Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Việt nam Cộng Hòa điều trần vi phạm hiệp định Paris 73

QUỐC HỘI CANADA ĐÃ MỜI PHÁI ĐOÀN ĐẠI DIỆN VNCH ĐIỀU TRẦN VI PHẠM HIỆP ĐỊNH PARIS 73.


Nếu phái đoàn đại diện cho VNCH vận động được Quốc Hội của 6 nước thành viên Liên Hiệp Quốc thì Hiệp Định Paris sẽ được đưa ra xét lại hành động vi phạm Hiệp Định nầy. Trường hợp rõ nét là nước VNDCCH trong năm 1975 đã đơn phương phá hủy Hiệp Ước Paris 73, xâm chiếm VNCH.
Cần phải hiểu thêm rằng yếu tố Hiệp Định Paris 73 cần có 3 trong 4 bên đại diện đồng ý ký tên Hủy bỏ thì mới có tác dụng. Từ năm 1975 cho tới nay, chỉ có 2 phía VNDCCH và CHMNVN đòi xóa Hiệp Định mà không thông qua Mỹ và VNCH, do đó Hiệp Định Paris 73 vẫn còn hiệu lực vô hạng.
Ngày 5 tháng 12 sắp tới, tại Quốc Hội Canada sẽ có một buổi điều trần về Hiệp Định Paris 73 mà Canada là một trong những nước chứng thực buổi Ký Kết Hiệp Ước nầy, và cũng là đại diện cho Hội Đồng LHQ.
Theo NguoiViet Info thì phái đoàn đại diện cho VNCH bao gồm: Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (Chủ Tịch), nhạc sĩ Hồ Văn Sinh (Phó Chủ Tịch) Ủy Ban Lâm Thời VNCH; Thiếu Tướng Trần Quang Khôi, Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, các Nghị Sĩ Bùi Văn Giải, Hoàng Văn Tiến, các Dân Biểu Bùi Văn Nhân, Lý Hiền Tài, luật sư Lâm Chấn Thọ và cô Nguyễn Mai Chi (ái nữ của cựu Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn, vị Thủ Tướng hợp pháp cuối cùng của VNCH).
Cần nhắc lại là nước VNDCCH trong thời điểm 1975 đã vi phạm điều 15, Chương V của Hiệp Định Paris 73 : "Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam Việt Nam thỏa thuận."
Yếu tố Tố Cáo CSVN vi phạm Hiệp Định trong thời điểm nầy chỉ mang tính "Tinh Thần" vì Mỹ (Một bên Ký Kết) chỉ có thể căn cứ theo sự kiện vi phạm như thế nào để Chế Tài CSVN hoặc trả lại tài sản, đại ốc của VNCH (tại MỸ) mà nước CHXHCNVN đang chiếm hữu.
Trường hợp khác là Quốc Hội VNCH đã gửi cho Mỹ khoản tiền tài trợ cho Du Học Sinh VNCH trong thời điểm trước đất nước khi bị xâm chiếm là 7.5 triệu đô, số tiền nầy vẫn chưa được sử dụng. Cộng thêm nhiều tài khoản khác của VNCH đang bị đóng băng tại Thụy Sĩ và các nước khác.
Nếu trường hợp Đại Diện VNCH thắng kiện thì chưa chắc Mỹ sẽ giúp VNCH lấy lại phần đất Vĩ Tuyến 17, tuy nhiên nếu thắng cuộc thì toàn bộ tài sản, địa ốc của VNCH (đang bị đóng băng ở nước khác) sẽ được trả lại cho người dân VNCH.
Nguyễn Thùy Trang

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Việt nam có báo ... côn đồ !

"Ám ảnh" giang hồ trong làng báo

(PetroTimes) - Gọi là nỗi “ám ảnh”, hay gọi là “nỗi nhục” cũng không ngoa. Chưa bao giờ mà làng báo lại “run rẩy” vì giang hồ như thế. Đơn giản là đã có kẻ giang hồ chui được vào làng báo và có cả những cơ quan báo chí sử dụng chúng làm phóng viên. Cứ có chuyện xảy ra là những người làm báo chân chính lại yếu thế, “xẹp lép như con tép”.
Một thực trạng buồn không ai muốn nói ra khi ngày 21-6 đang tới gần.  
Trước đây, dân giang hồ Sài Gòn vẫn đồn câu chuyện Năm Cam mỗi buổi sáng vẫn xách giày ra công viên chạy bộ, chỉ đơn giản là để lân la, làm quen được với mấy nhà báo cũng hay tập thể dục ở đây. Rồi buổi ăn nhậu nào mà Năm Cam mời được 1, 2 anh nhà báo ra uống vài chén rượu thì ông trùm lấy làm hãnh diện và lên mặt với đàn em lắm…
Còn bây giờ thì chỉ vài tay dân chơi “oi khói” ở Hà Nội cũng đã có thể “vặt lông” hẳn một ông nhà báo không thương tiếc. Nguy hiểm hơn, trong hàng ngũ làm báo lại có những người có máu anh chị và có quan hệ mật thiết với dân giang hồ. Những người này đã vô tình “hạ giá” tư cách của những người cầm bút.
“Doanh nghiệp đó là của tao, mày tránh ra cho xa”.
Đang hăm hở điều tra về sai phạm của một doanh nghiệp, phóng viên của một tờ báo như chưng hửng khi đồng nghiệp gọi điện đến can thiệp. Lời qua tiếng lại, ngay chiều hôm đó, tay đồng nghiệp anh chị này dẫn hẳn một toán đầu gấu xăm trổ đầy mình đến tòa soạn để xử lý anh phóng viên kia.
Tổng biên tập tờ báo này cũng hèn, không có động thái bảo vệ “lính” của mình, cũng không gọi công an xử lý. Thế là anh phóng viên kia được một trận no đòn.
Chưa hết, sau đó, phóng viên này còn bị tay đồng nghiệp anh chị kia gọi đầu gấu tẩn thêm cho một trận thừa sống thiếu chết nữa.
Vụ việc hiện đã được trình báo lên cơ quan công an và cảnh sát hình sự đang được giao trực tiếp thụ lý vụ việc.
Chưa bao giờ làng báo lại "run rẩy" trước giang hồ như thời điểm này, (Ảnh minh họa).
Trao đổi với Báo Năng lượng Mới - PetroTimesThiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an Hà Nội cho biết sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm vụ việc vì đây không phải là lần đầu tiên tay phóng viên anh chị này gọi côn đồ “xử” đồng nghiệp.
Thượng tá Võ Hồng Phương - Trưởng Công an quận Đống Đacũng cho biết đã triệu tập tay phóng viên côn đồ này và đây không phải lần đầu tiên cơ quan công an làm việc với gã.
Điều đáng thất vọng là phóng viên bị đánh cũng đã không dũng cảm, không chịu nổi áp lực, đã rút đơn tố cáo và tự “đầu hàng” trong việc bảo vệ chính mình. Tuy nhiên, cơ quan công an cũng có thể căn cứ vào hành vi và mức độ vụ việc để chủ động xử lý.
Buồn hơn là ông “sếp” của tay phóng viên có lối hành xử giang hồ kia, biết nhân viên của mình côn đồ, làm bậy nhưng cũng không xử lý gì, tệ hơn còn đứng ra dàn xếp, xin xỏ các báo không đăng bài. Rồi còn ngỏ ý để 2 bên dàn hòa mà không đưa vụ việc ra pháp luật.
Như vậy là lòi ra: Không chỉ có chuyện côn đồ đội lốt phóng viên mà còn có cả chuyện tổng biên tập để cho kẻ có máu giang hồ hoạt động trong cơ quan báo chí. Rồi lại có cả ông tổng biên tập cũng “gan thỏ đế”, nhắm mắt không dám bảo vệ quyền lợi của anh em làm báo chân chính.
Kể như vậy để biết: Nói giang hồ ám ảnh làng báo cũng không ngoa.
Nhà báo, vốn được kỳ vọng là đại diện cho cái tốt, cái đúng, đại điện cho sự thật và đứng về những người yếu thế cần bảo vệ. Nhưng trong làng báo hiện nay, đến cái thân mình, nhà báo còn không tự bảo vệ được thì còn nói gì đến chuyện bảo vệ ai?
Nguyên nhân của việc này là do làng báo tự làm yếu mình bằng việc dung nạp những người mà nghề ngỗng đâu chưa thấy, nhưng đã sớm có lối hành xử kiểu chợ búa, côn đồ.
Thế mới có chuyện nhà báo bảo kê doanh nghiệp sai phạm, bảo kê công trình xây dựng sai phép, bảo kê buôn lậu…
Thực trạng phóng viên dọa dẫm, “bóp nặn” doanh nghiệp đã được nói đến rất nhiều. Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thẳng tay xử lý rất kiên quyết đối với những tờ báo, phóng viên có việc làm sai, có trường hợp phải chuyển sang cơ quan pháp luật xử lý. Tuy nhiên, thực trạng này xem ra vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Và hệ lụy là nó lan sang cả cách hành xử của những người làm báo với nhau.
Trên hết trong vấn đề này, trách nhiệm thuộc về các ông Tổng biên tập. Người đứng đầu cơ quan báo chí đã dễ dãi trong khâu tuyển dụng, lơ là trong quản lý phóng viên để các đối tượng có lối hành xử côn đồ có đất sống.
Điều này dẫn đến việc làng báo tự làm yếu, tự vấy bẩn nghề nghiệp vốn cao quý của mình.
Như Thổ
Năng lượng Mới số 430

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Côn an côn đồ Hà nội lại bắt cóc dân oan !

  Sáng nay, mấy chục dân oan ba miền đã kéo ra văn phòng Quốc hội để kêu oan, ngay lập tức họ bị vài chục côn an côn đồ đàn áp, cả hai tên cảnh vệ  giằng co cả bà già, trẻ em rất dã man rồi bắt hết lên xe buýt, chở về Ngô Thì Nhậm. 
 Sau đó côn an và côn đồ đã bắt đi 5 người trong đó có dân oan tên Hải ở Ninh Bình, Tu ở Thanh Hóa...  mang về số 6 Quang Trung. 
 Trên xe lũ côn đồ, côn an chửi bới các dân oan vô cùng mất dạy, chúng lộ rõ là lũ lưu manh cô hồn ăn cơm dân nhưng phản dân, hại nước. Ảnh của chúng cả cảnh giằng lôi dân oan tràn ngập trên mạng facebook. 
 Chiều nay, bà con báo tin : dân oan Hải dã bị chúng bắt cóc đưa đi đâu đó không ai biết.

Chiều nay bà con biểu tình đòi người tại số 6 Quang Trung.

Bà Hải, dân oan Ninh Bình đã bị bắt cóc, chưa biết hiện ở đâu.

Cả trẻ em cũng bị bắt, lôi kéo bởi lũ côn đồ thẻ đảng. 

 Hiện chúng tôi đang tìm cách liên lạc với người nhà của bà Hải và các dân oan để tìm bà Hải, thông tin sẽ được cập nhật để cộng đồng nắm được. 




Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Bình ruồi và Tân Hoàng Minh - cặp đôi hoàn hảo !

Tân Hoàng Minh và Bình ruồi là một băng nhóm mafia.
 Chúng dùng Tân Hoàng Minh để làm chỗ rút tiền ngân sách từ hệ thống ngân hàng, cụ thể như thế này : 
- Tân Hoàng Minh sẽ vẽ ra hàng chục dự án VIP : chung cư cao cấp, siêu cao cấp, dát vàng... vv, thổi giá lên hàng trăm triệu một m2 chung cư. Đẩy giá trị dự án lên gấp 5 lần giá trị thực.
- Cầm cố hồ sơ dự án vào ngân hàng thương mại, vay 50 % giá trị dự án, thực tế đã thừa ba lần vốn trong khi dự án mới chỉ chưa xong phần móng hoặc xây thô.
 - Bình ruồi sẽ chỉ đạo các ngân hàng thuơng mại cho Tân Hoàng Minh vay, sau đó phương án gạt vào nợ xấu hoặc cho các ngân hàng đó phá sản, sáp nhập giá 0 đồng ... như chúng ta thấy. 
 - Trong vòng chục năm nay, không một dự án nào của Tân Hoàng Minh hoàn thành hay bán được cho ai mua. Không có công trình nào hoàn thiện và người mua thì tiền đâu ra để đầu tư, đó là điều rất lộ liễu. 
- Khu đất vàng tại Hàng Bài dạo trước gặp phải một gia đình quan  to, hơn 260 m2 phải trả 1 tỷ 1 m2 ngay lập tức đối với một công ty nhỏ như Tân Hoàng Minh lấy đâu ra tiền nếu không có trùm ma fia Bình ruồi ? 
- Các dự án của Tân Hoàng Minh liên tục thay đổi nhân sự , cho giải tán cá ban quản lý và đổi ban mới liên tục hòng xóa dấu vết hồ sơ. 
- Số tiền vay ngân hàng của Tân Hoàng Minh giờ khá lớn, Bình ruồi gạt vào nợ xấu, sẽ trở thành số 0 qua trò làm xiếc của Bình ruồi và băng nhóm này. 
 Cuối cùng chỉ tiền từ hệ thống ngân hàng nhà nước là đổ vào những cái túi không đáy của bọn cướp này khiến kinh tế, tài chính VN kiệt quệ, cá bãi đất hoang chỉ có vài cái Pa no ảnh công trình sẽ còn đấy , chúng cao chạy xa bay khi mọi thứ sụp đổ.
Bộ công an thừa biết băng nhóm này làm gì, đã có ban chuyên án theo dõi tuy nhiên chưa tới lúc úp được chúng. Bản thân Trần Đại Quang cũng đang dính vào ít nhất bốn năm chủ dự án kiểu như Tân Hoàng Minh, cũng bảo kê xây dựng, đầu tư, rửa tiền..., sân bay Cát Bi đang mở rộng đó toàn đệ Quang làm hết. Tại Hà nội có Khoa Keang Nam rửa, tại Sài gòn có mẹ vợ Thanh Bùi rửa, Hải phòng có Đỗ Hữu Ka chỉ đạo đàn em rửa...

 Chỉ ngân khố Quốc gia sẽ cạn kiệt và nợ như chúa chổm, dân VN è cổ ra mà gánh nợ do lũ này đục khoét gây ra.

Nguồn tin từ kênh C48 Bộ CA cung cấp. 

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Tin nóng - Tàu chiếm hết khu vực đảo Bạch Long Vỹ của Viẹt nam !

NÓNG NHƯ LỬA: TRUNG QUỐC CHIẾM HẾT KHU VỰC CHUNG QUANH ĐẢO BẠCH LONG VĨ.
Trong cuộc họp bí mật về biển Đông của Quốc Hội Việt Nam hé lộ thông tin về cuộc thương lượng Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc đang trong vòng thứ 7.



Trung Quốc đòi đảo Bạch Long Vĩ ( thuộc chủ quyền của Việt Nam trong nhiều năm qua). Hiện nay tàu tuần duyên Trung Quốc đang neo đậu chung quanh khu vực đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam.
Được biết theo hiệp ước mới nhất trong tuần vừa qua (vòng thương lượng thứ 7) thì Việt Nam sẽ giao 75% đảo Bạch Long vĩ thuộc khu vực vịnh Bắc Bộ cho Trung Quốc.
Theo hiệp ước năm 2000 thì Việt Nam đã mất về tay Trung Quốc hơn 33% Vịnh Bắc Bộ, trong tuần qua đã mất thêm khu vực đảo Bạch Long Vĩ.
(*) Ghi chú: bản tin nầy Thùy Trang biết được từ nguồn báo Trung Quốc, trong khi đó Đảng CSVN đang CHE GIẤU chuyện ĐỘNG TRỜI nầy. Hiện đang tìm cách để xác thực thông tin, do đó xin chia sẻ với các bạn một cách dè dặt cho tới khi nghe tin chính thức xác định từ nhà nước CSVN.
Các bạn có thể vào xem link ở dưới cùng về một số thông tin Trung Quốc đưa lên về Vịnh Bắc Bộ hôm nay.
(*) Ghi chú thêm là SBTN cũng có nguồn tin giống báo Trung Quốc về chuyện nầy (Xem link dưới cùng)
Nguyễn Thùy Trang
http://history.dwnews.com/news/2015-06-05/59658553.html 
http://www.sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/csvn-va-trung-cong-dam-phan-ve-vung-bien-vinh-bac-bo.html

Tây Ninh - Dân tố cáo chính quyền bắt cóc dân oan

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________

              Hà Nội, ngày 03  tháng 02 năm 1015


TỐ CÁO KHẨN CẤP
VỀ VIỆC BẮT CÓC NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT

Kính gửi:  
-         Ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Chính phủ
-         Ông Nguyễn Xuân Phúc - phó Thủ tướng Chính phủ
-         Ông Trân Đại Quang – Bộ Trưởng Bộ Công An
-         Ủy Ban Pháp luật của Quốc Hội
-         Các cơ quan có thẩm quyền
-         Các cơ quan Báo chí, thông tin đại chúng

               Chúng tôi, đại diện cho những hộ gia đình cư trú tại huyện Gò Dầu và huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, là những hộ gia đình bị UBND huyện Gò Dầu, huyện Trảng Bàng  theo chủ trương và chỉ đạo của UBND tỉnh Tây Ninh thu hồi đất không đúng pháp luật để phục vụ cho dự án Khu Liên hợp Công nghiệp – Đô thị- Dịch vụ Phước Đông- Bời Lời tỉnh Tây Ninh. Liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án Khu Liên hợp Công nghiệp – Đô thị- Dịch vụ Phước Đông- Bời Lời tỉnh Tây Ninh. Căn cứ vào quá trình triển khai thực hiện dự án, việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư, trên cơ sơ các quy định của pháp luật chúng tôi nhận thấy việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư đối với dự án Khu Liên hợp - Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ - Phước Đông - Bời Lời do Công ty Đầu tư VRG thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam làm chủ đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Tây Ninh, UBND tỉnh Tây Ninh đã vi phạm hàng loạt các quy định, cụ thể:
1.      Vi Phạm về trình tự, thủ tục thực hiện dự án;
2.      Vi phạm về thu hồi đất, giao đất;
3.      Vi Phạm về bồi thương hỗ trợ và tái định cư:
4.      Vi phạm pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại;
5.      Xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân
       Tư những sai phạm trên, những người dân chúng tôi với tinh thần chấp hành pháp luật, kiên trì khiếu nại theo đúng quy định với mong muốn UBND tỉnh Tây Ninh xem xét một cách toàn diện và khắc phục, sửa chữa những vi phạm đã gây ra, nhưng đều không nhận được sự hợp tác, giải quyết của UBND tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh. Không những thế, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh còn liên tục sử dụng lực lượng Công an ngăn cản, đàn áp những người khiếu nại bằng nhiều hình thức.
Vào hồi 10 giờ ngày 03/02/2015 (Ngày thành lập Đảng) Công an Tây Ninh theo chỉ đạo của chính quyền tỉnh Tây Ninh đã ngang nhiên mặc thường phục, sử dụng xe ô tô 12 chỗ bắt cóc ông Nguyễn Văn Thông là một trong những người đi khiếu nại tại địa chỉ số 01 phố Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội sau đó đem ông thông đi đâu đến nay đã nhiều ngày mà gia đình ông Thông cũng như những người ở Tây Ninh cùng đi khiếu nại với ông Thông tại Văn Phòng tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước số 01 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông Hà Nội đều không biết. Sau khi ông Thông bị bắt, chúng tôi có trình báo các cơ quan có thẩm quyền thì được Công an thành phố Hà Nội và ông Nguyễn Hồng Điệp (Trưởng Ban tiếp dân Văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước) thông báo bằng mồm cho chùng tôi biết là ông Thông bị Công an tỉnh Tây Ninh bắt cóc. Hành vi trên của Công an tỉnh Tây Ninh là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ngang nhiên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, ngang nhiên bắt cóc người khiếu nại giữa thủ đô Hà Nội, bất chấp pháp luật, đạo lý. Vì vậy chúng tôi làm đơn này tố cáo hành vi trên của Công an tỉnh Tây Ninh, UBND tỉnh Tây Ninh đến Thủ tướng Chính phủ, phó Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước để lên án hành động vi phạm pháp luật của Công an tỉnh Tây Ninh, yêu cầu phải thả người ngay lập tức và xử lý những kẻ bất chấp và coi thường pháp luật, coi thường người dân.
Rất mong sự quan tâm xem xét
    Xin trân trọng cám ơn!
                                                                            
                                                                                    



                                                                               

Y tế - Mua bằng và những cái chết báo trước

  Cứ mỗi độ xuân về, vào dịp tết Nguyên Tiêu rằm tháng riêng âm lịch, Bộ Y Tế lại rầm rộ ra quân tổ chức các đoàn đi về Hưng Yên, Hải Dương và Hà Tĩnh để làm lễ báo công với các Đại Danh Y Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác và Đại Danh Y Thin sư Tuệ Tĩnh. Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo” và tưởng nhớ các Đại Danh Y đã gây dựng nền móng cho y học nước nhà,tại lễ dâng hương, các lương y, lương dược, cán bộ y tế và các đại biểu cùng nhau trao đổi kinh nghiệm tu dưỡng, rèn luyện, học tập y thuật, y đức trong công tác điều trị, khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bộ Y Tế hứa những gì, ghi lại những gì trong sổ vàng lưu niệm: các bậc Hiền Tài Thánh Nhân ngày xưa phải miệt mài sách nghiên mới có được thành công đắc đạo với nghề Thầy Thuốc. Ngày nay con cháu các cụ làm ở Bộ Y Tế chẳng cần phải học nghề thuốc ngày nào mà cũng dám liều lĩnh nhân danh thầy thuốc làm nghiên cứu thử nghiệm trên người và hậu quả là có đến hàng trăm bà mẹ đã phải khóc hết nước mắt vì những đứa con của họ đã phải chết vì những mũi tiêm chủng oan nghiệt. Những kẻ mua bán bằng cấp xong thì tiếp tục công cuộc chạy chức để chui rúc, đục khoét để không ngừng phá Đảng, hại Dân.

Thư tố cáo dưới đây chỉ ra những sai phạm là nghiêm trọng, rõ ràng như ban ngày nhưng Lãnh Đạo Bộ Y Tế dám ngang nhiên bao che coi đó là đúng quy trình. Phải chăng Bộ Y Tế hứa sẽ cố gắng bao che, bảo kê cho nhau để có được báo cáo kết quả tốt trong việc triển khai và tiếp tục triển khai thực hiện Nghị Quyết Hội Nghị lần thứ 4 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa XI: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và thực hiện tốt phong trào “Y tế Việt Nam - 60 năm làm theo lời Bác”?


Kính gửi: Ông Huỳnh Phong Tranh, tổng Thanh tra Chính phủ

Thông tư số 07/2014/TT-TTCP đã có hiệu lực từ ngày 15.12.2014, sự kiện này liệu có đánh dấu bước ngoặt mới trong công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng và Nhà nước ta đã khởi xướng từ lâu? Để kiểm chứng về mức độ hiệu lực của Thông tư mới này, chúng tôi gửi tới ông Tổng Thanh Tra Chính Phủ thư tố cáo sai phạm nghiêm trọng của Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương đào tạo Tiến Sỹ Giấy cho công chức, cán bộ, Đảng Viên của Bộ Y Tế. Các nội dung tố cáo bao gồm:
  1. Nội dung tố cáo thứ nhất: Cử Nhân Kinh Tế tiến hành làm nghiên cứu Thử Nghiệm Trên Người bằng phương pháp Mù Đơn là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng (LUẬN ÁN: “Nghiên cứu thực trang thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Việt Yên – Bắc Giang, 2006 - 2008” trên trang web: "http://www.nihe.org.vn/new-vn/dao-tao-ngan-han--tap-huan/1852/Thong-tin-ve-luan-an-cua-NCS-Nguyễn-Thị-Ngọc-Bảo.vhtm). Nghiên cứu thử nghiệm trên người chỉ được phép tiến hành bởi Thầy Thuốc có trình độ Chuyên Khoa Sâu. Việc Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương với sự góp sức của các cơ quan chức năng là Bộ Y Tế và Bộ Giáo Dục đã cho phép Cử Nhân Kinh Tế làm Nghiên Cứu Thử Nghiệm Trên Người bằng phương pháp Mù Đơn là một sai phạm nghiêm trọng. Pháp luật cấm nghiên cứu thử trái phép trên người, Luật Pháp quốc tế cấm, Luật Pháp Việt Nam cấm, trái với quy định về đạo đức nghiên cứu Y Sinh Học trên người. Vi phạm Điều 37, 38 và 58 của Hiến Pháp 2013 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

  2. Nội dung tố cáo thứ hai: Theo quy định của Quy Chế đào tạo trình độ Tiến Sỹ, những nghiên cứu sinh có bằng cấp phù hợp, sau khi được xét duyệt trúng tuyển Nghiên Cứu Sinh mà chưa có đủ văn bằng, chứng chỉ thì phải học bổ sung các văn bằng, chứng chỉ còn thiếu trước khi học chính thức và trước khi làm đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Nghiên Cứu Sinh đã làm đề tài nghiên cứu từ giai đoạn 2006 – 2008. Trong khi đó, các văn bằng chứng chỉ cần thiết theo hồ sơ lưu tại Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương thì mãi đến tận từ năm 2010 – 2013 mới học bổ sung. Như vậy, việc đối phó về bằng cấp, chứng chỉ này chỉ có thể qua mặt được các Công Chức Cắp Ô và các Tiến Sỹ Giấy của Bộ Y Tế và Bộ Giáo Dục mà thôi.


  3. Nội dung tố cáo thứ ba: Nghiên cứu này được tài trợ bởi tiền ngân sách nhà nước. Cơ quan nào đã cấp tiền cho hoạt động phi pháp này. Rõ ràng nhất là đã gây lãng phí, thất thoát tiền từ ngân sách nhà nước. Đề nghị làm rõ dấu hiệu tham nhũng, có ý làm trái quy định về quản lý ngân sách nhà nước.

  4. Nội dung tố cáo thứ tu: Cử Nhân Kinh Tế tiến hành làm Luận Án Tiến Sỹ với đề tài Nghiên cứu Thử Nghiệm Trên Người theo phương pháp Mù Đơn, lấy máu của 1.200 trẻ em dưới 5 tuổi để nghiên cứu nông độ huyết sắc tố là một sai phạm nghiêm trọng. Pháp Luật nghiên cấm, tuy nhiên, phía Bộ Y Tế và Bộ Giáo Dục, mà cụ thể là hai Bộ này vẫn chỉ đạo các Vụ, Cục chức năng và các thuộc hạ đứng tên trực tiếp và gián tiếp bao che, bảo lãnh cho các hành vi sai phạm nghiêm trọng. Điều đó chứng tỏ rằng mức độ sai phạm đã không còn mang tính chất gian dối cá nhân đơn lẻ nữa, mà nó đã hoàn toàn mang tính chất có hệ thống, có tổ chức, hình thành nên đường dây mua bán bằng cấp do những người đứng đầu ở cơ quan Bộ Y Tế và Bộ Giáo Dục bao che, bảo kê thực hiện.


Điều 47 của Quy chế đào tạo trình độ Tiến sỹ ban hành kèm theo Thông tư 10/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định “Trường hợp nghiên cứu sinh bị phát hiện đã có những vi phạm, gian lận trong hồ sơ dự tuyển, trong quá trình dự tuyển, dự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập nghiên cứu, trong quá trình thực hiện và bảo vệ luận án thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, tạm ngừng học tập, đình chỉ học tập đến thu hồi văn bằng đã được cấp hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Nếu không có sự bao che, dung túng, thậm chí có sự dối trá của các cơ quan quản lý thuộc Bộ Y Tế và Bộ Giáo Dục thì chắc chắn sẽ không thể có những cơ sở ma để bán và cung cấp nhiều bằng giả là tiền đề dẫn đến tình trạng chạy quyền, chạy chức như hiện nay ở các cơ quan nhà nước, trong đó có lĩnh vực y tế.
Rõ ràng đã và đang tồn tại một đường dây bao che, bảo kê cho Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương cung cấp, bán bằng Tiến Sỹ Giả, Tiến Sỹ Giấy cho các cán bộ của cơ quan Bộ Y Tế.
Ông Bộ trưởng Bộ Nội Vụ có hỏi rằng tìm đâu ra Công Chức Cắp Ô, xin thưa rằng những Công Chức khi thụ lý vụ việc này mà cho rằng là Đúng Quy Trình thì đó đích thực được gọi Công Chức Cắp Ô. Ông Bộ trưởng Bộ Giáo Dục có hỏi rằng tìm đâu ra Tiến Sỹ Giấy, xin thưa rằng những Giáo Sư, Tiến Sỹ khi thụ lý vụ việc này mà cho rằng là Đúng Quy Trình thì đó đích thực được gọi Tiến Sỹ Giấy, Tiến Sỹ Mua Bằng. Những Nhà Giáo Nhân Dân, Thầy Thuốc Nhân Dân có liên quan đến vụ việc này dù có trực tiếp hay gián tiếp bao che, tiếp tay cho sai phạm thì có thể nói rằng cái danh hiệu Vì Nhân Dân đó đã bị trao nhầm chỗ.
Mua bán bằng cấp đã từ lén lút qua việc làm giả hồ sơ, mua điểm, mua chứng chỉ như trong trường hợp này đến việc công khai ngã giá bán cho Lái Gỗ rõ ràng là nguyên dẫn đến hàng loạt cái chết oan uổng. Kính đề nghị Thanh Tra Chính phủ, Cơ Quan Công An và các Cơ Quan Bảo Vệ Pháp Luật khẩn trương điều tra làm rõ, vạch mặt những kẻ trực tiếp hoặc gián tiếp phụ họa đứng sau bao che, để cho Đảng và Nhân Dân sớm nhận diện được. Đó là để thể hiện mức độ hiệu lực của Thông tư số 07/2014/TTCP, thể hiện trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng và Nhân Dân đã và đang rất kỳ vọng và tin tưởng vào sự thành công trong thời gian tới !

Quận 9 Hồ Chí Minh ngồi xổm lên pháp luật ?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Quận 9, ngày 31 tháng 03 năm 2015

Bài phát biểu của đại diện nguyên đơn Huỳnh Thị Kiều:
                                                    --------
Kính thưa: Hội đồng xét xử sơ thẩm phúc thẩm
Kính thưa: đại diện Viện Kiểm sát phúc thẩm.
Kính thưa quý vị
           Tôi tên là Nguyễn Thu Giang, đại diện cho nguyên đơn Huỳnh Thị Kiều theo  HĐ ủy quyền công chứng ngày 29/03/2011, trong vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế giữa bà Đặng Thị Tuyết, bà Huỳnh Thị Kiều với bà Lê Thị Cầu”.
          Ngày 23/09/2014, nguyên đơn Huỳnh Thị Kiều có gửi  đến TANDQ9 Bản tự khai bổ sung gồm 6 phần:
1-Khối di sản;2-Xác định các thừa kế;3-Mội số điểm trong các hồ sơ mua bán;4-Nêu vài chứng cứ xác định di sản chưa chia, đất tranh chấp;5-Việc cấp giấy chứng nhận QSD đất của UBNDQ9;6-Đề nghị, kiến nghị.
     Ngày 29/09/2014, TANDQ9 mở phiên xử sơ thẩm. Ngày 06/10/2014 HĐXX TANDQ9 tuyên án. Ngày 20/10/2014, vì sợ  hết thời hiệu kháng cáo, nguyên đơn Hùynh  Thị Kiều nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án. Ngày 21/10/2014 TANDQ9 tống đạt bản án số 284/2014/DS-ST. Sau khi nghiên cứu kỹ bản án, ngày 22/11/2014 nguyên đơn Huỳnh Thị Kiều gởi đơn kháng  cáo bổ sung.
         Hôm nay trước Hội đồng xét xử phúc thẩm, tôi đại diện cho nguyên đơn Huỳnh Thị Kiều xin phát biểu khẳng định các nội dung trong Bản tự khai bổ sung, đơn kháng cáo và đơn kháng cáo bổ sung, như sau:
I.Về khối di sản:
        Di sản của ông Lê Văn Mân, Bà Nguyễn Thị Nhân, là ông bà nội của nguyên đơn Huỳnh Thị Kiều, để lại là một căn nhà và khoảng trên 1.500 m2 đất thổ cư tập trung. Theo bản vẽ (bv) ngày 21/05/2007 còn 1.498,20m2. Sau khi làm đường, bản vẽ sau cùng ngày 12/11/2012 diện tích di sản còn  1.296,5m2, tọa lại tại thửa 562, một phần các thửa 76, 87, 88, 89 thuộc tờ bản đồ số 56, P. Tăng Nhơn Phú A ( P.TNPA), quận 9. Theo HĐĐG ngày 29/01/2013 xác định đơn giá QSD đất là 8.000.000đ/m2. (Khi đọc bản án mới thấy bản vẽ này đã để ngoài một số diện tích đất  di sản của ông Mân, bà Nhân, do nhân viên đo vẽ không vào được phần đất sang nhượng đã xây dựng, do chủ nhà đóng của không cho vào).
Điểm lại quá trình làm chủ sử dụng và tranh chấp:
         Ông Mân (chết 1928) vợ là bà Nhân (chết 1952) được cha mẹ (là ông Lủy) cho đất để cất nhà ở và trồng hoa màu. Sau khi ông Mân, bà Nhân chết, con là Lê Thị Thu ở, quản lý. Năm 1972 bà Thu mất, nhà và đất do bà Ngởi (con thứ hai của ông Mân và bà Nhân) lui tới nhang khói và trông coi giữ gìn khu đất, nhà cửa, cây trái. Sau năm 1975 ông Lê Văn Trường (con thứ 3 của ông Mân, bà Nhân, tham gia CM, sau 1954 về sống với vợ con tại quận Bình Thạnh), trở về ở nhà và sử dụng khu đất này.
           Năm 1995, do đời sống khó khăn, ông Trường có cắt bán QSD một số đất, bằng giấy tay. Khi nghe tin việc mua  bán sang nhượng này, ngày 10/12/1999 các thừa kế có làm đơn tranh chấp, yêu cầu chia di sản thừa kế.
          Năm 2002 vụ việc được UBNDP.TNPA tổ chức hòa giải nhưng không thành, UBNDP.TNPA ký văn bản hướng dẫn các nguyên đơn khởi kiện ra tòa.
         TANDQ9 nhận đơn khởi kiện ngày 21/10/2002. Ngày 10/11/2003 TANDQ9 ra QĐ 53/ĐC đình chỉ việc giải quyết vụ án với lý do: “thời hiệu khởi kiện đã hết”.
         Các nguyên đơn kháng án, ngày 15/03/2004 TANDTPHCM  ra QĐ414/DSPT, cho rằng các nguyên đơn (bà Tuyết, bà Kiều) viết đơn khởi kiện ngày 21/10/2002 (còn trong thời hiệu – thời hiệu đến ngày 10/3/2003) “ nhưng đến ngày 16/5/2003 cả bà Tuyết và bà Kiều mới đóng tiền tạm ứng án phí. Thời điểm được xác định các đương sự chính thức khởi kiện được Tòa chấp nhận là ngày nộp tiền tạm ứng án phí. Đối chiếu với qui định trên thì bà Tuyết và bà Kiều đã hết quyền khởi kiện...”,  Do đó TANDTPHCM: “Bác đơn kháng cáo của bà Đặng Thị Tuyết, giữ y  QĐ sơ thẩm số 53/ĐC ngày 10/11/2003 của TANDQ9”.
       Các nguyên đơn khiếu nại đến TANDTC yêu cầu Giám đốc thẩm. Ngày 26/07/2006 TANDTC ban hành QĐ 178/2006/DS-GĐT, theo TANDTC:“ Theo khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế thì thời hiệu là 10 năm tính từ ngày mở thừa kế đến ngày khởi kiện. Theo khoản 3 Điều 37 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, khi hết thời hạn Tòa án gia hạn nộp tạm ứng án phí mà nguyên đơn không nộp thì Tòa án không thụ lý vụ án chứ không coi là nguyên đơn từ bỏ việc khởi kiện. Do đó, bà Tuyết, bà Kiều nộp đơn khởi kiện ngày 21-10-2002 vẫn còn thời hiệu khởi kiện. Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm căn cứ vào ngày 16-5-2003 (ngày nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm) để xác định thời hiệu khởi kiện và quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do hết thời hiệu khởi kiện là không đúng quy định của pháp luật...”  Từ đó TANDTC quyết định:
       “ Hủy QĐ 53/ĐC ngày 10-11-2003 của TANDQ9 và hủy QĐ 414/DSPT ngày 15-3-2004 của TANDTPHCM  về vụ tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là bà Đặng Thị Tuyết và bà Huỳnh Thị Kiều với bị đơn là bà Lê Thị Cầu.
       Giao hồ sơ vụ án cho TANDQ9, TPHCM xét xử theo thủ tục sơ thẩm”.
        Chấp hành QĐ 178/2006/DS-GĐT ngày 26/07/2006 của TANDTC,  ngày 22/04/2013 TANDQ9  ban hành QĐ 65/2013/QĐST-DS đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, nhưng lại hoãn...
         Ngày 14/8/2014 TANDQ9 ban hành QĐ 178/2014/QĐST-DS đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm ngày 05/09/2014. Theo QĐ 188/2014/QĐ-HPT ngày 05/9/2014 của TANDQ9 hoãn  phiên tòa vì có nhiều người kế thừa của bị đơn và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt ...và quyết định mở lại phiên tòa vào ngày 29/09/2014, ban hành bản án 284/2014/DS-ST. Các nguyên đơn kháng cáo. Ngày 10/03/2015, TANDTPHCM ban hành quyết định số 674/QĐPT-DS đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm hôm nay.
      Tôi đại diện nguyên đơn Huỳnh Thị Kiều trình bày nội dung kháng cáo Bản án 284/2014/DS-ST như sau:
Kháng cáo: Toàn bộ bản án sơ thẩm số 284/2014/DS-ST, ngày 06/10/2014 của TANDQ9 v/v  “Tranh chấp di sản thừa kế”.
Lý do của việc kháng cáo:  
       Vì bản án tuyên xử không đúng các quy định của pháp luật, không bảo vệ  quyền lợi của nguyên đơn theo đúng quy định của pháp luật, có dấu hiệu vi phạm tố tụng... Cụ thể:
1.Bà Huỳnh Thị Ba (chết 2007), là mẹ của nguyên đơn Huỳnh Thị Kiều mà bản án không đưa vào danh sách Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là sai quy định tại khoản 4 Điều 56 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004.
Bà Cầu có 14 người con, nay có một người (ông Bàng) mới mất trong tháng 03/2015 này. Có thông tin có vài người bị bệnh tâm thần.Trong đó một người con gái bị bệnh tâm thần từ lâu. Khi nghe tin bà Cầu chết, thư ký (nay là thẩm phán) TANDQ9 Trần Thị Lệ Quyên đã nói: bà Cầu có mấy người con bị bệnh tâm thần và cho rằng vụ án sẽ khó khăn, kéo dài (bà Cầu còn là bị đơn trong một vụ án khác tại Quận 9). Cả thư ký Quyên và Chánh án Nhung cũng khuyên tôi, đại diện cho nguyên đơn - nên bàn với các nguyên đơn suy nghĩ rút đơn khởi kiện. Phần đất còn lại (đất trống), nhờ Ủy ban nhân dân (UBND) phường giúp cho rào lại và chia cho 2 thừa kế chưa hưởng (Bà Ngởi, ông Mảng). Thế mà nay trong bản án không thấy các thủ tục giám định, giám hộ của các đồng bị đơn này tham gia vụ án. Đây là điều sai về tố tụng. Ngoài ra còn nhiều người mất khác, thủ tục kế thừa quyền, nghĩa vụ của họ cũng chưa thấy thể hiện.
Tại trang 14 bản án ghi nhận có 11 người xin vắng mặt, trong đó có đại diện UBNDQ9; 14 người vắng mặt không có lý do, trong đó đáng chú ý là có 5 người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của bà Lê Thị Cầu (bị đơn) là ông Nguyễn Văn Bàng, bà Nguyễn Thị Anh, ông Nguyễn Văn Quý, bà Nguyễn Kim Hồng, bà Nguyễn Kim Thanh. Trong 05 người này Tòa bỏ qua thủ tục kiểm tra xem có người nào bị bệnh tâm thần, không nhận biết quyền, nghĩa vụ cũng như hành vi của mình không? Họ có biết vụ kiện, có nhận được Giấy triệu tập của Tòa không mà họ vắng mặt?
2.Phần đất 105m2, năm 1996 ông Trường chuyển nhượng cho ông Nguyễn Quang Bình – bà Đoàn Thị Mai,  bản án cho là “nằm ngoài bản đồ. Phía nguyên đơn không xác định đất này là di sản” (trang 6, trang 11, trang 20). Câu này không đúng bản chất sự việc, thực chất là chủ nhà không cho vào, nên không đo vẽ được. Đại diện nguyên đơn ký tên trong biên bản đo vẽ. Đây có thể nói là có sự nhầm lẫn, hà tỳ của phía nguyên đơn. Bởi vì bản thân ông Trường không có đất, ông chỉ có thể chuyển nhượng QSD đất di sản của ông bà cha mẹ. Cần nói thêm rằng, phần đất di sản mà ông Trường sử dụng vào thời điểm đó có diện tích 1.504 m2 (bản đồ hiện trạng do ông Đặng Văn Quốc, CBQLĐT phường lập ngày 25.6.2002, có sự chứng kiến của nhiều người, xem biên bản ngày 25.6.2002), là phần đất có khuôn viên bởi hàng tre bao quanh. Theo biên bản phường Tăng Nhơn Phú A (P.TNPA) lập ngày 2.7.2002, ông Trường nhượng cho ông Bình ngày 27.6.1996 là 105 m2. Phần này không thể để ngoài khối di sản được.
3.Năm 1998, ông Lê Văn Trường và vợ cho ông Bùi Minh Hải 100 m2 (trang 8 bản án). Ông Trường chết năm 1997 nên việc cho này chỉ có vợ ông Trường (tức là dâu của người để lại di sản ) cho. Đây là điều trái quy định của pháp luật về thừa kế.
4.Ông Vũ Văn Phát (bà Nhiễu) nhận chuyển nhượng của ông Trường 200 m2 ngày 07.03.1995 qua sự giới thiệu của bà Cầu (trang 9 bản án). Như vậy là có sự đồng ý của bà Cầu (sao bản án không quy trách nhiệm của bà Cầu và các thừa kế của bà trong thương vụ này?). Nhưng bản án ghi là: “đất mua nằm ngoài phần đất của gia tộc bà Cầu”. Vậy ông Trường (có sự đồng ý của bà Cầu) chuyển nhượng QSD đất của ai? Bản án không làm rõ. Như trên đã nói, ông Trường không có đất. Ông chỉ có thể chuyển nhượng QSD đất di sản của gia tộc. Báo cáo thực địa ngày 18.10.1995 có xác nhận của UBND xã Tăng Nhơn Phú đã nói lên điều đó.
5.Việc ông Phát (bà Nhiễu) nhận chuyển nhượng QSD đất di sản 1995 bằng giấy tay, người chuyển nhượng không có quyền và không có giấy tờ. Năm 1999 đã có đơn tranh chấp cho mãi đến hôm nay. Nhưng năm 2004 ỦBND quận 9 hợp thức hóa, cấp giấy chứng nhận. Điều đó là vi phạm Điều 30 Luật đất đai (LĐĐ) năm 1993, Điều 50 LĐĐ 2003. Sau đó chuyển nhượng cho hàng loạt người khác (bà Rạng, ông Chiêu; ông Sơn, bà Nguyệt; bà Thảo; bà Lợi; ông Ngọc). Trong đó đáng chú ý là có công chức của tòa án Quận 9 là bà Tăng Thị Nguyệt (tôi được biết, theo quy định của ngành, công chức ngành tòa án không được nhận chuyển nhượng QSD đất đang có tranh chấp, như vậy bà Nguyệt vi phạm quy định của ngành). Cần nhớ rằng các thừa kế của người để lại di sản (ông Mân, bà Nhân) tranh chấp tòan  bộ khối di sản là 1.504 m2. Nên các lô đất chuyển nhượng này nằm trong tình trạng pháp lý: đất di sản, chưa chia, không có giấy tờ hợp pháp, đang có tranh chấp.
6.Ông Nguyễn Văn Nam, năm 1995 nhận chuyển nhượng 120m2 QSD đất bằng giấy tay của bà Chuyện (trang 9, trang 14) đất di sản chưa chia, bà Chuyện là dâu của người để lại di sản, làm sao có quyền chuyển nhượng?
7.Bà Lê Kim Cúc, con của ông Lê Văn Trường chuyển nhượng QSD đất di sản chưa chia bằng giấy tay cho nhiều người (bà Kim Bằng; bà Huệ, ông Long (sau đó những người này chuyển nhượng lại cho bà Phương, ông Thành); ông Lương, bà Oanh; ông Vũ Văn Nhất; bà Hiếu, ông Chinh). Về sau bà Cúc nhận thức việc chuyển nhượng đó là sai, nên chính bà “yêu cầu Tòa án hủy tất cả các trường hợp mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên phần di sản này và chia thừa kế theo quy định pháp luật” (cuối trang 8, đầu trang 9 bản án). Chi tiết này nói lên,  bà Cúc thừa nhận việc chuyển nhượng này là sai, bà đề nghị tòa xử, chia theo pháp luật. Nghĩa là bà là người chuyển nhượng nhưng cũng có tranh chấp với người nhận chuyển nhượng. Xem các biên bản do UBND phường cung cấp khẳng định điều đó.
8.Ông Hoàng Đình Lâm nhận chuyển nhượng QSD đất từ ông Bàng (chứ không phải từ bà Cầu), năm 2004 (chứ không phải năm 2001- tại trang 11 bản án). Vì, theo quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 31/03/2009 của ỦBND quận 9 v/v giải quyết khiếu nại của bà Đặng Thị Tuyết, đã xác định rõ: “Đến tháng 3/2002, bà Lê Thị Cầu (là con của ông Mân, bà Nhân) sang nhượng lại cho ông Hoàng Đình Lâm. Khi làm hồ sơ xin sử dụng đất của ông Hoàng Đình Lâm, bà Cấu để con là ông Nguyễn Văn Bàng đứng tên lập giấy thỏa thuận bồi hoàn đất với ông Hoàng Đình Lâm và đứng tên trong tờ khai nguồn gốc sử dụng đất. Vào thời điểm xác nhận hồ sơ xin sử dụng đất xây dựng của ông Lâm, Ủy ban nhân dân phường Tăng Nhơn Phú A chưa xác minh rõ nguồn gốc quá trình sử dụng phần đất thuộc thửa 68 tờ bản đồ số 05 xã Tăng Nhơn Phú ( theo tài liệu 02/CT-UB)”. Từ đó UBND quận 9 chấp nhận đơn khiếu nại của bà Tuyết và ngày 02/04/2009 UBND quận 9 ban hành quyết định 929/QĐ-UB thu hồi giấy chứng nhận (GCN) QSD đất đã cấp cho Hoàng Đình Lâm với lý do: Giấy chứng  nhận được cấp khi đất đang có tranh chấp.
9.Bà Lê Thị Hồng Ngọc, đại diện cho UBND quận 9, theo bản án ghi nhận đã phát biểu một cách vu vơ vô trách nhiệm. Vụ việc ở P.Tăng Nhơn Phú A mà tại trang 11 bản án ghi là “trong đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND P.Tăng Nhơn Phú B đã xác nhận tại thời điểm xin cấp giấy chứng nhận không có tranh chấp. Ngày 04/08/2004 ông Phát – bà Nhiễu được UBND Quận 9 cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Đất tọa lạc tại phường Tăng Nhơn Phú A, mà UBND phường Tăng Nhơn Phú B xác nhận là sao?
Trong Báo cáo thực địa ngày 18/11/1995 (để chuyển nhượng cho ông Phát), có xác nhận của UBND xã Tăng Nhơn Phú ghi rất rõ là đất thổ cư của ông bà để lại, đến 1950 ông Mân cho con là Lê Văn Trường sử dụng đến nay . Báo cáo này đúng được mấy điểm là: đất thổ cư, đất di sản chưa chia. Nhưng có mấy điểm sai là: nói cho, nhưng không có giấy tờ chứng minh, hơn nữa ông Mân chết năm 1928, mà năm 1950 còn đội mồ lên cho ông Trường? Năm 1995, các thân nhân các đồng thừa kế khác chưa phát hiện vụ chuyển nhượng  bằng giấy tay nên chưa gửi đơn tranh chấp. Nhưng Điều 30 LĐĐ 1993 quy định đất không có tranh chấp được quyền sang nhượng có nghĩa là QSD đất của người nào thì người đó có quyền sang nhượng nếu không có tranh chấp. Còn ở đây chưa xác định QSD đất của ông Trường làm sao ông được chuyển nhượng? Mặt khác từ tháng 12 năm 1999 phát sinh tranh chấp (xem biên nhận nhận đơn ngày 10/12/1999 của UBND quận 9; CV 55/UB ngày 23/8/2002 của UBND P.TNPA v/v trả đơn tranh chấp nhà đất của gia tộc; CV số 51/BC-UB ngày 10/10/2002 của UBND P.TNPA kính gửi UBND Quận 9, Phòng QLĐT Quận 9 v/v Báo cáo việc tranh chấp thừa kế của gia tộc bà Lê Thị Cầu, xác định diện tích đất tranh chấp là 1.504 m2 tọa lại tại 13/66 KP 3, P.TNPA; Giấy trả lời khiếu nại số 4406/UB-QLĐT ngày 25/10/2002 của UBND Quận 9 cho bà Đặng Thị Tuyết, trong đó ghi rất rõ: UBND Q9 nhận được đơn khiếu nại của bà khiếu nại về việc: giải quyết tranh chấp đất thổ của gia tộc, tại 13/66 KP 3, P.TNPA, Q9, TPHCM; CV 4712/CV-QLĐT ngày 20/11/2002 của UBND Q9 Tr/y: trả lời đơn kiến nghị ngăn chặn chuyển quyền của bà Đặng Thị Tuyết. Tại văn bản này, UBNDQ9 biết rất rõ bà Tuyết đại diện cho bà Cúc, bà Kiều xin ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất  số 68A – tờ bản đồ số 05 TNPA – diện tích 1.504m2, với lý do: đang có tranh chấp đất đai. Cuối công văn UBNDQ9 còn hứa sẽ tiếp tục quan tâm theo dõi trường hợp này). Sau đó phía bà Tuyết còn gửi nhiều đơn, cung cấp nhiều chứng cứ của việc tranh chấp. Thế mà nay trước tòa, đại diện UBNDQ9 cho rằng vào thời điểm cấp giấy chứng nhận (2004) không có tranh chấp. Lập luận này không thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Người dân không thể ngồi “canh me” UBND Q9 để phát hiện khi cấp Giấy chứng nhận cho ai trên đất di sản của ông bà cha mẹ mình để ngăn chặn !?
Sau đó nhiều người nhận chuyển nhượng bất hợp pháp này lại được UBNDQ9 cấp Giấy chứng nhận QSD đất và những người này cũng đã chuyển nhượng cho hàng loạt người khác mà đại diện UBNDQ9 cũng cho là đúng theo quy định pháp luật (trang 12 bản án). Ý kiến của đại diện UBNDQ9 là mâu thuẫn với quy định của pháp luật. Việc cấp giấy chứng nhận này không thực hiện theo đúng quy trình và nguồn gốc sử dụng đất. Tôi yêu cầu Đại diện UBNDQ9 và TANDQ9 chỉ ra các điều luật áp dụng để cấp các giấy chứng nhận này.
10.Bản tự khai bổ sung của nguyên đơn Huỳnh Thị Kiều ngày 23/9/2014, đã gửi chuyển phát nhanh cho TANDQ9 ngày 24/9/2014, và đại diện của nguyên đơn phát biểu tại phiên tòa 29/9/2014, gồm các yêu cầu:
1).Tôi đề nghị HĐXX tuyên xử tôi ( Huỳnh Thị Kiều ) được hưởng 110 m2 QSD đất di sản thừa kế của ông bà nội tôi là ông Mân, bà Nhân.
2).Tôi đề nghị HĐXX tuyên xử  đối với các vụ việc mua bán QSD đất không đúng quy định của pháp luật.
3).Tôi đề nghị HĐXX tuyên xử  đối với các quyết định, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác do UBND quận 9 đã cấp sai quy định của pháp luật.
Nhưng trong bản án, tòa không nêu đầy đủ yêu cầu của nguyên đơn.
11.Bản án ghi: “Trong quá trình sử dụng, ông Trường (bà Cúc)  có xây dựng lại căn nhà” nhưng tòa không tiến hành các thủ tục định giá, tính giá trị cho ông Trường (bà Cúc) là thiệt thòi cho các người này.
12.Khối di sản gồm  căn nhà và 1.504m2, chứ không phải 1.296,5m2 như bản án nêu (chỉ trừ phần trong lộ giới rất ít).
13.Phía bị đơn nại ra rằng: không chấp nhận chia theo yêu cầu của bà Kiều vì bà Ba không phải là vợ ông Mảng nên bà Kiều không phải là con ông Mãng (trang 13). Việc này các thừa kế của ông Mãng không tranh chấp, mà phía bị đơn lại “tranh chấp dùm”. Mặt khác tòa không yêu cầu bị đơn đưa ra chứng cứ về quan hệ huyết thống của bà Kiều với ông Mãng là sai tố tụng. Trong trường hợp bị đơn không cung cấp được thì tòa buộc họ rút lại ý kiến này, hoặc tòa bác ý kiến của họ. Đằng này tòa lại lấy các chứng cứ (trang 18 bản án) do nguyên đơn cung cấp (03/10/2014) để chứng minh cho lời phản tố tại phiên tòa (29/9/2014) là không đúng quy định  tố tụng.
14.Tòa không xác định cụ thể quyền của bà Chuyện, bà Cúc (vợ con của ông Trường) và cho rằng 3 người này đã chuyển nhượng bất hợp pháp di sản chưa chia 611,6 m2 (thực tế nhiều hơn). Nay 3 người này đều đã chết, không còn ai thực hiện nghĩa vụ về tài sản nên cho hưởng hết phần họ đã chuyển nhượng (trang 19 bản án), nhiều hơn gấp 04 lần các thừa kế khác. Như vậy vi phạm Điều 30 Pháp lệnh Thừa kế, vi phạm khoản 2 Điều 679 BLDS năm 1995, khoản 2 Điều 676 BLDS 2005: “những người thừa kế cùng hàng được chia phần di sản ngang nhau”.
Như trên đã nói, bà Cầu có liên đới trách nhiệm khi giới thiệu cho ông Trường chuyển nhượng QSD đất di sản cho ông Phát 200m2 mà nay bản án không đề cấp đến trách nhiệm của các thừa kế của bà Cầu là không thỏa đáng.
Theo bản án, tổng hợp lại cùng hàng thừa kế, ông Trường hưởng hơn 611,6m2 (trang 19, 25). Bà Ngởi do bà Tuyết đại diện hưởng 159,36m2 (trang 22) và quản lý sử dụng thêm 238,6m2 (trang 26), nhưng lại phải trả lại giá trị phần chênh lệch. Như vậy theo Tòa, sau khi trả phần chênh lệch này, bà Tuyết có thêm 238,6 m2 QSD đất này nữa phải không? Ông Mãng, bà Cầu mỗi người chỉ hưởng 159,36m2 (trang 22, 25). Phân chia như vậy là quá bất hợp lý, không rõ ràng và không thể chấp nhận được.
15.Bản án nêu: “Phần đất chuyển nhượng cho ông Nguyễn Quang Bình không thuộc khối di sản” (trang 20) là không đúng. (đã nêu ở trên).
16. Bản án nêu: Đối với các hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Trường, bà Chuyện, bà Cúc chuyển nhượng bằng giấy tay cho ông Phát- bà Nhiễu với diện tích 200m2, khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 187,1m2 do có một phần lộ giới nhưng không có tranh chấp hay khiếu nại  … Đây là hợp đồng hợp pháp nên được công nhận”(trang 20). Về nội dung này tôi phản bác như sau:
-Thời điểm cấp giấy chứng nhận QSD đất cho ông Phát - bà Nhiễu là ngày 04/08/2004 mà Tòa nói không có tranh chấp là không đúng, vì các nguyên đơn đã tranh chấp từ 1999 đến nay, UBNDQ9, UBNDP.TNPA biết rất rõ điều này (xem tại điểm 9 trên đây).
-Bản án cho rằng: “Đây là hợp đồng hợp pháp”, nhưng không đưa ra theo quy định nào? Đây là điều không thể chấp nhận và khẳng định hợp đồng này là bất hợp pháp. Vì người chuyển nhượng không đủ quyền chuyển nhượng di sản chưa chia, không có giấy tờ hợp pháp, lại chuyển nhượng không bằng hợp đồng có công chứng, và tài sản đang có tranh chấp.
17.Bản án hiểu sai Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán (HĐTP) của Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC)  hướng dẫn áp dụng pháp luật  trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình  (sau đây viết tắt là NQ02), cho rằng HĐTP TANDTC “bẻ”  lại các điều luật do Quốc hội ban hành (trang 21).Cụ thể:
a) Bản án cố tình bỏ qua nội dung quan trọng nêu tại tiểu mục 2.3 mục II NQ02, điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tiểu mục 2.3 quy định. “Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau này 15/10/1993.
A. Điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Theo qui định tại Điều 131, các điều từ Điều 705 đến Điều 707 và Điều 711 của Bộ luật Dân sự, khoản 2 Điều 3, Điều 30, Điều 31 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 1 Điều 106, điểm b khoản 1 Điều 127, khoản 1 Điều 146 của Luật Đất đai năm 2003, thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây:”
Các hợp đồng chuyển nhượng QSD đất trong vụ án này vi phạm các điều kiện trên đây. Cụ thể:
1)Trái pháp luật, vì đã chuyển nhượng di sản chưa chia mà không được sự đồng ý của các thừa kế khác; 2) chuyển nhượng bằng giấy tay (vi phạm Điều 131 BLDS 1995). 3)Việc chuyển nhượng không được phép của cơ quan có thẩm quyền (vi phạm Điều 707 BLDS 1995). 4) Đất chuyển nhượng không có giấy tờ hợp pháp, đất đang có tranh chấp (vi phạm Điều 30 LĐĐ 1993, Điều 50, Điều 106, Điều 146 LĐĐ 2003). 5) Thủ tục chuyển nhượng không thực hiện tại UBNDTP (vi phạm điều 31 LĐĐ 1993). 6) Hồ sơ chuyển nhượng không đủ, hợp đồng chuyển nhượng không qua công chứng… (vi phạm điểm b khoản 1 Điều 127 LĐĐ 2003). Thế mà Bản án  cho rằng đủ điều kiện để xét đến các điểm A.1, A.2,  A 3, A 4, A 5, A.6 là không đúng quy định NQ02.
b) Tiếp theo, bản án trích dẫn điểm b.3 tiểu mục 2.3 mục 2 NQ02, nhưng hiểu không đúng nội hàm của chủ thể Bên chuyển nhượng của NQ02. Tôi chắc chắn rằng HĐTPTANDTC không khuyến khích các Tòa án công nhận “kẻ trộm”, chuyển nhượng QSD đất di sản của gia tộc, nó còn là tài sản chung chưa chia.
Bên chuyển nhượng theo NQ02 là người có QSD đất đích thực của người đó nhưng chưa làm thủ tục hợp thức hóa, nên phải chuyển nhượng bằng giấy tay. Việc chuyển nhượng đó là ngay tình nên họ không phản đối. Còn ở đây những người chuyển nhượng này không phải người chuyển nhượng đúng nghĩa, mà họ giống như những “kẻ cắp”, lấy được đồng nào hay đồng nấy, họ không phải là Bên chuyển nhượng có  nội hàm như NQ02.
Mặt khác cần nói thêm, trong trường hợp còn băn khoăn, cho rằng NQ02 của HĐTPTANDTC “đá” các điều luật do Quốc hội ban hành, thì Tòa án xem các quy định khác để hiểu cho đúng trình tự, địa vị pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật.
Tại Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 (LBHVBQPPL) thì Nghị quyết của HĐTPTANDTC đứng hàng thứ 6 sau Hiến pháp, Luật của Quốc hội, thì Nghị quyết của HĐTPTANDTC không thể “bẻ” lại Luật do Quốc hội ban hành. Thực tế NQ02 đã ghi rõ nhiệm vụ quyền hạn của nó chỉ là hướng dẫn áp dụng pháp luật thì làm sao “bẻ” lại Luật?
Tại khoản 2 Điều 83 LBHVBQPPL khẳng định: “Trong trường hợp các văn bàn quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”.
Như vậy nếu cho rằng có lướng vướng NQ02, thì áp dụng các Điều luật do Quốc hội ban hành vì có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Vì vậy bản án cho rằng các hợp đồng chuyển nhượng QSD đất trong vụ án này là hợp pháp, được công nhận là sai các quy định của pháp luật.
( Mời xem thêm II.HỆ THỐNG NHÀ NƯỚC quy định trong Hiến pháp 2013, HP 1992, 2001, để biết rõ thêm Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, để xem TANDTC có “bẻ” Quốc hội được không ?)
18.Về văn bản và ý kiến không minh bạch của đại diện UBND Quận 9 và phường Tăng Nhơn Phú A có là căn cứ cho Tòa án phán quyết?
-Tôi không có văn bản 406/TNMT ngày 12/3/2013 của Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 9. Nhưng phần trích đưa vào bản án (trang 17), Phòng này chỉ nói không trở ngại do quy hoạch: “Phần đất thuộc thửa 562 và một phần các thửa 76, 87, 88, 89 tờ bản đồ số 56 ( tài liệu 2003), Bộ địa chính phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9 có nguồn gốc do ông Lê Văn Mân và bà Nguyễn Thị Nhân sử dụng trước năm 1975… Phần đất tranh chấp trên không thuộc quy hoạch cho dự án nào, có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Văn bản này thể hiện các ngành chức năng của UBNDQ9 biết rất rõ là phần đất này là di sản, chưa chia, đang có tranh chấp, không thuộc quy hoạch cho dự án nào. Nhưng sau đó là một đoạn lập lờ: “có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Đoạn này muốn nói gì? Đủ điều kiện là điều kiện gì? Là không vướng quy hoạch hay đã giải quyết xong tranh chấp? Cấp giấy chứng nhận cho ai? Một văn bản của cơ quan nhà nước mà lập lờ, ai muốn hiểu sao thì hiểu, vô thưởng vô phạt như vậy là điều không thể chấp nhận. Tòa án phải yêu cầu UBNDQ9 làm rõ ý nghĩa văn bản này trước khi phán quyết mới đúng.
Tương tự tại trang 21 Bản án có trích dẫn văn bản số 224/UBND ngày 03/10/2014 (sau ngày xét xử 29/09/2014) của UBND P.TNPA:“Việc xây dựng các nhà nêu trên không có xin phép, đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất”. Đúng là Quận lập lờ nên Phường cũng lập lờ theo. Việc xây dựng các căn nhà trên không có xin phép (chưa làm rõ vì sao không xin phép, do chiếm dụng, lấn chiếm, hay nhận sang nhượng bất hợp pháp? ) vậy làm sao đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Điều luật nào quy định việc này? Đúng là chính quyền hai cấp thực hiện “chiêu” lập lờ. Cần nhắc thêm UBNDP.TNPA có 2 văn bản (xem tại Điểm 9 trên đây): CV 55/UB ngày 23/8/2002 của UBND P.TNPA v/v trả đơn tranh chấp nhà đất của gia tộc; CV số 51/BC-UB ngày 10/10/2002 của UBND P.TNPA kính gửi UBND Quận 9, Phòng QLĐT Quận 9 v/v Báo cáo việc tranh chấp thừa kế của gia tộc bà Lê Thị Cầu, xác định diện tích đất tranh chấp là 1.504 m2 tọa lại tại 13/66 KP 3, P.TNPA. Còn rất nhiều đơn thư tranh chấp khác nữa. Từ 2007 đến  12/2013, UBNDP.TNPA cũng tham gia chứng kiến đo đạc do Tòa yêu cầu. Vậy mà UBNDP.TNPA nói đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, là ý muốn nói gì? Căn cứ vào đâu?
Tiếp theo, tại trang 22 của bản án, Tòa ghi nhận (tức là không phản đối hoặc phủ nhận) việc UBNDQ9 ban hành quyết định 929/QĐ-UBND ngày 02/04/2009 về việc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số X270994 ngày 24/9/2004 đã cấp cho ông Hoàng Đình Lâm do “được cấp khi đất đang có tranh chấp”.
Nhưng tại trang 26 Bản án lại “công nhận ông Hoàng Đình Lâm được quyền quản lý sử dụng  phần đất có diện tích 140,5 m2 ( vị trí thuộc ô thứ 11) thuộc một phần thửa 68 (thửa số mới 1128) tờ bản đồ 05 xã Tăng Nhơn Phú (theo TL 02CT-UB) vị trí đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số X270994 ngày 24/9/2004 cấp cho ông Hoàng Đình Lâm (Giấy chứng nhận số X270994 đã bị UBND Quận 9 ra Quyết định thu hồi theo Quyết định số 929/QĐ-UBND ngày 02/4/2009)”. Như vậy là thế nào?
Ngoài ra tất cả các hợp đồng chuyển nhượng QSD đất di sản chưa chia, đang có tranh chấp, không có giấy tờ hợp pháp, Tòa không xét từng hợp đồng chuyển nhượng (vế căn cứ pháp lý, chủ thể, đối tượng) mà công nhận tất cả các hợp đồng  chuyển nhượng này và sau đó công nhận QSD đất cho tất cả những người nhận chuyển nhượng (trang 27) là không đúng quy định xét xử về công nhận hợp đồng.
 19.Bản án của Tòa không thể tự tiện lấy hành vi của người này gán cho người khác.Tại Điểm 8 trên đây tôi đã đưa ra chứng cứ chứng minh  ông Nguyễn Văn Bàng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Hoàng Đình Lâm chứ không phải bà Lê Thị Cầu chuyển nhượng. Nếu được chia di sản theo pháp luật thì ông Bàng chỉ được 1/14 kỷ phần của bà Cầu. Tòa không thể phán ngang xương từ ông Bàng qua bà Cầu như vậy được.
20.Tại trang 25 Bản án ghi: Chấp nhận một phần yêu cầu của các nguyên đơn là bà Đặng Thị Tuyết và bà Huỳnh Thị Kiều.
Tại sao Tòa chỉ chấp nhận một phần? Các phần không chấp nhận là phần nào? Lý do vì sao? Tại Điểm 10 trên đây, tôi nêu lại, nguyên đơn đã đưa ra 3 yêu cầu
Từ ngày bắt đầu tranh chấp năm 1999 đến năm 2006 diện tích đất di sản là 1.504 m2, trừ một ít nằm trong lộ giới không đến 100m2. Sao Tòa chỉ công nhận 1.089 m2? Điều đó đã làm thiệt hại cho các thừa kế nên không thể chấp nhận.
21.Tại trang 26 bản án công nhận hàng loạt giấy chứng nhận QSD đất cho người nhận chuyển nhượng mà không xét quy trình cấp giấy chứng nhận của UBND Quận 9 có đúng theo trình tự thủ tục của pháp luật hay không, mà công nhận là sai quy định xét xử. Theo quy định của pháp luật, Tòa phải xem xét quy trình cấp giấy chứng nhận cho từng bộ hồ sơ của từng hộ, lập luận cho từng bộ hồ sơ của từng hộ. Hồ sơ nào hội đủ và đúng các quy định của pháp luật mới quyết định công nhận.  Tòa không xét theo quy trình cấp giấy chứng nhận mà công nhận là sai quy định của pháp luật.
22.Bản án đã vi phạm tố tụng, giải quyết vượt quá yêu cầu của đương sự. Cụ thể:
Bên chuyển nhượng (bà Cầu, bà Cúc) chuyển nhượng di sản chưa chia bằng giấy tay, đang có tranh chấp, chưa có giấy tờ hợp pháp  là sai quy định của pháp luật. Bà Cúc là người chuyển nhượng nhiều nhất. Nhưng qua các biên bản do UBND P.TNPA cung cấp (bà Cầu, bà Cúc đều có tranh chấp với bên nhận chuyển nhượng) và ngay trang 8 bản án này đã ghi nhận bà Cúc “yêu cầu Tòa án hủy tất cả các trường hợp mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên phần di sản này và chia thừa kế theo quy định pháp luật”. Vậy ai yêu cầu Tòa án công nhận các hợp đồng chuyển nhượng mà Tòa công nhận tất cả các hợp đồng này? Bản án không ghi nhận một trường hợp nào nộp đơn yêu cầu và tạm ứng án phí để tòa xét công nhận hợp đồng chuyển nhương. Như vậy rõ ràng là “Tòa vi phạm tố tụng, giải quyết vượt quá yêu cầu của đương sự”.
Tôi khẳng định bản án sơ thẩm số  284/2014/DS-ST ngày 06/10/2014 của TAND Q9 có quá nhiều sai sót, vi phạm pháp luật, đặc biệt là quy định về tố tụng như liệt kê ở trên, tôi nghĩ nên hủy bỏ bản án này.
Kính thưa Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm.
Vụ án quá kéo dài tính từ khi nộp đơn tranh chấp đến UBNDQ9 năm 1999 là 15 năm. Tính từ khi nộp đơn cho Tòa án năm 2002 đến nay là 13 năm. Trong thời gian này, theo liệt kê tại bản án có 01 người là đương sự và 06 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã chết (nay ông Bàng chết nữa là 07), cộng với việc buông lỏng quản lý hành chính về đất đai của các cơ quan chức năng nên phát sinh rất phức tạp. Thấy được điều ấy, để giúp cho vụ án đỡ phức tạp nên trong Tờ khai bổ sung ngày 23/09/2014, nguyên đơn đã đề xuất phương án rất thiện chí, khả thi. Nhưng rất tiếc HĐXX sơ thẩm TANDQ9, không quan tâm đến đề xuất này mà còn phán quyết sai pháp luật và làm thiệt hại quyền lợi chính đáng của nguyên đơn.
Yêu cầu cốt lõi nhất: Nguyên đơn chỉ đề nghị hưởng 110 m2 QSD đất di sản (chia trong phần đất trống, đất chiếm dụng, xây dựng bán kiên cố, sau khi trừ lối đi…) thấp hơn số được chia thừa kế theo pháp luật. Không hiểu vì sao, HĐXX sơ thẩm lại cố sức bảo vệ quyền lợi của tất cả Bên nhận chuyển nhượng bất hợp pháp (trong đó có công chức TANDQ9), để làm thiệt hại đến quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nguyên đơn. Đó là điều gây bức xúc cho nguyên đơn và nhiều người khác.
Về Giấy chứng nhận QSD đất đã cấp sai quy định của pháp luật, UBNDQ9 đã thu hối, nay HĐXX sơ thẩm TANDQ9 lại công nhận mà không chỉ ra Quyết định của UBNDQ9 về việc thu hồi đó sai theo quy định nào. Bản án còn công nhận tất cả giấy tờ khác về QSD đất mà UBNDQ9 cấp sai pháp luật tại khu đất này. Đó là điều vô lý, không thể chấp nhận được.
 Từ những điều nêu trên, tiếp theo Đơn kháng cáo nguyên đơn đã nộp tòa án ngày 20/10/2014, Đơn kháng cáo bổ sung  ngày 22/11/2014, tôi yêu cầu Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm (TANDTPHCM) bốn yêu cầu sau:
1).Tuyên hủy bản án số 284/2014/DS-ST ngày 06/10/2014 của Tòa án nhân dân Quận 9, yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm lại. Vì lý do nào đó mà Tòa cấp phúc thẩm tuyên không hủy bản án này, tôi yêu cầu Hội đồng xét xử phúc thẩm (TANDTPHCM), tuyên:
2).Tuyên nguyên đơn Huỳnh Thị Kiều được hưởng 110 m2 QSD đất di sản của ông bà nội là ông Mân, bà Nhân chết để lại.
3).Tuyên vô hiệu tất cả các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định của pháp luật. (Di sản chưa chia, đang có tranh chấp, không có giấy tờ hợp pháp, chuyển nhượng bằng giấy tay, không qua công chứng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
4).Tuyên yêu cầu UBNDQ9 thu hồi và hủy bỏ tất cả các quyết định, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng và các giấy tờ khác do UBND quận 9 đã cấp sai quy định của pháp luật trên phần đất di sản 1.504m2 này.
Trong  bản tự khai bổ sung ngày 23/9/2014 nguyên đơn đã gửi kèm 29 bản chụp chứng cứ, ngày 22/112014 tại đơn kháng cáo bổ sung, nguyên đơn gửi kèm thêm  bản chụp QĐ 37/QĐ-UBND ngày 31/3/2009 của UBNDQ9 v/v giải quyết khiếu nại cho bà Đặng Thị Tuyết.
                                                          Đại diện nguyên đơn HUỲNH THỊ KIỀU
                                                                     NGUYỄN THU GIANG