nhân cho biết thêm, Cty có những quy định khắt khe, Cty rất dễ bị phạt, dễ bị trừ tiền như, mỗi tháng công nhân chỉ có 150 phút đi vệ sinh, bữa ăn có 12.000 đồng trong khi giá cả thì tăng liên tục…
Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đây, Cty có trụ sở chính ở Hóc Môn nhưng sau đó đã chuyển lên huyện Củ Chi (Hiện tại xưởng trên huyện Củ Chi có hơn 3.000 công nhân). Mặc dù đã chuyển trụ sở nhưng Công đoàn cơ sở Cty vẫn trực thuộc Công đoàn huyện Hóc Môn, khi xảy ra sự việc Công đoàn huyện Hóc Môn phải lên trụ sở ở huyện Củ Chi giải quyết.
Đáng nói, khi sự việc xảy ra, các công nhân tại xưởng sản xuất ở huyện Hóc Môn cho biết, không có ai tiếp xúc để lắng nghe công nhân, chỉ có dán thông báo “Đề nghị công nhân vào làm việc, những ngày công nhân ngừng việc Cty không tính lương, các khoản phụ cấp như chuyên cần, phụ cấp lương…đều bị trừ”. Đến sáng 21.10, phía Cty đã cho người xuống tiếp xúc lấy ý kiến công nhân.
Phía LĐLĐ huyện Hóc Môn cho biết, trước bức xúc của công nhân, giám đốc Cty cho biết sẽ điều chỉnh lại tiền cơm, xây mới nhà vệ sinh cho công nhân. Đối với yêu cầu tăng lương của công nhân, phía Cty cho biết, tình hình sản xuất đang khó khăn nên chưa tăng được, Cty sẽ đợi đến kỳ tăng lương của Nhà nước sẽ tăng.

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Bài trên blog bạn.

Vụ đại tá, anh hùng bị theo dõi kiểu xã hội đen

Ông [Nguyễn Đăng] Giáp bị chính quân đội theo dõi và âm mưu hãm hại (Cầu Nhật Tân).
Nhân vật rất nổi tiếng trong quân đội. Được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Quốc phòng trao tặng nhiều danh hiệu. Tuy có uy tín lớn nhưng ông Giáp đã bị các quan chức của chính quân đội nhân dân Việt Nam lập kế hoạch theo dõi một cách trái phép. Thậm chí có cả âm mưu hãm hại bày ra. Thực hư câu chuyện này thế nào và ai đứng đằng sau kế hoạch mờ ám toan tính hãm hại và hạ bệ ông Giáp?
Đại tá Nguyễn Đăng Giáp – Doanh nhân quốc phòng tiêu biểu, Anh hùng lao động
Sinh ra ở Nghi Trường, Nghi Lộc, Nghệ An, miền quê mà người dân chưa một lần được no bụng. Năm 1971, trai làng tên Giáp mới 17 tuổi trúng đại học Mỏ nhưng bỏ bút nghiên ra trận vì chỉ vào quân đội mới được no bụng. Lái xe đoàn 559 trên những cung đường ác liệt nhất Trường Sơn, Nam Lào, Campuchia. Chiến tranh kết thúc Giáp chịu thương tật 27%.

Đám chuột chui trong lô cốt bê tông, du đãng bảo vệ bên ngoài.

Câu trả lời thể hiện ở sự việc những người đến gặp Ban Dân nguyện của Quốc hội để trao bản Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô đã được “đón tiếp” như thế nào. Đó là một rừng máy quay của an ninh, một lực lượng thanh niên mặc áo đỏ sao vàng đến gây rối và lực lượng bảo vệ xua đuổi.
Việc những người hưởng ứng phong trào “Tôi muốn biết” do mạng lưới Blogger Việt Nam phát động đến trao cho Quốc hội bản yêu cầu nói trên đã được thông báo rộng rãi trên mạng từ những ngày trước.
“Để tiếp tục thực hiện điều “Chúng Tôi Muốn Biết”, một văn bản “Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô” sẽ được trao cho Quốc hội vào ngày:
 
Thứ Tư, ngày 15 tháng 10 năm 2014, tại:
 
Ban Dân Nguyện – 22 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội
 
Văn phòng Quốc hội – 56-58 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, Sài Gòn.
 
Cho đến thời điểm này, tại Hà Nội và Sài Gòn đã lựa chọn ra một số đại diện để trực tiếp đi trao bản yêu cầu cho Ban Dân Nguyện và Văn Phòng Quốc Hội vào ngày 15/10 sắp tới.
 
Quyền Được Biết là một quyền phổ quát của mọi công dân và Hội nghị Thành Đô có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh của dân tộc. Do đó, chúng tôi xin kính mời mọi người hưởng ứng tham gia vào việc trao yêu cầu này.
 
Thời gian tập trung tại 2 địa điểm nêu trên là vào lúc 9 giờ sáng”
 
Khi yêu cầu Quốc hội bạch hóa một vấn đề, những người “muốn biết” cũng bạch hóa luôn kế hoạch của mình. Và chính vì thế, vô hình trung tạo điều kiện cho nhà cầm quyền chuẩn bị đón tiếp họ một cách khá “chu đáo”.
Từ tối hôm qua đến sáng nay, nhiều người bị canh, chặn không thể ra khỏi nhà.
Sự việc hôm nay tưởng chừng rất bình thường: một nhóm người đến Ban Dân nguyện của Quốc hội – cơ quan được coi là đại diện cho quyền lực của nhân dân gửi một bản yêu cầu. Nghĩ rằng việc xử lý cũng hết sức đơn giản: mời họ vào nghe nguyện vọng (Ban Dân nguyện cơ mà). Không có nhiều thời gian thì nhận văn bản, hứa sẽ xem và trả lời.
Hoặc là nói rằng ở đây chỉ làm việc, không tiếp cử tri, đơn từ này nọ thì mang đến chỗ nọ chỗ kia nộp thì cũng đã sao.
Đằng này, bố trí sẵn không biết bao nhiêu là máy quay (để khủng bố tinh thần chăng?), lại bố trí một lũ thanh niên mặc áo đỏ sao vàng (tạm gọi là hồng vệ binh – HVB) quấy nhiễu, nói năng hỗn láo với cả những người bậc cha, chú, bác chúng, cuối cùng thì xua đuổi một cách quyết liệt.
Xin kể vài chi tiết:
Khi một đứa HVB ném một tập biểu ngữ về phía tôi (chứ không đưa) nên nó rơi xuống vỉa hè, một tên bảo vệ sừng sộ với tôi rằng tôi vứt biểu ngữ xuống. Tôi cự lại: “Anh xác định được tôi ném thì hãy hay”. Tôi chỉ một thằng HVB nói chính thằng này ném, nó mới thôi, chứ nó không sừng sộ với thằng HVB kia. Mà rơi một vài tờ giấy xuống vỉa hè thì đã sao.
Khi bị cự tuyệt, xua đuổi, chúng tôi đi về nhưng những tên HVB vẫn lẵng nhẵng bám theo. Ít nhất có 3 tiếng liên tục kêu: “Ông Nguyễn Tường Thụy đâu?”. Một thằng dí cả tập biểu ngữ vào mặt tôi. Tôi đập tay vào tập biểu ngữ (tránh động vào người nó phòng nó ăn vạ) lấy lối đi, tập biểu ngữ rơi xuống đất. Chỉ chờ có thế, một thằng xông vào đánh tôi. Tất nhiên, tôi được mọi người bảo vệ nên nó không làm gì được.
Đứng giữ vòng vây của an ninh, HVB, bảo vệ, tôi bảo Lê Hồng Phong trông chừng tôi phía sau và hai bên để tôi quay phòng chúng cướp điện thoại. Tôi quay hai vòng 360 độ rồi nhét điện thoại vào túi laptop, kẹp chặt vào người vì sợ mất đi những tư liệu.
Nhưng đến lượt Lê Hồng Phong giơ máy lên thì anh bị chúng bắt. Chúng bảo Lê Hồng Phong: “Ai cho anh chụp ảnh?” rồi lôi anh đi. Ơ hay, Quốc Hội mà sợ chụp ảnh. Đại biểu Quốc hội nói gì, làm gì, tiếp dân ra sao không cho chụp ảnh thì còn bảo rằng họ sợ. Nhưng chụp cái cổng cũng sợ nốt là sao?
Chúng tôi đến Ban dân nguyện của Quốc hội với hy vọng được biết điều mà chúng tôi quan tâm. Nhưng sự việc xảy ra là như thế.
Hôm nay là lần đầu tiên, tôi bước chân đến tòa nhà VP Quốc Hội. Tưởng Quốc hội thế nào chứ những việc xảy ra sáng nay trước cổng có khác gì một cái chợ lắm kẻ lưu manh.
Nếu quả thật Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, quả thật 500 đại biểu quốc hội khóa 13 đại diện cho lợi ích của cử tri thì chắc chắn họ sẽ phải điều tra những kẻ nào làm xấu mặt Quốc hội sáng nay.
Hay là Quốc hội quá bí trước yêu cầu của những công dân đòi bạch hóa Hội nghị Thành Đô nên đã thống nhất với đảng, nhà cầm quyền (và cả mặt trận nữa?) cách đối phó như trên?
Trên mạng facebook có ý kiến cho rằng: Phong trào “Chúng tôi muốn biết” đang gặp phải sự ngăn cản quyết liệt của phong trào “Chúng tao muốn giấu”. Tôi cho rằng đó là một nhận xét xác đáng
Clip chúng tôi được an ninh “đón tiếp” tại ngã tư Trần Phú – Hùng Vương:
Clip quay tại cổng tòa nhà VP Quốc hội lúc 9h30 ngày 15/10/2014:
15/10/2014
NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Phủi tay... lẩn trốn và bao biện.


