Tô Hải: Một hội nghị thượng đỉnh vô vị đã diễn ra ở Sunnylands
Cuộc gặp mặt thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và 10 nước ASEAN tại một nơi đọc lên đã thấy có nhiều ánh nắng mặt trời, đã kết thúc một cách… vô “mầu sắc”, “vô mùi vị” và ít được truyền thông thế giới chú ý (thậm chí bị dè bỉu). Cũng chả hiểu nắng mặt trời vùng Nam California này nó nóng đến độ nào mà tất cả các vị đứng đầu đều phải bỏ cà vạt ở nhà nghỉ, hay… bỏ vào túi mà nhiều ký giả đều phán đoán là tính chất cuộc gặp này chắc chắn là “thiếu tính chính thức”, sẽ chẳng đi đến đâu và nó càng rõ ràng là nó đề cập có 2 vấn đề kinh tế và an ninh biển Đông nhưng chẳng có gì ký kết cụ thể, chính thức mà toàn là những điều “hứa hẹn”, “quan tâm”, những “sẽ”, những “cần phải”, “ghi nhận” khi bản “Tuyên bố cuối cùng 17 điểm” được phổ biến sau hai ngày làm việc ngắn ngủi.
Ngay cái điều mong ước của một số nước đang bị Trung Cộng “chơi cha” cũng như một số nước đang muốn tránh đụng tới hai chữ Trung Quốc để khỏi phải công khai tỏ thái độ “chống kẻ đang giúp mình cả tỷ tỷ USD”… cũng được lờ tịt đi, không một lần dám “phạm húy”! (ảnh 1,2)
Hơn nữa, cuộc gặp mặt này, chưa họp báo chí đã dự đoán nó sẽ chẳng giải quyết được gì và sẽ chẳng có những hiệp định, ký kết đa phương hay song phương gì cụ thể cả vì…
a-/ Không ít vị sẽ giã từ chính trường ngay năm nay (ít nhất là 4 vị) nên chẳng dại gì mà dính vô những chuyện “tế nhị”, đặc biệt là chuyện căng thẳng do Trung cộng gây ra ở Biển Đông! Tốt nhất là… nhuờng cho các vị kế tiếp!
b-/ Lòng tin tưởng của ASEAN vào cường quốc Hoa Kỳ suốt thời Obama đại diện, đã gần như cạn kiệt, nhất là sau 2 lần Obama đã “lỡ hen” với tổ chức này từ năm 2013 để rồi chính năm 2013 lại tiếp đón Tập Cận Bình ngay trên mảnh đất Sunnylands này đầu tiên!?
c-/ Nội bộ 10 nước Asean là 10 xu hướng, 10 chính thể, 10 trình độ kinh tế, quốc phòng, xã hội, 10 mục tiêu xây dựng thể chế chẳng ai giống ai, thậm chí hoàn toàn khác nhau để người Mỹ có thể coi nhẹ cái khối 6,7 trăm triệu người này ưu tiên hơn khối 1,4 tỷ người… Trung Quốc được!
Chả thế mà báo chí Mỹ đã đưa lên nhận xét ngay trước khi cuộc gặp mặt bắt đầu 2 ngày là: "A crowd of dictators is coming to Southern California" (Một đám nhà độc tài đang đến Nam California). Trong 10 quốc gia ASEAN thì có đến 7 được cho là có lãnh đạo độc tài là Hun Sen của Cambodia, Prayuth Chan-o-cha của Thái Lan, Najib Razak của Malaysia, Hassanal Bolkiah của Brunei, Thein Sein của Malaysia, Choummaly Sayasone của Lào và Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam”(Los Angeles Times)
Còn Reuter thì thẳng thừng ngay khi Sunnylands đang họp: “Nhưng năm 2013, vì khủng hoảng ngân sách với quốc hội Mỹ mà Obama đã hủy chuyến đi họp APEC ở Indonesia và ASEAN ở Brunei làm lãnh đạo các quốc gia này thất vọng và mất niềm tin vào Hoa Kỳ. Cần phải nhấn mạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama rất yếu về đối ngoại, từ Ukraine, đến Syria, Iran…” Vì thế, ASEAN không tin có thể tìm được sự ủng hộ của Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Obama trong năm cuối nhiệm kỳ trong cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Đơn giản, quan hệ thương mại Mỹ-Trung quan trọng hơn là với ASEAN….
Riêng tờ “Thời báo Hoàn cầu” của Tầu cộng thì nói thẳng chẳng cần giữ kẽ: “Sunnylands không phải là nơi để bàn về Biển Đông! Asean không có mong muốn đó và Mỹ biết họ không thể làm được”.
Tóm lại: BÓNG DÁNG TRUNG QUỐC VẪN HIỆN DIỆN TẠI CUỘC HỌP!!
Riêng báo Pháp, những tờ danh tiếng nhất như Le Monde, Le Figaro… tuy gần như lờ đi cái cuộc họp mà họ cho là vô vị, vô mầu sắc, (insipide) và “chả đi đến đâu” này cũng có vài bài đọc lên khá… “sốc”. Ví dụ:
“Alors que la relation sino-américaine continue à connaître de nombreuses difficultés, notamment sur fond d’agressivité chinoise en mer de Chine du sud, certains pays de l’Asean manifestent leur inquiétude face aux visées de Pékin. Mais ces dix pays de l’Asean – Birmanie, Thaïlande, Malaisie, Singapour, Laos, Cambodge, Vietnam, Indonésie, Philippines, sultanat de Brunei – sont divisés quant à l’attitude à adopter vis-à-vis de la Chine.
Lèse-majesté ….Parmis ces nations…la Thailande (*) (Tạm dịch: Trong khi quan hệ Mỹ Trung tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, nhất là do sự gây hấn của Tầu tại Biển nam Trung Hoa, một số nước nào đó của khối Asean – Burma, Thailan, Malaixia, Singapore, Lào, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Brunei – đang chia rẽ về thái độ nên có với Trung Quốc… Tội khi quân! Trong số nước đó là… Thái Lan!”
Đặc biệt có cái tít một bài báo in đậm “nói” lên một sự thật… dễ sợ cho những ai chưa biết (hay cố giấu?) chuyện Tầu cộng đang tiến hành biến cái nước Lào thành “cục pin” của Đông Nam Á qua việc đầu tư của Thái Lan vào hệ thống thủy điện suốt dòng Mê-Kông và đường sắt xuyên quốc gia Trung Quốc – Lào – Thái. Bài báo chạy tít to tướng ngay ngày 15/2/2016 giữa lúc ông Obama đón từng nguyên thủ quốc gia đổ bộ xuống Sunnylands: Alliée historique des Etats-Unis, la Thaïlande lorgne vers la Chine. Nghĩa là: Đồng minh lịch sử với Hoa Kỳ, Thái-Lan đang dòm ngó về phía Trung Quốc.
Cũng chẳng có gì là lạ khi, ngay cái nước VN, đáng lẽ mong đợi nhất ở cái Hội nghị Sunnylands lần này, cũng chẳng tin tưởng gì vào kết quả tích cực nhỡn tiền của nó khi thì “không cho rồi lại cho” ông thủ tướng thực tế đã hết quyền hành đi dự để chỉ được phép nói những điều cực kỳ nhũn nhặn, chung chung, khiêm tốn, xa xôi, hiểu ngầm chứ cũng chẳng dám chỉ thẳng vào đứa nào, chỗ nào bị đặt sân bay, tên lửa, nơi nào đang bị “quân sự nhóa”, nơi nào trên Biển Đông đang bị biến thành một “hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm”?
Lời lẽ yếm thế đến nỗi bị một blogger ví như một “đống sắt rỉ” như sau: Đề nghị với TT Obama “nên có tiếng nói mạnh mẽ và những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn để yêu cầu chấm dứt các hoạt đông làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng các đảo với qui mô lớn, chấm dứt ngay việc quân sự hoá Biển Đông…”
Chỉ có thế và… hết! Trừ một cử chỉ đáng để truyền thông thế giới đưa ảnh và tin! Đó là cảnh cầm tay một cháu nữ du học sinh ra cái vẻ gần gũi quần chúng… để chẳng nói gì và có mục đích gì mà lại gây nên lắm điều dở hơn điều hay. (ảnh 3)
Trong khi đó, mỗi người đứng đầu của mỗi nước họ đều nắm bắt được cái mục đích vu vơ và chẳng hiệu quả gì của chuyến công du này nên đã có chương trình hoạt động riêng lẻ có lợi cho họ và cho đất nước họ. Ví dụ Thủ Tướng Singapore đã tranh thủ chuyến đi Nam California này mà đến thăm Silicon Valley cả 4 ngày trước đó với mục đích tìm kiếm nhân tài đang thiếu độ 34.000 người cho một quốc gia thông minh (Smart nation) những năm tới. Báo Straits Times, tháp tùng cùng ông lý Hiển Long đã viết như sau:
Trang Facebook của ông Lý những ngày qua cập nhật đầy đủ các cuộc gặp gỡ với dàn lãnh đạo cao cấp của thế giới công nghệ, các tỉ phú gồm có: Elon Musk – nhà sáng lập Tesla Motors và SpaceX; Eric Schmidt và Sundar Pichai – lần lượt là lãnh đạo của Alphabet và Google; Tim Cook – giám đốc Hãng công nghệ Apple; Mark Zuckerberg – ông chủ Facebook... Trong các cuộc trò chuyện, Thủ tướng Lý không giấu giếm hai mối quan tâm lớn: một là hiện thực hóa dự án “Smart Nation” (Quốc gia thông minh) của Singapore, và hai là làm sao lôi kéo hiền tài về phục vụ đất nước mình (Thiếu 34.000 chuyên gia công nghệ thông tin trong năm tới…” (ảnh 4)
Còn vợ chồng tổng thống Widodo của Indonesia (cả hai dều giỏi tiếng Anh) thì tranh thủ đến tận nhà để làm việc với ông trùm facebook Mark Zuckenberg về chương trình phổ thông facebọok cho toàn dân Indonexia trong thời gian sớm nhất nhằm đẩy mạnh dân trí và dân chủ hóa đất nước… (ảnh 5)
Riêng ở Việt Nam thì… có lẽ đã có chỉ đạo nên báo chí cũng chỉ đăng vài bài chung chung. Không thấy “đại thắng” hay “thành công mỹ mãn” gì về chuyến đi này của ông Dũng, kể cả tuyên bố 17 điểm cũng không có mặt trên các tờ báo lớn. Chỉ độc có một tờ Một Thế Giới là dám bốc nhằng “nhét” một lời hứa không hề có vào miệng ông Obama mà không lo bị kiện là: “Ông Obama hứa giúp Đông Nam Á chống bành trướng Trung Quốc”?!
Ấy vậy mà cuộc đi và về không kèn không trống của anh ba X đến hôm nay (22/2//2016) vẫn không ngớt lên mạng của các nhà blogger, facebooker lề trái!? Đủ kiểu đánh giá và phán đoán, thậm chí công kích nhau do không đồng quan điểm. Có người có tư tưởng ủng hộ anh Ba còn cho là “6 tháng nữa, anh Ba sẽ lật ngược thế cờ”, hoặc “Cuộc xuất hiện của anh Ba ở Sunnylands lần này là một thắng lợi của ‘phe’ ủng hộ anh Ba”??
Riêng mình, chỉ xin nhắc lại một nhận định chủ quan (đã viết một stt ngắn gọn trên FB của mình) như sau: NẾU CÁI HỘI NGHỊ VÔ VỊ NÀY NÓ QUAN TRỌNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI TƯƠNG LAI CỦA ĐẤT NƯỚC, DÙ NHIỀU HAY ÍT THÌ “NGƯỜI TA” ĐÃ CHẲNG ĐỂ CHO ANH BA ĐI ĐỂ RỒI LẠI TUYÊN BỐ NHĂNG NHÍT NGHE CÓ VẺ HAY HAY, NHƯNG KHÔNG CÓ LỢI CHO MỐI TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT TRUNG ĐÂU!
Quan điểm của mình, dựa trên tài liệu có được nhờ truyền thông nước ngoài, đúng hay sai, xin lỗi, cho mình được phát huy tí… dân chủ nhé! Ném đá bắt mình phải nghe theo ai, viết như ai đó, thì đúng là ăn phải của “rơi rớt” của chủ nghĩa “đảng ta là chân lý sáng ngời” đấy!
Cuộc gặp mặt thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và 10 nước ASEAN tại một nơi đọc lên đã thấy có nhiều ánh nắng mặt trời, đã kết thúc một cách… vô “mầu sắc”, “vô mùi vị” và ít được truyền thông thế giới chú ý (thậm chí bị dè bỉu). Cũng chả hiểu nắng mặt trời vùng Nam California này nó nóng đến độ nào mà tất cả các vị đứng đầu đều phải bỏ cà vạt ở nhà nghỉ, hay… bỏ vào túi mà nhiều ký giả đều phán đoán là tính chất cuộc gặp này chắc chắn là “thiếu tính chính thức”, sẽ chẳng đi đến đâu và nó càng rõ ràng là nó đề cập có 2 vấn đề kinh tế và an ninh biển Đông nhưng chẳng có gì ký kết cụ thể, chính thức mà toàn là những điều “hứa hẹn”, “quan tâm”, những “sẽ”, những “cần phải”, “ghi nhận” khi bản “Tuyên bố cuối cùng 17 điểm” được phổ biến sau hai ngày làm việc ngắn ngủi.
Ngay cái điều mong ước của một số nước đang bị Trung Cộng “chơi cha” cũng như một số nước đang muốn tránh đụng tới hai chữ Trung Quốc để khỏi phải công khai tỏ thái độ “chống kẻ đang giúp mình cả tỷ tỷ USD”… cũng được lờ tịt đi, không một lần dám “phạm húy”! (ảnh 1,2)
Hơn nữa, cuộc gặp mặt này, chưa họp báo chí đã dự đoán nó sẽ chẳng giải quyết được gì và sẽ chẳng có những hiệp định, ký kết đa phương hay song phương gì cụ thể cả vì…
a-/ Không ít vị sẽ giã từ chính trường ngay năm nay (ít nhất là 4 vị) nên chẳng dại gì mà dính vô những chuyện “tế nhị”, đặc biệt là chuyện căng thẳng do Trung cộng gây ra ở Biển Đông! Tốt nhất là… nhuờng cho các vị kế tiếp!
b-/ Lòng tin tưởng của ASEAN vào cường quốc Hoa Kỳ suốt thời Obama đại diện, đã gần như cạn kiệt, nhất là sau 2 lần Obama đã “lỡ hen” với tổ chức này từ năm 2013 để rồi chính năm 2013 lại tiếp đón Tập Cận Bình ngay trên mảnh đất Sunnylands này đầu tiên!?
c-/ Nội bộ 10 nước Asean là 10 xu hướng, 10 chính thể, 10 trình độ kinh tế, quốc phòng, xã hội, 10 mục tiêu xây dựng thể chế chẳng ai giống ai, thậm chí hoàn toàn khác nhau để người Mỹ có thể coi nhẹ cái khối 6,7 trăm triệu người này ưu tiên hơn khối 1,4 tỷ người… Trung Quốc được!
Chả thế mà báo chí Mỹ đã đưa lên nhận xét ngay trước khi cuộc gặp mặt bắt đầu 2 ngày là: "A crowd of dictators is coming to Southern California" (Một đám nhà độc tài đang đến Nam California). Trong 10 quốc gia ASEAN thì có đến 7 được cho là có lãnh đạo độc tài là Hun Sen của Cambodia, Prayuth Chan-o-cha của Thái Lan, Najib Razak của Malaysia, Hassanal Bolkiah của Brunei, Thein Sein của Malaysia, Choummaly Sayasone của Lào và Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam”(Los Angeles Times)
Còn Reuter thì thẳng thừng ngay khi Sunnylands đang họp: “Nhưng năm 2013, vì khủng hoảng ngân sách với quốc hội Mỹ mà Obama đã hủy chuyến đi họp APEC ở Indonesia và ASEAN ở Brunei làm lãnh đạo các quốc gia này thất vọng và mất niềm tin vào Hoa Kỳ. Cần phải nhấn mạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama rất yếu về đối ngoại, từ Ukraine, đến Syria, Iran…” Vì thế, ASEAN không tin có thể tìm được sự ủng hộ của Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Obama trong năm cuối nhiệm kỳ trong cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Đơn giản, quan hệ thương mại Mỹ-Trung quan trọng hơn là với ASEAN….
Riêng tờ “Thời báo Hoàn cầu” của Tầu cộng thì nói thẳng chẳng cần giữ kẽ: “Sunnylands không phải là nơi để bàn về Biển Đông! Asean không có mong muốn đó và Mỹ biết họ không thể làm được”.
Tóm lại: BÓNG DÁNG TRUNG QUỐC VẪN HIỆN DIỆN TẠI CUỘC HỌP!!
Riêng báo Pháp, những tờ danh tiếng nhất như Le Monde, Le Figaro… tuy gần như lờ đi cái cuộc họp mà họ cho là vô vị, vô mầu sắc, (insipide) và “chả đi đến đâu” này cũng có vài bài đọc lên khá… “sốc”. Ví dụ:
“Alors que la relation sino-américaine continue à connaître de nombreuses difficultés, notamment sur fond d’agressivité chinoise en mer de Chine du sud, certains pays de l’Asean manifestent leur inquiétude face aux visées de Pékin. Mais ces dix pays de l’Asean – Birmanie, Thaïlande, Malaisie, Singapour, Laos, Cambodge, Vietnam, Indonésie, Philippines, sultanat de Brunei – sont divisés quant à l’attitude à adopter vis-à-vis de la Chine.
Lèse-majesté ….Parmis ces nations…la Thailande (*) (Tạm dịch: Trong khi quan hệ Mỹ Trung tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, nhất là do sự gây hấn của Tầu tại Biển nam Trung Hoa, một số nước nào đó của khối Asean – Burma, Thailan, Malaixia, Singapore, Lào, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Brunei – đang chia rẽ về thái độ nên có với Trung Quốc… Tội khi quân! Trong số nước đó là… Thái Lan!”
Đặc biệt có cái tít một bài báo in đậm “nói” lên một sự thật… dễ sợ cho những ai chưa biết (hay cố giấu?) chuyện Tầu cộng đang tiến hành biến cái nước Lào thành “cục pin” của Đông Nam Á qua việc đầu tư của Thái Lan vào hệ thống thủy điện suốt dòng Mê-Kông và đường sắt xuyên quốc gia Trung Quốc – Lào – Thái. Bài báo chạy tít to tướng ngay ngày 15/2/2016 giữa lúc ông Obama đón từng nguyên thủ quốc gia đổ bộ xuống Sunnylands: Alliée historique des Etats-Unis, la Thaïlande lorgne vers la Chine. Nghĩa là: Đồng minh lịch sử với Hoa Kỳ, Thái-Lan đang dòm ngó về phía Trung Quốc.
Cũng chẳng có gì là lạ khi, ngay cái nước VN, đáng lẽ mong đợi nhất ở cái Hội nghị Sunnylands lần này, cũng chẳng tin tưởng gì vào kết quả tích cực nhỡn tiền của nó khi thì “không cho rồi lại cho” ông thủ tướng thực tế đã hết quyền hành đi dự để chỉ được phép nói những điều cực kỳ nhũn nhặn, chung chung, khiêm tốn, xa xôi, hiểu ngầm chứ cũng chẳng dám chỉ thẳng vào đứa nào, chỗ nào bị đặt sân bay, tên lửa, nơi nào đang bị “quân sự nhóa”, nơi nào trên Biển Đông đang bị biến thành một “hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm”?
Lời lẽ yếm thế đến nỗi bị một blogger ví như một “đống sắt rỉ” như sau: Đề nghị với TT Obama “nên có tiếng nói mạnh mẽ và những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn để yêu cầu chấm dứt các hoạt đông làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng các đảo với qui mô lớn, chấm dứt ngay việc quân sự hoá Biển Đông…”
Chỉ có thế và… hết! Trừ một cử chỉ đáng để truyền thông thế giới đưa ảnh và tin! Đó là cảnh cầm tay một cháu nữ du học sinh ra cái vẻ gần gũi quần chúng… để chẳng nói gì và có mục đích gì mà lại gây nên lắm điều dở hơn điều hay. (ảnh 3)
Trong khi đó, mỗi người đứng đầu của mỗi nước họ đều nắm bắt được cái mục đích vu vơ và chẳng hiệu quả gì của chuyến công du này nên đã có chương trình hoạt động riêng lẻ có lợi cho họ và cho đất nước họ. Ví dụ Thủ Tướng Singapore đã tranh thủ chuyến đi Nam California này mà đến thăm Silicon Valley cả 4 ngày trước đó với mục đích tìm kiếm nhân tài đang thiếu độ 34.000 người cho một quốc gia thông minh (Smart nation) những năm tới. Báo Straits Times, tháp tùng cùng ông lý Hiển Long đã viết như sau:
Trang Facebook của ông Lý những ngày qua cập nhật đầy đủ các cuộc gặp gỡ với dàn lãnh đạo cao cấp của thế giới công nghệ, các tỉ phú gồm có: Elon Musk – nhà sáng lập Tesla Motors và SpaceX; Eric Schmidt và Sundar Pichai – lần lượt là lãnh đạo của Alphabet và Google; Tim Cook – giám đốc Hãng công nghệ Apple; Mark Zuckerberg – ông chủ Facebook... Trong các cuộc trò chuyện, Thủ tướng Lý không giấu giếm hai mối quan tâm lớn: một là hiện thực hóa dự án “Smart Nation” (Quốc gia thông minh) của Singapore, và hai là làm sao lôi kéo hiền tài về phục vụ đất nước mình (Thiếu 34.000 chuyên gia công nghệ thông tin trong năm tới…” (ảnh 4)
Còn vợ chồng tổng thống Widodo của Indonesia (cả hai dều giỏi tiếng Anh) thì tranh thủ đến tận nhà để làm việc với ông trùm facebook Mark Zuckenberg về chương trình phổ thông facebọok cho toàn dân Indonexia trong thời gian sớm nhất nhằm đẩy mạnh dân trí và dân chủ hóa đất nước… (ảnh 5)
Riêng ở Việt Nam thì… có lẽ đã có chỉ đạo nên báo chí cũng chỉ đăng vài bài chung chung. Không thấy “đại thắng” hay “thành công mỹ mãn” gì về chuyến đi này của ông Dũng, kể cả tuyên bố 17 điểm cũng không có mặt trên các tờ báo lớn. Chỉ độc có một tờ Một Thế Giới là dám bốc nhằng “nhét” một lời hứa không hề có vào miệng ông Obama mà không lo bị kiện là: “Ông Obama hứa giúp Đông Nam Á chống bành trướng Trung Quốc”?!
Ấy vậy mà cuộc đi và về không kèn không trống của anh ba X đến hôm nay (22/2//2016) vẫn không ngớt lên mạng của các nhà blogger, facebooker lề trái!? Đủ kiểu đánh giá và phán đoán, thậm chí công kích nhau do không đồng quan điểm. Có người có tư tưởng ủng hộ anh Ba còn cho là “6 tháng nữa, anh Ba sẽ lật ngược thế cờ”, hoặc “Cuộc xuất hiện của anh Ba ở Sunnylands lần này là một thắng lợi của ‘phe’ ủng hộ anh Ba”??
Riêng mình, chỉ xin nhắc lại một nhận định chủ quan (đã viết một stt ngắn gọn trên FB của mình) như sau: NẾU CÁI HỘI NGHỊ VÔ VỊ NÀY NÓ QUAN TRỌNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI TƯƠNG LAI CỦA ĐẤT NƯỚC, DÙ NHIỀU HAY ÍT THÌ “NGƯỜI TA” ĐÃ CHẲNG ĐỂ CHO ANH BA ĐI ĐỂ RỒI LẠI TUYÊN BỐ NHĂNG NHÍT NGHE CÓ VẺ HAY HAY, NHƯNG KHÔNG CÓ LỢI CHO MỐI TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT TRUNG ĐÂU!
Quan điểm của mình, dựa trên tài liệu có được nhờ truyền thông nước ngoài, đúng hay sai, xin lỗi, cho mình được phát huy tí… dân chủ nhé! Ném đá bắt mình phải nghe theo ai, viết như ai đó, thì đúng là ăn phải của “rơi rớt” của chủ nghĩa “đảng ta là chân lý sáng ngời” đấy!