Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Tiểu thuyết Cò hồn xã nghĩa 55

Tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa 55.


Phạm Thành
55.
Tôi cắt ngang lời của bác Minh Quân:
“Mối tình giữa ả Ca ve với Hò Văn Đản cũng đáng ghi vào lịch sử đấy, các ông ạ. Ả Ca ve cũng là người hay đáo để đấy các ông ạ. Chính ả ta ít nhiều làm cho Hò Văn Đản phải cải tà quy chính[1] đấy các ông ạ.
Khởi thủy cải tà quy chính của ông ta cũng bắt đầu từ chuyện cặc, lồn[2]. Ả biết được Hò Văn Đản từ khi không có đàn bà trong nhà thì thèm đàn bà nên ả chớp cơ hội mò đến nhà Hò Văn Đản gạ gẫm Hò Văn Đản:
“Anh Cả Đỏ Mác Lê này, anh có muốn gặp các bà vợ của anh không?”
Nghe ả Ca ve gải đúng chỗ ngứa[3]Hò Văn Đản hớn hở như vớ được Luận cương giải phóng dân tộc của Lenin, trả lời ngay:
“Muốn chứ. Miềng mà được gặp vợ thì còn gì bằng”.
“Anh đưa tiền tôi sắm cái lễ gọi các bà ấy về cho”.
Hò Văn Đản nhướn đôi lông mày và đôi con mắt lên, nhếch mép cười ra chiều còn lưỡng lự, ả Ca ve khêu gợi tiếp:
“Các bà vợ anh ở dưới đó mong ngóng, nhớ thương anh lắm. Anh muốn lấy vợ mới, các bà ấy không cho, anh không lấy nổi đâu”.
Hò Văn Đản chột dạ, nghĩ đến những người đàn bà hồi ông ta bôn ba ở trời Tây, góc Tàu muốn về sống cùng ông ta, không biết tại sao lại không về được, bèn đồng ý để cho ả Ca ve lập đàn gọi hồn.
Ông ta gọi mấy đồng chí thủ kho trong nước đến giao nhiệm vụ sắm sanh cho ả Ca ve một cái lễ hậu. Ả Ca ve có lễ liền mời một Cô Đồng có tài gọi hồn nhất nước, nhằm ngày Thanh Minh tảo mộ mùng Ba tháng Ba, đến nhà Hò Văn Đản lập đàn gọi hồn ở ngay đám đất sau vườn nhà Hò Văn Đản, nơi nhiều cây cối, ong bướm có cả bầy, thường xuyên tìm hoa, hút mật.
Cô Đồng trịnh trọng thắp hương. Hương cháy rần rật, tỏ mùi thơm ngào ngạt, lan tỏa, len lỏi dưới khóm trà dại, quấn quýt bên gốc mít gìa, đám rưới dại, làm những con kiến lửa có cánh bay ra, lảo đảo, lao vào bát hương, gặp lửa nóng, chúng quay tròn, dẫy dụa, chết.
Tiếp đến là những âm thanh chập chập, cheng cheng của phường Bát âm vang lên, Cô Đồng xoả tóc vào việc.
Khi Cô Đồng cầm nén hương hơ hơ, khua khoắng một lúc thì bất ngờ cô rùng mình, miệng cô hô lên:
“Ta là Nguyễn Thị Nụ, lên gặp chồng ta đây. Ta là Nguyễn Thị Nụ, lên gặp chồng ta đây”.
Hò Văn Đản thấy có người đàn bà xưng là vợ mình thì mừng vui khôn xiết, liền nhảy chồm đến, một tay ôm chặt Cô Đồng lại, tay kia, theo thói quen mò mẫm cuồng nhiệt trên thân thể Cô Đồng, miệng hân hoan:
“Cái ni là của miềng. Cái nị là của miềng”…
Cô Đồng thấy Hò Văn Đản cuồng nhiệt quá, cả thiện, liền rùng mình trở lại, miệng liến thoắng ra lệnh:
“Thăng! Thăng! Thăng!…”.
Hò Văn Đản như sợ vợ mình thăng mất nên lại càng ôm ghì chặt hơn, tinh thần cương quyết hơn:
Thăng là thăng thế nào? Bao nhiêu năm mới gặp. Thăng là thăngthế nào?”.
Cô Đồng chật vật lắm mới vùng vằng thoát khỏi vòng tay ôm ghì mạnh mẽ của Hò Văn Đản.
“Các ông ạ, sau lần yêu hụt Cô Đồng, trong lòng Hò Văn Đản có gì đó trăn trở không yên. Đêm đêm ông ta cứ mộng mị, mê sảng gọi tên những người vợ của ông ta ra. Ả Ca ve như biết được thánh ýtình nguyện mò vào giường nằm của Hò Văn Đản, và từ đó Hò Văn Đản và ả Ca ve sống với nhau như vợ chồng.
Các ông, sự cải tà quy chính[4]của ả Ca ve cho Hò Văn Đản không chỉ có thế đâu, ả ta còn giúp Hò Văn Đản chấn hưng sự nghiệp thái bình cho đất nước nữa đấy, các ông ạ.
Nhằm một đêm gió mát, trăng thanh, vợ chồng Hò Văn Đản đi dạo trong vườn cây sau nhà, ả Ca ve thủ thỉ với Hò Văn Đản:
“Thầy Cả Đỏ Mác Lê nó ạ! Thầy có biết dân nước Mynga vì sao lầm than khổ hạnh mãi không? Hết giặc giả lại bị Trời hành?”
Hò Văn Đản nheo nheo con mắt, rung rung cằm râu thưa, hỏi lại:
“Vì sao?”.
Ả Ca ve tự tin trả lời:
“Dưới Âm phủ họ nói là do các thày đồng chí
Không thờ, không thiêng,
Không kiêng, không lành,
mà ra cả đấy.
Các thày cứ tưởng
Sống là còn, chết là hết, không đâu.
Các thày có chữ, có nghĩa mà không hay,
có Trời thì có Đất
có Thánh thì có Thần,
có Người thì có Ma.
có Trời thì Trời đánh,
có Thánh thì Thánh vật,
có Ma thì Ma ám.
Thầy nó muốn cho
Quốc thái, Dân an,
muốn cho đường lối
Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu
chóng đạt tới đích thì thầy nó nên để cho tôi sắm tiếp cái lễ:
cầu Trời, cầu Đất,
cầu Thánh, cầu Thần,
xua Ma, đuổi Quỷ
phù hộ cho”.
Ả Ca ve còn nói:
“Thấy nó là lãnh tụ nước Mynga nhưng nghiệp chướng thì nặng lắm. Tôi chỉ nhìn qua cũng thấy trên mặt thầy lúc nào cũng có cả bày ma bu bám. Thầy làm gì mà đám ma ấy cứ đòi thầy phải đền mạng cho họ thế?
Lại còn bị các bà vợ của thày nữa, có bà cứ suốt ngày bám thầy để đòi thày đền cho đôi mắt, nếu không có cụ sinh ra thày theo sát thầy bảo vệ, có lẽ thầy bị mù từ lâu rồi. Thày nghiệp chướng nặng như vậy thì làm sao mà lo cho dân chúng bình yên, sung sướng được!”.
Hò Văn Đản nghe ả Ca ve thông tin như vậy, giật mình, toát mồ hôi, tự ngẫm:
“Sao cô ta biết nhiều chuyện đàn bà thuộc thâm cung, bí sử về tình, về đời của mình như vậy? Thôi thì, cũng vì Quốc thái, Dân an; cũng vì cả triệu sinh mạng người vì ta mà chết, ta đồng ý cho bà ta làm lễ cầu hồn siêu độ cho những linh hồn này”.
Hò Văn Đản đồng ý cho ả Ca ve lập đàn giải hạn, cầu Quốc thái, Dân an cho đất nước, nhưng yêu cầu:
“Thày đồng ý cho cô làm, nhưng cô phải giữ bí mật cho thày. Thày là lãnh tụ Cộng sản, chuyện mê tín dị đoan không thể lộ ra ngoài. Làm lễ cầu hồn, siêu độ, các Cô Đồng chỉ được cúng bái, cấm nhảy nhót, rú rít”.
Ả Ca ve được lời như cởi áo quần[5]phấn khởi lắm! Nhằm ngày Xá tội vong nhân Rằm tháng Bảy, ả Ca ve trịnh trọng rước mấy Cô Đồng về, trong đó có Cô Đồng mấy năm trước gọi hồn vợ về cho Hò Văn Đản, nhưng Cô Đồng không đến một mình mà còn đem theo một chú tiểu lon ton phụ lễ.
Các ông ạ, buổi lễ cầu xin Trời Đất cho nước mình được Quốc thái, Dân an cũng sum xuê đồ nhậu lắm.
Trên ban thờ, một dãy những chú gà khỏa thân đã luộc chín, vàng ươm với cái cổ nhô cao, cái mỏ còn nguyên vẹn hướng về phía trước như trực mổ vào mặt ai đó.
Khi các Cô Đồng xỏa tóc, chân trần, xếp vòng theo hàng quỳ xuống trước ban thờ, cũng là lúc, mùi thơm của gà luộc quện với mùi hương Trầm tỏa ra ngào ngạt; cũng là lúc những âm thanh chập chập, cheng cheng…vang lên,  cả một bày Cô Đồng liền rì rầm khấn vái.
Chỉ mươi phút sau, bỗng một Cô Đồng đứng phắt dậy, rồi chân dậmthình thịch xuống đất, tóc xù tung lên, thân ưỡn à ưỡn ẹo trước ban thờ, miệng hú liên hồi như tiếng hú của ma quỷ, rồi Cô Đồng mới bật ra tiếng người:
“Ta có tài đi mây về gió. Ta là bà cô nhà mày. Ta yêu thương nhà mày. Cái thằng Cả Đỏ Mác Lê Hò Văn Đản mất dạy, bất trị, vô tình, vô nghĩa kia, lâu nay mi coi thường thần thánh, tổ tiên, mi coi mạng người như cỏ rác … Mi nghe ông râu xồm, mũi lõ, tóc xoăn; nghe chú Ba Tàu Hán hóa đưa dân tộc vào thảm cảnh nồi da nấu thịt bao nhiêu năm trời, làm núi sông ngập tràn máu tanh, xương lạnh…Úm ba la. Úm ba la. Đồng cốt. Đồng cột. Úm ba la. Úm ba la…”.
Hò Văn Đản nấp ở phía sau ban thờ, nghe Cô Đồng luôn chửi mình, lại cứ ưỡn à, ưỡn ẹo trước ban thờ làm Hò Văn Đản điên tiết. Ông ta rủa thầm các Cô Đồng:
“Bọn đĩ điếm bay, định mời các cụ về xơi cái của khỉ ấy à? Láo! Láo quá!”.
Bất chợt nhớ lời giao ước với cô Ca ve “các Cô Đồng làm lễ cầu choQuốc thái, Dân an chỉ được lễ, cấm nhảy”, Hò Văn Đản liền nhảy xổ từ phía sau ban thờ ra, quát lớn:
“Lũ đĩ bay, xéo ngay.”.
Các Cô Đồng nghe tiếng quát thì giật nảy mình, mở mắt ra nhìn, bắt gặp ngay ra cái mặt của đối thủ đang giận dữ, lộ rõ một quyết tâm sắt thép nói đi đôi với làm, làm tất cả ma hồn vội thăng biến khỏi Cô Đồng. Các Cô Đồng cũng vội vàng đứng dậy, rồi thuận chân, các cô nhảy lò cò ra phía cổng, miệng vẫn líu la, líu lô:
“Ta có tài đi mây, về gió… Ta là bà cô nhà mày…”.
Ả Ca ve thấy các Cô Đồng sợ hải rồi chuồn, vội nằm lăn ra đất, bắt đền Hò Văn Đản:
“Mẹ mày, Cả Đỏ Mác Lê ơi! Tai hoạ rồi! Tai hoạ rồi!”.
Hò Văn Đản vẫn hằm hằm:
“Tai hoạ gì? Bọn bay chỉ là bọn đĩ. Ban thờ nhà nước là chỗ thờ các vĩ nhân, thờ các đồng chí lãnh đạo,… không thể để cho bọn bay ưỡn ẹo, uế tạp như vậy được”.
Thế là vợ chồng nhà Hò Văn Đản lao vào nhau, cào cắn, chửi rủa nhau…ầm ỉ cả làng nước.
Các ông ạ, mãi mấy ngày sau, vợ chồng Hò Văn Đản mới làm lành với nhau. Ả Ca ve trách yêu Hò Văn Đản:
“Thầy nó không tin thì thôi, chứ chửi Cô như vậy là không nên”.
“Thế mẹ nó bảo, tôi nói thế không đúng à?
“Đúng là đúng thế nào? Chửi tôi là con đĩ còn được, chứ chửi những người làm việc thần, việc thánh, có gái trai, sinh đẻ gì đâu mà chửi người ta là đĩ?”.
Hò Văn Đản mặt tỉnh bơ, thủng thẳng:
“Ấy, tôi nói chẳng sai đâu. Cô ta làm việc thần, việc thánh, tôi hỏi mẹ đĩ, nếu thánh thần không ngủ với nhau để sinh sản, thì tại sao bây giờ, ở đâu tôi cũng thấy:
thánh mẹ, thánh con;
thánh trai, thánh gái;
thánh già, thánh trẻ;
thánh có học;
thánh vô học
nhiều đến như vậy?
Có ngày nào mà chúng nó không xanh xanh, đỏ đỏ, mồm năm miệng mười trên ti vi? Miệng chúng nói một đằng, bụng chúng nghĩ một nẻo. Lúc cướp chỗ này, lúc hiếp chỗ kia. Lúc đi chùa này, lúc vái chùa kia, ô tô, máy bay, xuất quỷ nhập thần còn hơn cả thánh thật”.
Mẹ đĩ đưa tay đánh yêu vào vai Cả Đỏ, mặt đỏ lựng lên, bụng nghĩ:
“Đúng là từ có đổi mới đến nay, thánh thần có nhiều lên thật. Ơ! Ừ nhỉ! Nhiều như thế là do đâu mà ra chứ? Chẳng lẽ thánh thần thì có cái lỗ sinh sản khác. Ngay Cô Đồng, mấy năm trước, đi đâu cũng một mình, nay đã kèm thêm tử”.
Đó đó, nó cải tà quy chính là ở chỗ đó.
Các ông thừa biết, trước đây Hò Văn Đản cấm cúng bái, giỗ chạp, hương khói, nhưng từ khi ông ta sắm lễ gọi hồn các bà vợ và lập đàn cầu Quốc thái, Dân an cùng chủ trương đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế[6]thì, mặc dù chính quyền vẫn cấm đoán, nhưng phong trào cúng bái, cầu tài, cầu lộc, cầu thánh, cầu thần… phát triển mạnh mẽ lắm.
Chẳng phải ở thành thị mới có miếu nọ, chùa kia, nhà này, nhà nọ quanh năm có hương hoá, cháy như cháy lửa trại, mà ở nông thôn, chuyện cúng bái, mê tín dị đoan, tin thần, yêu thánh, sinh hoạt sôi động cũng chẳng kém.
Tỷ dụ, nhà nọ có mấy sào lúa ruộng khoán, đang lên xanh, đẹp như tranh vẽ, gặp thời tiết âm u kéo dài, giá rét, nóng, lạnh thất thường… phát sinh sâu bệnh, tin tưởng ra cửa hàng, cửa hiệu mua thuốc trừ sâu về phun. Mấy ngày sau, kiểm tra lại, thấy sâu bọ không chết, cây lúa thi nhau rục xuống như rạ, thân lá vàng hoe, chết.
Hoặc như, có nhà trồng ngô, trồng đậu, muốn ngô, đậu ra nhiều bông, nhiều bắp, thi nhau mua phân, bón đạm, cây lá lên xanh, tốt bời bời, nhưng đến kỳ thu hoạch, chỉ thấy cây có quả, có bắp mà không có hạt…
Có nhà, gặp vài vụ như vậy, cho rằng mình bị lừa, mua phải giống, vật tư nông nghiệp rởm. Nhưng có nhà lại không tin như vậy, cho rằng, đức nhà mình mỏng từ đời này nối đời kia, nên trời mới không cho hưởng lộc.
Thế là cúng bái;
Thế là lễ cầu;
Thế là lập điện thờ… cấp tập, nhằm nhanh chóng cứu nguy, dập tắt tai họa.
Thưa các ông, tôi chẳng rõ lễ cầu, lễ bái có được gì hay không, nhưng nhà này làm, nhà kia làm theo, cúng bái cứ như vết dầu loang, lan mãi ra.
Chính nhờ thế mà chùa chiền, miếu mạo bị phá bỏ, bị ẩm mốc rêu phong từ thời Cải cách, nay lại thi nhau xây dựng, bốc vị thiêng,
khai sáng dương gian,
khai tâm, khai đức trở lại.
Nhiều nhà cúng bái ở chùa chưa đủ, còn lập điện thờ ở nhà, rước thần, rước thánh về nhà cùng ở;
coi thánh thần như cha, như mẹ,
như ông, như bà,
như cố, như cụ,
hoặc hơn cả thế.
Nước Mynga, thôn nào, xóm nào mà không có dăm bảy điện thờ, vài chục thầy cúng, đệ tử, con nhang thì chưa phải là làng có đổi mới tuy duy, có kinh tế khá giả. Có thống kê như thống kê dân số quốc gia cũng khó mà đếm, mà ghi cho xuể.
Lãnh tụ Hò Văn Đản thấy đất nước có đổi thay, cũng thấy vui trong lòng, nghĩ trong bụng phú quý sinh lễ nghĩa[7], rồi có sinh bậy, sinh bạ không đây? Dù sao cũng chẳng thể ngăn cấm được nữa.
Mà thánh thần là ai đây?
Ta chẳng đã là thánh thần rồi ư?
Dân Mynga chẳng coi Cộng sản như thánh, như thần rồi ư?
Thánh thần sống bằng gì?
Thánh thần sống bằng hương hỏa. Dân chúng lễ nhiều thì hương hỏa bay vào trời đất nhiều, thần thánh nhờ thế mà cũng được bội phần sung sướng.
Nhờ sung sướng mà thần thánh ngày một thêm khoẻ ra, linh thiêng dần lên. Mà, thánh thần càng linh thiêng thì dân chúng càng sợ. Mà, dân chúng càng sợ thì thánh thần lại càng thiêng. Cứ cái đà đổi mới tư duy như thế này, Cộng sản Mynga chẳng muôn muôn năm thì còn biết hô vang sự đồng lòng trong ý đảng, lòng dân như thế nào nữa?”
Càng ngẫm nghĩ Hò Văn Đản lại càng thấy yên lòng ở sự đổi mới theo kiểu này.
Vọng
Thưa các ông!
Hò Văn Đản khoái trí về sự đổi mới này lắm. Sau này, nghe ả Ca ve hiến kế, Hò Văn Đản mới chính thức ban bố:
Xoá bỏ tình trạng cát cứ địa phương,
Xóa bỏ tình trạng ngăn sông, cấm chợ[8],
từ đó mà sản xuất phát triển, hàng hóa lưu thông, đất nước mới lần lần có trang sử sống.
Nhưng ả Ca ve chung tình với Hò Văn Đản không được bền. Khi Hò Văn Đản bị ung thư tiền liệt tuyến và phải kè kè đeo cái bình đựng máu mủ ở bên hông thì ả ta bỏ Hò Văn Đản mà đi. Nghe đâu bây giờ lại đang làm vợ của một lãnh tụ Cộng sản khác.
Thưa các ông, dù cô ta bỏ đi, cũng có thể nói, Hò Văn Đản và cô ta đã cùng chung sống vui vẻ với nhau, đúng như bác Minh Quân nhận định, chứ lại.
Cậu Cao Công Thắng vẫn bực tức, vẫn không chịu công nhận:
“Vui vẻ cái gì? Nhìn hắn kia kìa. Về với tiên tổ rồi mà bụng không có lòng ruột, đầu không có óc, chim thì bị xẻo đi, chẳng khác gì con ma dại. Lại còn bị giam hãm chặt trong đá, trong xi măng cốt thếp, lại bị canh giữ, lại bị vần vò, chẳng khác gì kẻ phạm tội lớn bị quỷ sứ dưới Diêm Vương hành xác.
Vui vẻ cái gì? Đúng là sống thế nào thì chết bị quả báo, bị hành như vậy.
Thằng này, khi sống thì đểu ác, khi chết bị hành như vậy là đúng rồi”.
Bác Minh Quân:
“Cha nào con nấy. Tôi chỉ công nhận điểm này, thằng con Hò Lê Đỗ Đoàn cũng có tính y như cha nó, chỉ được cái thông minh vặt, học lỏm, học mót là tài.