PHỦI TAY..LẨN TRỐN VÀ BAO BIỆN
Lê Diễn Đức -- Tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành đại dịch không thuốc chữa. Lấy tiền ngân sách tức là tiền thuế của dân, vay vốn nước ngoài để đầu tư xây dựng và phát triển đất nước, vừa được tiếng thơm là làm đất nước thay đổi, nhưng cũng là cơ hội bằng vàng để các quan chức rút ruột công trình bỏ túi riêng.

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Cộng sản Việt nam ngậm miệng ăn tiền.

Thực hư tài liệu tuyên truyền Thành Đô

  • 15 tháng 10 2014
Hội nghị Thành Đô
Một số tầng lớp người dân đang yêu cầu Đảng bạch hóa Hội nghị Thành Đô.
Mới đây, xuất hiện một văn bản lưu truyền trên mạng Internet, được cho là do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn, để tuyên truyền về Hội nghị Thành Đô và để các cấp ủy, chính quyền cơ sở triển khai, tổ chức quán triệt, phổ biến tới cán bộ, đảng viên và người lao động.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Doanh nhân xứ lừa.

DOANH NHÂN VÀ... CẢM HỨNG
(Ngày doanh nhân Việt, 13/10)
Không rõ ông Vũ Tiến Lộc nói rứa hay PV giật tít thế!
Mình nghĩ, truyền hứng cho các đại gia là thơ ký hoặc gái đẹp chơ hè ? 
Hay là lão Obama chỉ tạo hứng cho nữ đại gia thôi ?
Thích

  Ông Hồ kinh doanh gì, buôn bán gì mà được phong là doanh nhân, mà lại là doanh nhân văn hóa Thế giới nữa chứ ? 
 Đến cả cái cơ quan làm văn hóa cũng còn không biết tiếng Việt, không phân biệt nổi doanh nhân là gì, danh nhân là gì thì bảo sao các con bò trong bộ máy nhà nước chỉ quanh năm nghe loa phường, đọc báo đảng biết được.
 Tôi từng đi công tác nhiều, chứng kiến nhiều cán bộ các tỉnh cứ leo lẻo nói chuyện bô lô ba la với quan khách, với báo chí rằng " bác hồ của chúng ta là doanh nhân văn hóa Thế giới". Nhiều khách cứ cười khùng khục, cười cho sự ấu trĩ và dốt nát của các quan đi lên từ bần cố nông, nửa chữ chưa vỡ.