Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Sẽ có mô hình Tập Cận Bình tại Việt nam ?

"Đảng không thể làm thay chính quyền!"
Thứ Sáu,  19/12/2014, 09:37 (GMT+7)
Chiến Thắng

Ông Nguyễn Đình Hương.
(TBKTSG) - Là người có nhiều năm kinh nghiệm làm tổ chức Đảng, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tổ chức trung ương, Trưởng ban Bảo vệ chính trị nội bộ trung ương, luôn trăn trở với mô hình nhất thể hóa bộ máy Đảng với chính quyền. “Bây giờ, thời điểm đã chín muồi rồi”, ông Hương nói.

Trùng lặp

Cuộc trò chuyện giữa tôi với ông Nguyễn Đình Hương về chủ đề hợp nhất bộ máy Đảng với Nhà nước bắt nguồn từ một câu chuyện thời sự: “Vụ việc của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền”.

Theo ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Tổng thanh tra Trần Văn Truyền đã có hai vi phạm rõ ràng, thứ nhất là về nhà đất và thứ hai bổ nhiệm cán bộ hàng loạt trước khi nghỉ hưu. “Những sai phạm này phải được xử lý”, ông nói.

TBKTSG: Nhưng theo lý giải của Tổng thanh tra Chính phủ trước Quốc hội, ông Truyền thuộc diện Ban Bí thư quản lý nên Thanh tra Chính phủ chưa thể trả lời cụ thể về sai phạm?

- Ông Nguyễn Đình Hương: Trước đây, ông Truyền thuộc diện Ban Bí thư quản lý. Nhưng giờ ông ấy đã nghỉ hưu rồi, có còn chức nữa đâu. Người ta quản lý chức danh, chứ không quản lý con người cụ thể, là ông Truyền. Khi rời chức danh rồi thì hết.

Ví dụ như tôi trước kia là Ủy viên Trung ương Đảng thì thuộc diện quản lý của Ban Bí thư. Nhưng giờ tôi về hưu rồi thì chỉ là đảng viên thường, chịu quản lý của chi bộ khu phố.

Hay nếu anh là đại biểu Quốc hội, anh có quyền bất khả xâm phạm. Nhưng sau khi thôi đại biểu Quốc hội thì cũng hết quyền này chứ, chả lẽ bất khả xâm phạm mãi à. Nói như trên là đùn đẩy trách nhiệm.

TBKTSG: Vụ ông Truyền là một ví dụ cho thấy đang có sự trùng lắp giữa các cơ quan của Đảng và Nhà nước, dẫn tới sự chồng chéo mà vẫn không hiệu quả. Bên đảng có Ủy ban Kiểm tra Trung ương, phía Nhà nước có các cơ quan thanh tra. Chưa có kết luận của cơ quan đảng thì cơ quan hành pháp chưa thể vào cuộc, theo ông như vậy có hợp lý?

- Cần gì phải có cả hai cơ quan cùng kiểm tra một cán bộ, đảng viên vi phạm, chỉ cần lập ra một cơ quan chung, chẳng hạn Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Nhà nước, như vậy vừa đỡ trùng lặp, vừa đỡ phình to bộ máy, lại xử lý công việc hiệu quả.

Tương tự, có nhiều cơ quan khác trùng nhau giữa Đảng và Nhà nước, chẳng hạn, Bộ Nội vụ trùng với Ban Tổ chức Trung ương. Giờ tham nhũng nhiều, nên cơ quan nào cũng có cục chống tham nhũng, công an có, thanh tra có, Phủ thủ tướng cũng có... rồi lại có thêm Ban Nội chính Trung ương phụ trách chống tham nhũng của Đảng. Như vậy là trùng nhau hết. Đã đến lúc phải đổi mới một cách cơ bản hệ thống chính trị, trong đó có việc nhất thể hóa bộ máy Đảng và Nhà nước.

“Lãnh đạo” không phải là “ép buộc”

TBKTSG: Ông có thể nói cụ thể quan điểm của ông về khái niệm “nhất thể hóa” này?

- Theo tôi, bí thư các tỉnh, thành có thể kiêm luôn chức chủ tịch hội đồng nhân dân, nếu kiêm được chủ tịch tỉnh thì càng tốt. Phó bí thư chỉ làm công tác đảng chuyên trách thôi.
Bộ máy của Đảng phải thu hẹp lại để tăng cường cho cơ quan hành pháp điều hành quản lý nhà nước.

TBKTSG: Nhưng nếu kiêm nhiệm như vậy liệu có tạo ra tình trạng độc đoán, chuyên quyền hay không và vì sao vấn đề này được đưa ra bàn thảo từ lâu rồi nhưng vẫn không thành hiện thực?

- Độc đoán chuyên quyền thì không sợ bởi vì vẫn còn các cơ chế giám sát khác, còn có các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp chứ không phải tập trung hết vào một người.

Còn vì sao chưa thành hiện thực thì có nhiều lý do, nhiều e ngại. Nhưng tôi nghĩ rằng thời điểm này đã chín muồi. Để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XII, tôi cũng sẽ đóng góp ý kiến về vấn đề này.

TBKTSG: Lập luận của ông thế nào?

- Bộ máy của chúng ta giờ hết sức cồng kềnh, tiền lương không thể chịu nổi. Ví dụ chúng ta đã có các tổ chức thanh niên, phụ nữ, công đoàn, vậy cần ban dân vận để làm gì nữa. Hay trong các tổ chức trên cũng có nông dân rồi, vậy cần thiết phải có thêm hội nông dân không? Phải tinh giản bớt đi. Hệ thống tổ chức phải kiên quyết thay đổi một cách căn bản thì mới tinh gọn bộ máy được.

Những đồng chí giữ cương vị quan trọng trong bộ máy nhà nước cũng đều giữ cương vị quan trọng trong Đảng. Ngay cả ở Quốc hội, đảng viên cũng chiếm đa số. Như vậy hiện nay Đảng đã hiện diện ở khắp nơi rồi, vì vậy cũng cần mạnh dạn xem lại sự tồn tại của các ban đảng, chẳng hạn Ban Kinh tế trung ương, Ban Nội chính...

Ngày xưa thời chiến tranh, có các Bộ trưởng ngoài Đảng như các ông Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Nghiêm Xuân Yêm... Vì vậy cần có Ban cán sự Đảng do một Thứ trưởng là Ủy viên Trung ương đứng đầu, để duy trì sự lãnh đạo. Nhưng hiện giờ tất cả các bộ trưởng đều là Ủy viên Trung ương, các thứ trưởng đều là đảng viên. Vậy theo tôi cũng không cần ban cán sự nữa, đỡ cồng kềnh, tốn kém, mất thời gian.

Việc duy trì bộ máy như vậy vừa khiến biên chế tăng vọt, vừa khiến các cơ quan đảng và chính quyền lấn sân nhau. Đẻ thêm bộ máy là phải thêm ghế thêm bàn, thêm mâm bát, biên chế sẽ chịu không nổi. Nói là người của bên Đảng nhưng Nhà nước vẫn phải trích lương từ ngân sách sang.

Nguy hại hơn nữa là do tổ chức cồng kềnh trùng lắp như vậy nên chả ai chịu trách nhiệm hết.

TBKTSG: Ông nói tới sự “lấn sân”, nghĩa là trên thực tế có những việc Đảng làm thay công việc của Nhà nước? Chẳng hạn có những quyết sách được Đảng bàn và thống nhất trước rồi mới đưa ra Quốc hội? Về mặt lý luận, Đảng chỉ lãnh đạo chính trị, còn bộ máy nhà nước quản lý?

- Ở đây là câu chuyện đảng cầm quyền hay đảng lãnh đạo. Khái niệm Đảng cầm quyền dễ làm người ta hiểu rằng, Đảng quyết định tất cả. Hiểu như vậy hết sức nguy hiểm. Đảng của chúng ta là Đảng lãnh đạo, chỉ đưa đường lối chứ không quyết định. Khi đưa ra đường lối, Đảng phải thuyết phục Nhà nước có đồng ý hay không.

Mỗi chính sách gì Đảng đưa ra cũng phải thuyết phục Quốc hội. Quốc hội có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Nếu nói Bộ Chính trị đã quyết rồi và Quốc hội phải bắt buộc phải chấp thuận là không đúng.

Những chỉ thị, nghị quyết của Đảng có ý nghĩa bắt buộc trong nội bộ đảng. Nhưng để dân ủng hộ thì chỉ thị, nghị quyết đó cần được chuyển hóa qua Quốc hội để thành pháp luật mới đi vào cuộc sống. Đảng lãnh đạo là phải thuyết phục chứ không nên ép buộc, không phải là Đảng quyết rồi, Quốc hội thể chế hóa đi. Như vậy là sai tinh thần Đảng lãnh đạo.

TBKTSG: Theo ông, vấn đề “nhất thể hóa” có được đề cập tại đại hội Đảng lần thứ XII sắp tới không?

- Có và tôi sẽ đóng góp ý kiến về vấn đề này. Đảng ta đã có những thành công sau 30 năm đổi mới kinh tế. Tuy nhiên nếu không đổi mới hệ thống chính trị thì sẽ cản trở sức sống của đổi mới kinh tế, gây khó khăn cho đổi mới công tác cán bộ, đổi mới tổ chức để thực hiện đúng mô hình “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Nỗi nhục của hải quan Việt nam.



Hàng năm, rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu về Việt Nam với đủ mọi lý do. Chỉ riêng trong dịp Tết Âm lịch, đã có hàng trăm ngàn người Việt Nam trở về về thăm gia đình, tìm lại chút hương vị trong ba ngày Xuân trên quê hương cũ.

Ba nhà khoa học yêu cầu thả Bọ Lập.

Hjop ban chấp hành hội nhà văn, hội nghị công tác văn học... 2014. Cái hội chờ... hóa thân hoàn vũ vẫn đang họp.

 



Kính gửi:

- Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công An
- Ông Nguyễn Hoà Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Ông Trương Hoà Bình, Chánh án Toà án nhân dân tối cao

Chúng tôi được biết Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã bắt giữ ông Nguyễn Quang Lập, nhà văn, và đang tiến hành điều tra. Chúng tôi viết thư này đề nghị các quý cơ quan cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại trong quá trình điều tra, vì những lý do sau:

1. Qua các tác phẩm và bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Lập mà chúng tôi đã đọc, chúng tôi cảm thấy rằng ông là một người có tâm với đất nước.

2. Ông Nguyễn Quang Lập sức khoẻ yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm nay. Chúng tôi thấy việc tạm giam ông Lập không phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật và xã hội Việt Nam.

3. Chúng tôi e rằng việc tạm giam ông Lập trong tình trạng sức khoẻ như vậy tạo ra một hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế.

4. Chúng tôi tin rằng các cơ quan điều tra có đầy đủ các biện pháp ngăn chặn khác để việc ông Nguyễn Quang Lập tại ngoại không làm ảnh hưởng đến công tác điều tra.

Vì những lý do trên, chúng tôi khẩn thiết đề nghị các quý cơ quan cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại trong quá trình điều tra.

Kính thư,

Ngô Bảo Châu
Đàm Thanh Sơn
Vũ Hà Văn

Nguồn: https://sites.google.com/site/damtson/thu-ngo-nguyen-quang-lap

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Nợ công khủng, Việt nam đã vỡ nợ ?

  Dưới đây là một số thông tin về nợ công mà chúng tôi rút ra được từ bài báo "Gánh nặng nợ công" trên báo Thanh Niên (http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/ganh-nang-no-cong-518113.html):


- Từ năm 2010 đến 2013 nợ công tăng 70%, cụ thể từ 889,000 tỷ đồng lên 1.5 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ nợ của Chính phủ so với thu ngân sách cũng tăng liên tục từ 158% lên hơn 184%. Không hiểu chính phủ chi tiêu vào cái gì mà nợ công tăng nhanh đến như vậy.

- Tính đến hết năm 2013, nợ công VN đã lên tới 1,515,966 tỷ đồng, tương đương 60% GDP và bằng khoảng 70 tỷ USD. Nếu theo con số nợ công trên thì GDP của Việt Nam năm 2013 chỉ là 2,526,610 tỷ đồng, khoảng 120 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với con số GDP được công bố chính thức là 170 tỷ USD.

- Tiền trả nợ của chính phủ trong năm 2013 là 185,814 tỷ đồng, khoảng 7.4% GPD (2,526,610 tỷ đồng), cao hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2013 được công bố là 5.42% (giả sử con số 5.42% là đúng). Như vậy tỷ lệ tăng GDP không đủ để trả nợ, cộng với giá dầu thô giảm mạnh làm thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn nên nợ công chỉ có thể tăng lên trong các năm tới. Việt Nam bị vỡ nợ chỉ là vấn đề thời gian, trừ khi Việt Nam có dân chủ thì vấn đề nợ công mới có cơ hội được giải quyết.

- TS Bùi Trinh, chuyên gia kinh tế, dẫn công bố của Tổng cục Thống kê trong tài liệu Sự phát triển của DN VN giai đoạn 2006 - 2011 và các số liệu cập nhật cho thấy đến cuối 2012, nợ của khối DNNN vào khoảng 192 tỷ USD, chiếm khoảng 124% GDP. Nhưng thực ra GDP Việt Nam chỉ có 120 tỷ USD thôi nên nợ của DNNN bằng tới 160% GDP.

- Theo định nghĩa về nợ công của Liên Hiệp Quốc và của các tổ chức quốc tế, thì nợ công gồm nợ của chính phủ trung ương và địa phương, cộng thêm vào đó là nợ tư mà chính phủ bảo lãnh, cộng với nợ của doanh nghiệp nhà nước trung ương và địa phương. Như vậy nợ công của Việt Nam đã lên tới ít nhất 262 tỷ USD, khoảng 220% GDP.

- Ông Vũ Quang Việt đã đúng khi cho rằng nợ công của VN là hơn 200 tỷ USD và hơn 200% GDP: http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140916-no-doanh-nghiep-nha-nuoc-viet-nam-nguy-co-can-ke/

Tập hợp dân chủ đa nguyên.

Đèn cù tập II - nhiều bí ẩn được tiết lộ


  Trong Đèn Cù Tập II, Trần Đĩnh có thuật lại một số sự kiện đáng chú ý, dù có khi chỉ là một câu phát ngôn hay một thái độ. Tuy nhiên, những hành vi có vẻ thoáng qua đó nó cho chúng ta một vài tín hiệu về tâm tính, trình độ, và có khi cả nhân cách của những người cộng sản thời xưa.

Trại gái

Chỗ ở của một nhà văn không phải ở trong tù !

Huy Đức 
Mẹ bọn bay, mau thả Bọ Lập ra mau ! 

Cho đến 16:00 chiều nay, 15-12-2014, khi chị Hồ Thị Hồng yêu cầu, cơ quan An ninh Điều tra vẫn không trình ra được phê chuẩn của Viện kiểm sát về việc tiếp tục giam giữ chồng chị. Theo đúng Luật, nhà văn Nguyễn Quang Lập phải được ra khỏi trại giam từ lúc 9:00 sáng nay, tính từ thời điểm anh bị mất tự do ngay khi đang ở trong nhà mình (anh bị đưa vào tù từ lúc 14:00 ngày 6-12-2014). 

Tác giả "Chuyện kể năm 2000 qua đời".

Tác giả “Chuyện kể năm 2000” qua đời

Nhà văn Phạm Đình Trọng cùng nhà văn Bùi Ngọc Tấn.


- Nhà văn Bùi Ngọc Tấn- tác giả cuốn tự truyện nổi tiếng "Chuyện kể năm 2000" vừa qua đời tại nhà riêng (Hải Phòng) lúc 5 giờ sáng nay, ngày 18 tháng 12 năm 2014.
Lễ viếng: 10 giờ sáng ngày 19.12.2014.Lễ Truy điệu: 10 giờ sáng thứ bảy ngày 20 tháng 12 năm 2014.Lễ An táng: Tại Nghĩa trang Ninh Hải, Hải Phòng.

Nhà văn, Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934, quê ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ 1954 và là cây viết khá nổi tiếng khi còn trẻ.
Bùi Ngọc Tấn từng bị bắt và phải ở tù 5 năm (1968-1973) trong vụ án "Xét lại, chống Đảng", mà không được xét xử. 
Wikipedia viết: “Theo ông (Bùi Ngọc Tấn) thì người hạ lệnh bắt ông, cũng như đuổi vợ ông khỏi trường Đại học trong thời gian ông bị cải tạo, ngăn chặn ông đi làm sau khi ra tù là giám đốc công an thành phố Hải Phòng Trần Đông. 
Khi bị bắt giữ, ông cũng bị tịch thu hơn nghìn trang bản thảo và sau này không được trả lại. Từ khi được xóa án, sau hai năm thất nghiệp, Bùi Ngọc Tấn được tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản Hoàng Hữu Nhân xếp vào làm nhân viên theo dõi thi đua khen thưởng ở Liên hiệp Xí nghiệp Đánh cá Hạ Long. Trong khoảng thời gian làm công việc này từ 1974 đến 1994, ông trở thành một "người ẩn dật" với văn chương, ngừng viết trong khoảng thời gian 20 năm này. Theo đài RFA, trong thời gian đó "ông không được phép viết lách gì, ngay cả nhật ký cũng thường xuyên bị công an văn hóa xét nhà, lục lọi tịch thu..."
Ông trở lại với bạn đọc qua bài "Nguyên Hồng, thời đã mất" đăng trên tạp chí Cửa biển tại Hải Phòng năm 1993”.
Một số tác phẩm chính đã được xuất bản từ năm 1995 trở lại đây: Một thời để mất, Những người rách việc, Một ngày dài đàng đẵng, Chuyện kể năm 2000, Rừng xưa xanh lá…
Một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng sau này của Bùi Ngọc Tấn là cuốn tiểu thuyết “Biển và chim bói cá”, xuất bản năm 2008.
Tuy nhiên, nhắc tới Bùi Ngọc Tấn người ta nghĩ ngay tới “Chuyện kể năm 2000”.
Cuốn tự truyện này đã gây được sự chú ý của quốc tế và trở thành một trong những cuốn sách được giới bất đồng chính kiến trong nước quan tâm nhất. “Chuyện kể năm 2000” đã được dịch ra tiếng Anh, Đức và Pháp. “Theo tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF), câu chuyện 600 trang về người tù mang tên Tuấn mô tả lại cách “chính quyền Việt Nam trấn áp trí thức”. Chính vì vậy mà "Chuyện kể năm 2000" vừa in tháng Hai năm 2000 thì ngày 16 tháng 3, bộ Văn hóa-Thông tin đã ký quyết định số 395, đình chỉ, thu hồi và tiêu hủy cuốn này do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành.( Wikipedia).
Ngoài các giải thưởng văn học trong nước, Nhà văn Bùi Ngọc Tấn từng nhận được một số giải thưởng quốc tế như: “Giải Henri Queffenlec (Pháp) năm 2012 cho tác phẩm Biển và chim bói cá”, giải Nhân quyền Hellman-Hammett do HRW trao tặng.
Bùi Ngọc Tấn cũng là Hội viên danh dự Hội Văn bút Quốc tế. Hội viên danh dự Hội Văn bút Canada.

Bản tin từ ông Thanh Nghiên Phạm từ Canada đưa.

Đấu đá, tranh giành ghế trong hàng ngũ lưu manh coingj sản.

Theo Chân dung quyền lực blog.

Dưới đây là một bức thư tố cáo đích danh ủy viên bộ chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên quan đến cuộc đấu đá, tranh giành quyền trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng cộng sản.

Tác giả bức thư ký tên Lê Lương Bình, tự nhận là một cán bộ ngoại giao đã nghỉ hưu. Ông Bình cáo buộc Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dùng đến 'tất cả các ngón đòn chính trị hiểm độc nhất' để triệt hạ uy tín và loại bỏ quyền lực của ông Nguyễn Bá Thanh, người hiện đang giữ chức Trưởng ban Nội chính trung ương.

Lật lại những tháng ngày ông Nguyễn Xuân Phúc rời Quảng Nam ra Hà Nội. Hành trang chính trị của ông Nguyễn Xuân Phúc chẳng có gì, ngoài yếu tố "miền Trung". Mặc dù được bổ nhiệm, cất nhắc khá sớm, nhưng ông Nguyễn Xuân Phúc không có gì sáng tạo mang tính chất đột phá, thậm chí nhiều cán bộ đánh giá là thiếu tư duy và tầm nhìn chiến lược. Phải công nhận ông Nguyễn Xuân Phúc là một bậc thầy trong sử dụng yếu tố "miền Trung" để thăng tiến trong sự nghiệp chính trị của mình. Để được bổ nhiệm Phó Tổng thanh tra chính phủ, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc luôn rêu rao nói rằng, cần có nhân tố "miền Trung" trong các cơ quan quyền lực cao nhất của Chính phủ, miền Trung hi sinh mất mát, đau thương trong chiến tranh nhiều nhất, nên hòa bình cần quan tâm, ưu ái đến người miền Trung và nhân tố "miền Trung" chính là ông ta, ông ta là đại diện cho người miền Trung.

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Khi nắm chắc vị trí Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc lại tiếp tục nhìn ngắm chức vụ cao hơn, đó là Bộ Chính Trị, là lãnh đạo Chính Phủ. Nhưng việc sử dụng nhân tố "miền Trung" gặp khó khăn, vì xuất hiện 2 người đều là miền Trung, đó là Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an và Nguyễn Bá Thanh, Bí Thư Thành Ủy Đà Nẵng. Bề ngoài, Nguyễn Xuân Phúc ru ngủ Lê Thế Tiệm, Nguyễn Bá Thanh bằng chiêu bài, người miền Trung phải đoàn kết, thương yêu nhau, cùng dắt tay nhau thăng tiến trong các nấc thang chính trị, nhưng kỳ thực tất cả các ngón đòn chính trị hiểm độc nhất đã được ông Bảy Phúc tung ra để hạ uy tín, phá Lê Thế Tiệm, Nguyễn Bá Thanh. Lê Thế Tiệm bỏ phiếu vào Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư lần nào cũng trượt. Tất nhiên nguyên nhân có một phần do ông Bảy Phúc phá, mọi yếu kém của ông Sáu Tiệm bị ông Bảy Phúc bí mật phơi bài đến các ủy viên Trung ương. Nguyễn Bá Thanh có tài, quyết đoán, có thành tích lớn ở địa phương bỏ phiếu vẫn trượt. Khi đó, ông Nguyễn Bá Thanh và nhiều người đã nghi oan cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng Thủ tướng "đánh" Bá Thanh. Nhưng kỳ thực không hoàn toàn như vậy, thủ phạm chính là ông Bảy Phúc. Nếu ông Thanh vào Bộ Chính Trị, Ban bí thư thì nhân tố "miền Trung" sẽ là ông Bá Thanh, không còn là ông Bảy Phúc nữa, vì nếu đặt hai người lên bàn cân thì ông Bá Thanh hơn hẳn ông Bảy Phúc cả về tài lẫn đức. Ông Nguyễn Bá Thanh trượt, Nguyễn Xuân Phúc thắng lớn, vừa loại được đối thủ tiềm tàng, vừa đẩy được Thủ tướng ra "đổ vỏ", kích động gây chia rẽ giữa Thủ tướng với ông Nguyễn Bá Thanh.

Dù ít, hay nhiều thì sự thành đạt của ông Nguyễn Xuân Phúc có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đó là sự thật không thể chối cãi. Nhưng khi Bộ Chính Trị, Trung Ương mới chuẩn bị bàn về việc xét kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã trở cờ, cho rằng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng khó có cơ hội trụ vững và đây là thời cơ để ông Phúc có thể nắm giữ chức vụ Thủ Tướng. Do vậy, thời điểm đó, ông Nguyễn Xuân Phúc liên tục đi các địa phương, nói là kiểm tra công tác, nhưng kỳ thực là vận động hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ủng hộ ông Phúc lên làm Thủ Tướng. Đi đến đâu, ông Phúc cũng muốn mọi người giới thiệu là "Phó Thủ Tướng Thứ Nhất" để khẳng định sau khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là đến ông Nguyễn Xuân Phúc. Nếu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngã ngựa giữa nhiệm kỳ, thì người thay thế đương nhiên là ông Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không nhưng không ngã ngựa mà còn ngày càng mạnh lên, vì vậy ông Nguyễn Xuân Phúc tập trung cho việc đi các địa phương vận động lực lượng cho đại hội tới để có thể đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Chính phủ. 

Xin gửi đến bạn đọc trong thôn toàn văn bức thư tố cáo để nhân dân nhận định về cuộc chiến phe phái bên trong hậu trường chính trường cộng sản.


Tuyên ngôn ... độc lập của Bọ Lập.



Bọ Lập chống gậy đi biểu tình chống Tàu tại Sài gòn

… 100 triệu view đến từ hôm qua, ngày 25/6, sau 3 năm bọ Lập vào Sài Gòn. Khi vào Sài Gòn, Quê Choa chỉ có 7 triệu view, bọ Lập tính đến 10 triệu view thì cho Quê choa đóng cửa vì quá mệt mỏi và mất thời gian. Mệt mỏi và mất thời gian cũng không đáng sợ, đáng sợ nhất là phải sống trong sợ hãi. Nhưng rồi chẳng những bọ Lập không đóng cửa Quê Choa mà còn mở rộng đề tài và nội dung khiến số view tăng vọt, chỉ trong ba năm nó đã đạt con số 100 triệu view.
Bọ Lập không còn trẻ nữa để chơi trò câu view, bọ cũng thừa nổi tiếng (trong nước) để không cần phải nổi tiếng hơn nữa, chỉ vì bọ nghe theo cụ Phan Châu Trinh: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Đó là lời kêu gọi luôn đúng cho mọi thời, thời này càng đúng đắn và khẩn thiết.
100 năm trước của cụ Phan Chu Trinh và ngày hôm nay của chúng ta 10 nỗi nhục sau đây không có gì thay đổi:
1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…”
Muốn không còn 10 nỗi đắng cay và nhục nhã đó cần phải khai dân trí, chấn dân khí. Muốn khai dân trí, chấn dân khí trước tiên và trên hết phải cho dân biết SỰ THẬT. Chỉ có cách đó, không có cách nào khác.
Bọ Lập không có khả năng và trình độ để khai dân trí, chấn dân khí nhưng lại có khả năng dùng blog Quê Choa làm con thuyền chuyên chở SỰ THẬT đến với dân. Làm anh nhà văn luôn mồm nói về nhân nghĩa, về cái tâm, về sống vì dân viết vì dân vân vân và vân vân… vô lẽ lại đắp tai cài trốc trước lời kêu gọi khẩn thiết của tiền nhân? Thế thì hèn quá! Thế thì thà vứt bút đi về nhà ôm đít vợ còn hơn suốt ngày ngửa mặt ngóng chờ giải thưởng nọ danh hiệu kia, không thèm biết đến dân tình khốn nạn thế nào, đất nước điêu đứng ra sao. Sống thế khác gì an phận làm con chó giữ nhà cho chủ, mong chờ chủ xón ra giải thưởng nọ danh hiệu kia để vui sướng vẫy đuôi liếm láp?
Bọ Lập từ trước đến nay không theo ai không chống ai, và sẽ không theo ai không chống ai, vì đó không phải việc của nhà văn. Trước sau bọ Lập xin làm một người lái đò nhỏ chở con thuyền SỰ THẬT đến với dân, chỉ vậy thôi, không có gì khác.
Nhân đây cũng xin báo: Bọ Lập xin rút tên mọi hội hè đoàn thể mà bọ đã có tên trước đến nay, từ Hội nhà văn đến Văn đoàn độc lập, từ Hội sân khấu đến Hội điện ảnh, v.v. Bọ Lập không thích và chả phục Cao Hạnh Kiện nhưng rất mê câu nói này của ông: Sáng tạo văn học là một hoạt động đơn độc mà không một phong trào nào, một phe nhóm nào có thể giúp được, ngược lại nó rất dễ bị những thứ đó giết chết. Chỉ khi nhà văn là một cá nhân biệt lập, không thuộc về một phe nhóm, trào lưu chính trị nào thì hắn mới có được tự do hoàn toàn.
Bọ Lập suy nghĩ rất nhiều về điều này và quyết định nghe theo ông, dù biết mình đã già, tài cán chẳng bao nhiêu, viết lách sẽ không còn được nhiều nữa.
Vài lời kính cáo.
Nguyễn Quang Lập
- Thế đấy, thế mà Bọ Lập bị coi là “phản động”, bị mời ngồi ghế 258!?
S.H/ FB Sao Hồng / Bauxite VN

Bỏ tù blogger, Việt nam là rừng rậm.


BBC Vietnamese:
Chính quyền Việt Nam không muốn thắt chặt kiểm soát Internet như Trung Quốc, nhưng chọn cách bắt giữ những tiếng nói trái chiều để bảo vệ quyền lực.
Nhận định trên được cây bút Ralph Jennings đưa ra trong bài viết ngày 16/12 đăng trên tạp chí Forbes.
Bài viết của Jennings mở đầu bằng việc so sánh việc sử dụng internet ở TP.HCM với Trung Quốc với "đường cao tốc" và "rừng rậm".


"Gmail hoạt động ngay tức thì ... Và tôi có thể lên Facebook thoải mái", ông mô tả.
"Việt Nam, dù cũng bị cai trị bởi chính quyền cộng sản độc tài như Trung Quốc, lại không muốn chặn các trang web một cách có hệ thống".

Bỏ tù nhà báo -Việt nam đứng thứ 5 Thế giới.

CPJ: VN đứng thứ 5 về bỏ tù nhà báo

  • BBC Tiếng Việt - 17 tháng 12 2014
  •  



Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) xếp Việt Nam vào thứ năm trong danh sách các nước cầm tù nhiều nhà báo nhất năm 2014, với 16 người hiện đang bị giam giữ.




Đứng đầu danh sách vẫn là Trung Quốc, với 44 người.
Tổng cộng trong cả năm 2014, trên thế giới có 220 nhà báo bị bỏ tù, tăng chín người so với năm trước đó. Đây là con số nhiều thứ hai trong tất cả các năm, kể từ khi CPJ bắt đầu thống kê về các nhà báo bị bỏ tù năm 1990.
Mười quốc gia có số nhà báo ngồi tù nhiều nhất là Trung Quốc, Iran, Eritrea, Ethiopia, Việt Nam, Syria, Ai Cập, Miến Điện, Azerbaijan, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong số 16 nhà báo và cây bút bị cầm tù ở Việt Nam, CPJ nhắc đến các trường hợp nhiều người biết đến như ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Tạ Phong Tần, ông Lê Quốc Quân, nhà báo Hoàng Khương, ông Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), ông Trương Duy Nhất và nhà báo Võ Thanh Tùng.
CPJ không đề cập tên ông Nguyễn Quang Lập, có thể vì danh sách được chốt hạ trước khi ông Lập bị bắt.
2014 là năm thứ ba liên tiếp con số nhà báo bị cầm tù trên thế giới vượt qua ngưỡng 200 người, cho thấy một xu hướng đáng quan ngại, theo CPJ.
Tại Trung Quốc, số nhà báo bị bắt tăng mạnh so với 32 người năm 2013 và CPJ nhận xét đây là chỉ dấu về "áp lực mà Chủ tịch Tập Cận Bình đang đặt lên báo chí, giới luật sư, bất đồng chính kiến và học giả buộc họ phải tuân theo lập trường của chính phủ".
"Không chỉ bỏ tù nhà báo Trung Quốc, Bắc Kinh cũng đưa ra các quy định mới ngặt nghèo về những gì có thể đưa tin và từ chối thị thực cho báo chí nước ngoài."
CPJ nói các chủ đề liên quan người thiểu số ở Trung Quốc tiếp tục bị cho là nhạy cảm. Gần một nửa số người bị tù là các cây bút Tây Tạng hoặc Uighur.
29 nhà báo bị nhà cầm quyền Trung Quốc bỏ tù vì tội danh chống nhà nước.