Cha hắn, do không đọc đến đầu đến đũa bất kỳ một quyển sách nào, nhưng lại thuổng ngay, nhớ ngay vô thiên lùng những lời hay, ý đẹp của người khác, nên hành sự tiến lên Xã nghĩa lung tung, nhăng nhố lắm. Hiểu về Mác- An ghen – Lê nin, hắn chỉ cần biết, muốn có chính quyền trong tay thì phải sử dụng bạo lực công nông mà cướp lấy. Khi có chính quyền trong tay thì kiên quyết sử dụng chuyên chính, không nhường quyền lãnh đạo cho bất kỳ một thành phần giai cấp nào, và nhất nhất
lợi quyền gì cũng phải qua tay mình[9]
 mới chịu.
Còn thằng con, nhà nước tốn phí bao tiền cho hắn sang Quốc Cộng, Xô Liên để học tập, để tìm mua cái Máy mưu sinh vạn năng, nhưng hắn có học hành cái gì ra hồn đâu, thực chất chỉ là đi buôn lậu, kiếm tiền, thỏa mãn nhu cầu cá nhân vị kỷ.
Vì vậy, thằng bố, khi về già, hắn cứ lẫn lộn lung tung, có khi câu nói ngày trước lại có nội dung ngược với câu nói ngày sau.
Tôi ví dụ, trước đây hắn ta nói:
Độc lập mà người dân không có tự do, không có cơm ăn, áo mặc thì độc lập cũng chẳng để làm gì[10],
nhưng hai mươi năm sau, hắn cũng nói về độc lập, nhưng nội dung thì ngược hẳn lại, từ chỗ:
không để làm gì,
đến chỗ không có gì hơn nó -
“Không có gì quý hơn…”.
Ngu chi ngu rứa. Có độc lập mà dân không còn người thì độc lập ấy còn cần cho ai nữa?
Ngu chi ngu rứa. Hắn hò hét sắt máu như vậy, cứ như nó ăn tiền của ai đó lừa mị và tiêu diệt dân tộc này đi vậy
Hắn hay nói, tống giam con người vào Trại Cải tạo là chỉ để đày đọa cái tính dục của con người. Xã hội Cò hồn xã nghĩa coi tính dục trong con người không khác gì coi trọng lý tưởng của con người, nhưng sao hắn lại để cho dân Mynga phải học trâu, bò, chó, lợn… đụ nhau để phát triển nòi giống. Hắn chỉ là kẻ gặp đâu nói đấy, cố nói cho nó hợp với tình hình đang diễn biến là được.
Còn thằng con, lúc đầu thì khinh miệt quả báo, sống là còn, chết là hết, như bố nó, sau thì lại tin là có quả báo”.
Cha tôi:
“Vì chỉ là học mót nên khi chính quyền nằm trong tay hắn ta, hắn ta không biết vận hành như thế nào để giữ được mục tiêu ban đầu đã đề ra.
Chính quyền của hắn ta đang vận hành về phía quân chủ độc tài, đàn áp mà cứ ngỡ là đang tiến tới dân chủ, tự do.
Ngay cái mô hình hợp tác xã, năng suất lao động đang từng nấc dìm dân vào cảnh chết đói hàng loạt, hắn ta lại cứ tưởng là dân đang có cơm no, áo ấm, hạnh phúc ngút ngàn, nên hắn ta mới soạnĐiều lệ hợp tác xã bậc cao thay cho Điều lệ hợp tac xã bậc thấp.
Thấp còn chưa ra gì, làm sao mà lên cao được? Cũng là một sự lú lẩn do hắn không có khả năng đọc sách và hiểu sách đến nơi đến chốn mà ra. Chứ chẳng lẽ hắn là lãnh tụ của nhân dân mà lại mang dã tâm đẩy dân vào chỗ chết hay sao?”.
Không thấy ai nói bổ sung gì, cha tôi nói tiếp:
“Vì kiến thức chỉ là cóp nhặt nên hắn ta luôn ảo tưởng về mọi chuyện. Hắn ta kiên quyết dẹp tất cả lực lượng đối lập, đối trọng. Hắn cứ tưởng dẹp được như thế là đảng của hắn có được toàn tâm, toàn ý đưa dân tộc thẳng tiến đến chế độ Xã nghĩa, chứ hắn có biết đâu rằng, làm thế là phản lại học thuyết Mác – An ghen – Lenin của chính bố hắn. Tiêu diệt hết các đảng phải, tức là tiêu diệt ngay chính mình. Vì đảng là một sự vật, mà một sự vật đúng nghĩa phải có các mặt đối lập. Tiêu diệt các đảng đối lập, cũng có nghĩa là hắn một mình một ngựa, đưa cái đảng của hắn trở thành đảng độc tài, tàn bạo, khát máu lúc nào không hay.
