TÔM CÁ HAY GANG THÉP? (ghi chép từ Hà Tĩnh)
Rạng sáng một ngày cuối tháng 3-2015, tôi có mặt ở Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi ở đây xảy ra vụ sập giàn giáo làm 13 công nhân thiệt mạng và rất nhiều người bị thương. Hôm nay, rạng sáng một ngày cuối tháng 4-2016, tôi lại có mặt ở khu vực Formosa Hà Tĩnh.
Lúc 4h sáng, anh Thoả, người đã gắn bó với nghề đánh cá 28 năm nay ở xã Kỳ Phương - nằm kế bên đại dự án Formosa, lang thang ở bờ biển trong bóng tối. Hôm qua, vợ chồng anh đánh lưới chỉ còn được 1,7kg cá, bán được 40.000 đồng, trước có ngày đánh được cả tạ cá. Hôm nay, anh đi theo thói quen, chứ không ra khơi nữa.
Vào Hà Tĩnh, xe chúng tôi chạy ra thẳng bờ biển. Nơi dừng lại có 300 con thuyền đang đậu. Dân ở đây nói rằng nhiều ngày nay họ không đi đánh cá, vì có may mắn được cá thì mang về cũng khó mà bán được.
Nhưng, hôm nay tôi không muốn nói về chuyện cá chết này nhiều nữa. Bởi nguyên nhân thực sự là gì, chúng ta vẫn phải chờ câu trả lời từ nhà chức trách. Hôm nay, tôi muốn nói về Formosa, đại dự án gang thép của Tập đoàn Formosa Đài Loan - nơi máy chạy ầm ầm và đèn sáng rực một vùng trời, nằm kế bên một bến thuyền đang buồn tẻ ở Kỳ Anh.
Hôm qua, ông Chu Xuân Phàm, giám đốc đối ngoại của Formosa Hà Tĩnh, đã lật bài ngửa rằng Việt Nam phải lựa chọn, dự án gang thép hiện đại, hoặc là tôm cá. Tôi không có ý định cố tình ghép câu nói ấy vào việc lý giải nguyên nhân cá chết, nhưng rõ ràng là đây là quan điểm và ứng xử của nhà đầu tư khi họ đặt chân vào Việt Nam.
Đó là một sự thẳng thắn đến trơ trẽn. Một dự án muốn được đầu tư, về nguyên tắc phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vậy thì họ dựa vào sức mạnh nào để thách thức tất cả và bắt chúng ta phải lựa chọn? Sức mạnh của 10,5 tỉ USD vốn đầu tư ư?
Hơn 3.000 ha diện tích đất và mặt nước dành cho dự án này, nghĩa là không biết bao nhiêu người dân mất đất canh tác. Formosa được thuê vượt khung, tức thuê trong 70 năm thay vì 50 năm. Giá thuê chỉ có 96 tỉ đồng cho chừng ấu nằm ròng rã. Mỗi năm 3.000 ha ấy chỉ phải trả số tiền thuê vỏn vẹn 1,37 tỉ đồng đấy ạ!
Chúng ta được gì khi có thời điểm, tổng lao động ở công trường Formosa là 27.000 người thì có đến 10.000 người nước ngoài, trong đó 80% là lao động phổ thông.
Chúng ta được gì khi thuế thu nhập doanh nghiệp miễn 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, ưu đãi 50% cho 9 năm.... Chúng ta được gì khi ngay cả các nguyên vật liệu, các hàng hoá phục vụ cho sinh hoạt trong Formosa mà họ còn đòi miễn thuế nhập khẩu.
Tôi không biết dự án gang thép này hiện đại như thế nào, nhưng có điều nếu không bảo hộ bằng thuế, thì chắc gì nó sống được mấy ngày.
Đã một thời gian dài chúng ta tăng trưởng kinh tế bằng FDI. Thế nên, những người có quyền lựa chọn đã thu hút bằng mọi giá. Nhưng, chưa khi nào tôi thấy một nhà đầu tư sỉ nhục và thách thức chúng ta đến vậy. Nếu chúng ta chọn gang thép, chúng ta sẽ còn gì cho con cháu mai sau, thậm chí ngay chính hôm nay chúng ta đã mất mát quá nhiều.
Tôi chọn nhà đầu tư tôn trọng nơi họ đặt chân đến. Nếu họ bắt phải đánh đổi, thì đã đến lúc phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, FDI như vậy không phải là bảo chứng cho sự phát triển bền vững nữa rồi.
"Thành tích" lớn nhất của một người lãnh đạo phải là an lòng dân. Ở Hà Tĩnh hôm nay, nước vẫn mặn, biển vẫn đẹp mênh mang, ống khói của Formosa vẫn nghi ngút, chỉ có lòng dân là ngổn ngang vì miếng cơm manh áo của chính mình.
Bách Hoan VTV
Rạng sáng một ngày cuối tháng 3-2015, tôi có mặt ở Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi ở đây xảy ra vụ sập giàn giáo làm 13 công nhân thiệt mạng và rất nhiều người bị thương. Hôm nay, rạng sáng một ngày cuối tháng 4-2016, tôi lại có mặt ở khu vực Formosa Hà Tĩnh.
Lúc 4h sáng, anh Thoả, người đã gắn bó với nghề đánh cá 28 năm nay ở xã Kỳ Phương - nằm kế bên đại dự án Formosa, lang thang ở bờ biển trong bóng tối. Hôm qua, vợ chồng anh đánh lưới chỉ còn được 1,7kg cá, bán được 40.000 đồng, trước có ngày đánh được cả tạ cá. Hôm nay, anh đi theo thói quen, chứ không ra khơi nữa.
Vào Hà Tĩnh, xe chúng tôi chạy ra thẳng bờ biển. Nơi dừng lại có 300 con thuyền đang đậu. Dân ở đây nói rằng nhiều ngày nay họ không đi đánh cá, vì có may mắn được cá thì mang về cũng khó mà bán được.
Nhưng, hôm nay tôi không muốn nói về chuyện cá chết này nhiều nữa. Bởi nguyên nhân thực sự là gì, chúng ta vẫn phải chờ câu trả lời từ nhà chức trách. Hôm nay, tôi muốn nói về Formosa, đại dự án gang thép của Tập đoàn Formosa Đài Loan - nơi máy chạy ầm ầm và đèn sáng rực một vùng trời, nằm kế bên một bến thuyền đang buồn tẻ ở Kỳ Anh.
Hôm qua, ông Chu Xuân Phàm, giám đốc đối ngoại của Formosa Hà Tĩnh, đã lật bài ngửa rằng Việt Nam phải lựa chọn, dự án gang thép hiện đại, hoặc là tôm cá. Tôi không có ý định cố tình ghép câu nói ấy vào việc lý giải nguyên nhân cá chết, nhưng rõ ràng là đây là quan điểm và ứng xử của nhà đầu tư khi họ đặt chân vào Việt Nam.
Đó là một sự thẳng thắn đến trơ trẽn. Một dự án muốn được đầu tư, về nguyên tắc phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vậy thì họ dựa vào sức mạnh nào để thách thức tất cả và bắt chúng ta phải lựa chọn? Sức mạnh của 10,5 tỉ USD vốn đầu tư ư?
Hơn 3.000 ha diện tích đất và mặt nước dành cho dự án này, nghĩa là không biết bao nhiêu người dân mất đất canh tác. Formosa được thuê vượt khung, tức thuê trong 70 năm thay vì 50 năm. Giá thuê chỉ có 96 tỉ đồng cho chừng ấu nằm ròng rã. Mỗi năm 3.000 ha ấy chỉ phải trả số tiền thuê vỏn vẹn 1,37 tỉ đồng đấy ạ!
Chúng ta được gì khi có thời điểm, tổng lao động ở công trường Formosa là 27.000 người thì có đến 10.000 người nước ngoài, trong đó 80% là lao động phổ thông.
Chúng ta được gì khi thuế thu nhập doanh nghiệp miễn 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, ưu đãi 50% cho 9 năm.... Chúng ta được gì khi ngay cả các nguyên vật liệu, các hàng hoá phục vụ cho sinh hoạt trong Formosa mà họ còn đòi miễn thuế nhập khẩu.
Tôi không biết dự án gang thép này hiện đại như thế nào, nhưng có điều nếu không bảo hộ bằng thuế, thì chắc gì nó sống được mấy ngày.
Đã một thời gian dài chúng ta tăng trưởng kinh tế bằng FDI. Thế nên, những người có quyền lựa chọn đã thu hút bằng mọi giá. Nhưng, chưa khi nào tôi thấy một nhà đầu tư sỉ nhục và thách thức chúng ta đến vậy. Nếu chúng ta chọn gang thép, chúng ta sẽ còn gì cho con cháu mai sau, thậm chí ngay chính hôm nay chúng ta đã mất mát quá nhiều.
Tôi chọn nhà đầu tư tôn trọng nơi họ đặt chân đến. Nếu họ bắt phải đánh đổi, thì đã đến lúc phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, FDI như vậy không phải là bảo chứng cho sự phát triển bền vững nữa rồi.
"Thành tích" lớn nhất của một người lãnh đạo phải là an lòng dân. Ở Hà Tĩnh hôm nay, nước vẫn mặn, biển vẫn đẹp mênh mang, ống khói của Formosa vẫn nghi ngút, chỉ có lòng dân là ngổn ngang vì miếng cơm manh áo của chính mình.
Bách Hoan VTV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét