Xây mới thêm 58 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nay đến hết năm 2030
Tượng đài Hồ Chí Minh được đặt tại tỉnh Nghệ An (Ảnh: NLĐ)
Theo số liệu thống kê hiện trên cả nước có 134 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh các loại. Trong đó, tại các khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị trên cả nước có 103 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (trong đó có 45 tượng “Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng” được nhân bản từ một mẫu đặt ở khuôn viên 45 đơn vị bộ đội biên phòng trong cả nước). Tượng đài được xây dựng tại quảng trường, trung tâm hành chính, chính trị là 31 tượng. Ngoài ra vừa qua các tỉnh, thành phố đề xuất đưa vào quy hoạch xây dựng mới tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến hết năm 2030 là 58 tượng đài.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc xây dựng quy hoạch tượng đài chưa được triển khai đồng bộ cùng với quy hoạch xây dưng của các địa phương trên toàn quốc. Một số tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xây dựng từ lâu, bằng chất liệu bê – tông, đến nay đã xuống cấp, một số không đạt yêu cầu về thẩm mỹ và kỹ thuật cần được thay thế hoặc thay bằng chất liệu khác phù hợp hơn.
Về xử lý kỹ thuật, trong khâu đúc kim loại chủ yếu bằng phương thức thủ công truyền thống đối với các công trình tượng đài lớn, nên một số tượng đài chưa đáp ứng được yêu cầu về nghệ thuật và kỹ thuật. Sau khi xây dựng xong, một số tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa phát huy được tác dụng do địa điểm dựng tượng không thích hợp và chưa có kế hoạch bảo quản, tu bổ thường xuyên, dẫn đến tình trạng xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật của tượng đài. Nguyên nhân là do việc tính toán vị trí đặt tượng đài còn thiếu khoa học chưa phù hợp về địa điểm, không gian kiến trúc và không thuận lợi cho việc phát huy tác dụng, hiệu quả. Việc sáng tác, thi công, trong đó có cả phần xây dựng hạ tầng ở một số tượng đài còn chưa đồng bộ, chất lượng và hiệu quả nghệ thuật chưa cao, thể hiện sự hạn chế về tính chuyên nghiệp. Công tác đào đạo nhà điêu khắc, kiến trúc sư đầu ngành chuyên sâu về tượng đài nói chung, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng còn nhiều hạn chế. Còn ít công trình áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ cao vào công tác thi công, thể hiện, chuyển chất liệu đối với các tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguồn kinh phí dành cho xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là kinh phí công tác bảo quản, tu bổ, chỉnh trang trước kia chưa huy động được nguồn vốn xã hội hóa nên còn bị động, chưa nhất quán.
Theo đó, trong thời gian tới (dự kiến 12 tháng kể từ ngày Đề cương được phê duyệt) Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sẽ xây dựng “Quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030”. Từ đó, xác định có tính chất tổng thể, gắn kết quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với quy hoạch kiến trúc – xây dựng của các địa phương trên toàn quốc. Tạo hành lang pháp lý, hoàn thiện công cụ quản lý Nhà nước cho các cơ quan quản lý, tránh hiện tượng xây dựng không đúng quy hoạch, không đảm bảo tính mỹ thuật và kỹ thuật công trình.
Theo họa sỹ Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cho biết: “Dự kiến nội dung, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ căn cứ theo những tiêu chí sau: Những địa phương gắn với các sự kiện trọng đại của cách mạng Việt Nam, ghi đậm dấu ấn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với mốc lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước. Địa phương là quê hương, nơi Bác đã học tập, đến thăm và làm việc. Một số địa phương có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho biết: “Xung quanh các vấn đề Quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh cần tập trung vào một số vấn đề như thực trạng các công trình tượng đài đã xây dựng đến năm 2014. Các tiêu chí, nội dung, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030. Yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng tốt các tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030”.
Dự kiến từ nay cho đến hết năm 2030 trên cả nước sẽ có khoảng 192 tượng đài Bác Hồ đã và sẽ được hoàn thành được đặt tại nhiều địa phương khác nhau trong cả nước./.
Nhật Minh
không xây tượng đài thì xây cái gì, xây tượng đài để thể hiện tình cảm và làm cho chỗ vui chơi giải trí của người dân thôi có gì mà phải om sòm lên làm cái kẹc gì, thêm vào nữa đâu phải chỉ tượng đài mà còn nhiều hạng mục công trình khác mà đâu phải tượng đài là 1400 tỉ phải không
Trả lờiXóanhìn tượng đài ở thành phố vinh ấy, nó là địa điểm vui chơi cho người dân, nó không chỉ trở thành một nét văn hóa của cộng đồng, đàn bà trẻ em con gái tất cả đều đến đó để tập thể dục mỗi buổi sớm và nhiều điều khác nữa, đó có phải là vui hơn không, rồi thì những người đến chụp ảnh làm kỉ niệm đó có phải là niềm vui không, xây lên cũng được có gì mà phải cằn nhằn
Trả lờiXóanên dựng chứ, ở sơn la làm gì có cái gì ngoài mấy cái nhà tù nào, tốt hơn nhất nên có một cái công trình nào đẹp một tí để mà người ta ngắm vào, chứ nhìn vào sơn la người ta chỉ thấy người ngheo với nhà cửa vườn tược của mất ông dân tộc, có thấy công trình nào hiện đại đâu, thậm chí chỉ có mỗi một cái nhà tù thôi ấy chứ
Trả lờiXóa