Vì vậy, hắn mới cố cho con sang Quốc Cộng, Xô Liên để săn tìmMáy mưu sinh vạn năng, mới yêu cầu đám trí thức Mynga chế cứt trâu, cứt bò thành thức ăn cho gà, lợn, chó, thỏ. Việc vô lý đùng đùng đến chó cũng biết, ấy mà đám báo chí Mynga lại ca ngợi rầm rầm. Ấy mà hắn vẫn cho là sáng kiến vĩ đại.
Một đảng viên lú lẩn, dù người ấy là ai, thì đảng ấy còn có cơ sở để tồn tại, nhưng tất cả đảng viên cùng vào hùa với nhau để lú lẫn thì sự tồn tại của cái đảng cầm quyền ấy chỉ còn lại duy nhất một mục tiêu là hại dân, hại nước”.
Bác sĩ Minh Quân:
Phạm Vương, ông than thở mà làm gì, bản chất của Cộng sản là không được sợ bất cứ cái gì và không sợ bất kỳ cái gì, cơ mà. Tiền đề đó giống như cái đầu bằng sừng, bằng đá mất rồi. Không thể chữa trị được đâu”.
Cậu Cao Công Thắng hích hích:
“Ông bác sĩ đang hóa học hóa cái đầu của chúng nó đấy à? Ông cứ hay loanh quanh, vòng vèo mà làm đéo gì? Nói trắng mẹ nó ra, đó là một lũ đầu trâu, đầu ngực, không thể cải tạo được, cho nó xong đi, cho nó dễ nghe, cho nó dễ hiểu đi”.
Tôi thưa với các ông:
“Thưa các ông! Nhưng lời nói của ông ta dễ lọt vào tai người ta lắm, các ông ơi. Nó như mật ngọt đổ vào cái dạ dày đang rổng tếch, làm ai ai cũng phải tin. Nó như kẻ ăn trộm, ăn cắp được gia ơn nhặt nhạnh những hạt gạo, củ khoai rơi vải
từ cần;
từ kiệm;
từ liêm;
nó cũng giống như kẻ phạm tội tử hình nhận về
sự chí công;
vô tư;
như kẻ nô lệ nhận về sự bình đẵng, bác ái”…
Cả bốn ông dùng tay đấm bồm bộp vào nắp quan tài rồi cười ầm lên:
“Thằng cháu, thằng cháu, chỉ có bọn quỷ đội lột người mới có cái giọng ngọt như mía lùi[11] để lừa đảo như vậy.
Bọn quỷ sứ, sa tăng, bọn Bạch cốt tinh, bọn xướng ca vô loài chả luôn có cái lưỡi uốn lượn rồi nhả ra tiếng nói dễ nghe như thế hay sao? Nước Mynga ta chả có câu mật ngọt, chết ruồi[12] rồi sao? Chứ là người trung hậu, ai có cái giọng véo veo, lảnh lót ru ngủ, mụ mị lòng người như vậy. Thằng cháu, phải chiêm nghiệm thêm, phải banh con mắt to nữa ra, phải bổ đôi cái óc của mình ra cho lý trí luân hồi của kiếp người trước tràn vào mà hiểu cho ra nhẽ.
Các ông hồn đã thoát xác, trí tuệ như thánh nhân rồi, không còn nhầm lẩn, không còn sai lầm nữa. Thằng cháu tin đi. Thằng cháu kể chuyện tiếp đi”.

[1] Thành ngữ Việt Nam.
[2] Người dưới Âm phủ chỉ biết gọi đúng tên của sự vật mà không biết gọi trệch đi cho nó đỡ tục theo quan niệm của người Mynga trên Dương gian.
[3] Thành ngữ Việt Nam.
[4] Thành ngữ Việt Nam.
[5] Tục ngữ Việt Nam, nguyên văn: “ Được lời như cởi tấm lòng”
[6] Đường lối Đổi mới của đảng Cộng sản Việt Nam.
[7] Tục ngữ Việt Nam.
[8] Đường lối quản lý xã hội thời bao cấp của Cộng sản.
[9] Lời trong bài hát “Quốc tế ca”.
[10] Lời của ông Hồ Chí Minh.
[11] Tục ngữ Việt Nam.
[12]  Tục ngữ Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét