Phạm Chiến Thắng hiện đang là đảng viên, cán bộ thuộc sở xây dựng Hà nội, chỗ Dục " chặt cây " là giám đốc.
Vứt vợ và 2 con ra đường, cặp bồ và lấy vợ mới, cướp đoạt nhà là tài sản chung... đánh vợ cũ khiến công an phường Láng Hạ phải vào cuộc rồi bao che cho đảng viên thoái hóa biến chất, thật bỉ ổi cho cái đảng và cái sở xây dựng ăn cắp cây xanh này !
Giải quyết đơn tố cáo khẩn cấp: Nhiều nội dung quan trọng bị... “quên”
Chấp nhận để lại nhà cho chồng sau ly hôn, dắt díu hai con ra thuê nhà ở, nhưng bà Phạm Thị Thanh Hương vẫn bị chồng cũ đánh. Bà Hương buộc phải ra toà xử vụ án “phân chia tài sản sau ly hôn”. Thấy những dấu hiệu không khách quan, bà Hương quyết định làm đơn kêu cứu và tố cáo khẩn cấp TAND quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Dồn bà mẹ trẻ cùng hai con đến đường cùng
Theo quyết định ly hôn giữa bà Phạm Thị Thanh Hương và ông Phạm Chiến Thắng của toà án, thì bà Hương nuôi cả hai đứa con và không yêu cầu ông Thắng phải đóng góp tiền cấp dưỡng nuôi con chung. Lúc đầu hai người vẫn ở chung nhà cũ, nhưng do bị ông Thắng gây sự, bà Hương đành dắt con đi thuê nơi khác. Thậm chí dù đã ở riêng, bà Hương kể, người chồng cũ (đã lấy vợ khác) vẫn đến đánh bà trước mặt cả hàng xóm và con cái.
Chẳng đặng đừng, bà Hương đã phải nộp đơn ra TAND huyện Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm) để nhờ toà xét xử “phân chia tài sản sau ly hôn”. Nhưng gần một năm đã trôi đi, toà án vẫn chưa đưa ra xét xử. Nhận thấy có nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng của TAND quận Nam Từ Liêm, bà Hương đã gửi đơn tố cáo khẩn cấp tới các cơ quan chức năng và báo Lao Động.
Nhiều nội dung tố cáo không được đề cập
Làm việc với bà Hương ngày 17.12.2014 để giải quyết khiếu nại - tố cáo (KNTC), Phó Chánh án TAND quận Nam Từ Liêm - Chu Thiện Nghĩa nhìn nhận: “...Chúng tôi thừa nhận là sai, tôi phải chờ báo cáo của thẩm phán để tôi tiếp tục nghiên cứu”. Ông Nghĩa hẹn một tuần sau sẽ có văn bản trả lời, nhưng gần 4 tháng sau (ngày 13.4.2015) bà Hương vẫn không nhận được công văn nào. Làm việc với PV Báo Lao Động chiều 14.4.2015, ông Nghĩa nói đã gửi công văn này qua đường bưu điện 2 lần nhưng không được). Tuy nhiên, sau khi làm việc với chúng tôi buổi chiều, thì tối cùng ngày bà Hương đã nhận được công văn số 01 (ghi ngày 5.1.2015) của toà chuyển đến.
Quyết định giải quyết KNTC này (do ông Nghĩa ký) cũng thừa nhận thẩm phán có sai sót khi buổi hoà giải không có mặt thư ký, nhưng trong biên bản làm việc lại có tên thư ký; còn việc thiếu bút lục số 131 là do đánh số bút lục bị nhầm. Nhiều nội dung tố cáo khác dù không được đề cập nhưng đều được kết luận chung: “Các khiếu nại của bà Phạm Thị Thanh Hương về việc thẩm phán và thư ký toà án tiến hành tố tụng trong vụ án đã không vô tư và khách quan khi làm nhiệm vụ là không có cơ sở”.
Chúng tôi đã hỏi ông Nghĩa về một số nội dung đơn tố cáo sao không thấy được đề cập đến. Thứ nhất, đơn tố cáo cho rằng toà vi phạm nghiêm trọng về thời hạn giải quyết vụ án. Cụ thể, sau gần 3 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ khởi kiện của nguyên đơn, toà mới ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí để thụ lý vụ án. Theo quy định, thời hạn này chỉ là 5 ngày. Thứ hai, thời hạn xét xử theo quy định tối đa là 6 tháng (kể cả gia hạn), nhưng tính đến 26.3.2015 (ngày gửi đơn tố cáo) đã là gần 13 tháng (đã trừ hai tháng tạm đình chỉ). Như vậy toà đã quá hạn hơn gấp đôi thời gian luật định. Thứ ba, toà xác định không đúng số lượng cổ phần của bà Hương (nguyên đơn) tại Cty VCOMM khi đồng nhất số lượng cổ phần đăng ký mua với số lượng cổ phần sở hữu của bà Hương...
Trong đơn bà Hương còn tố cáo: “Có dấu hiệu bênh vực cho bị đơn bởi hầu hết các việc làm của toà đều tuân theo một cách nhanh chóng các yêu cầu, đề nghị không nhất quán, thiếu căn cứ của bị đơn. Còn những đề nghị hợp pháp của nguyên đơn thì bị toà “ngâm cứu” mãi.” Ví dụ, 2 chiếc ôtô không phải là của nguyên đơn, nhưng khi bị đơn yêu cầu thì toà vẫn yêu cầu định giá!
Khi chúng tôi đưa ra những nội dung này, có những nội dung hỏi đi hỏi lại, tuy nhiên ông Nghĩa chỉ trả lời ngắn gọn: “Những cái đó thể hiện ở hồ sơ, đây là vụ án rất phức tạp, hiện chúng tôi cũng chưa phán xét và đương sự có quyền khiếu nại lên TAND TP.Hà Nội”. Là người đã đọc hồ sơ để giải quyết KN - TC, vì sao ông Nghĩa lại không trả lời trực tiếp những câu hỏi này?
Ông Nghĩa cũng khẳng định, toà sẽ giải quyết dứt điểm KN - TC này trước khi tiếp tục thụ lý vụ án. Điều đó cũng đồng nghĩa, bà Hương vẫn phải tiếp tục chờ trong khi một mình nuôi hai đứa con ở trong một căn hộ đi thuê!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét