Hai nhà hoạt động Việt Nam đến Canada điều trần nhân quyền
OTTAWA, California (NV) - Hai nhà hoạt động Việt Nam từ trong nước vừa có một buổi điều trần nhân quyền tại Quốc Hội Canada ở thủ đô Ottawa hôm Thứ Năm, 28 Tháng Năm, thông cáo báo chí của đảng Việt Tân cho biết.
Ðó là Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng, thành viên Hội Ðồng Liên Tôn Việt Nam, và ông Trương Minh Tam, cựu tù nhân lương tâm và thành viên Phong Trào Con Ðường Việt Nam.
Hai người này đến Canada qua lời mời của Tiểu Ban Quốc Tế Nhân Quyền, thuộc Ủy Ban Thường Trực Về Ðối Ngoại và Phát Triển Quốc Tế Quốc Hội Canada, theo thông cáo.
Ðây là hoạt động trong cuộc vận động kéo dài hai tuần, bao gồm những sinh hoạt như điều trần trước Quốc Hội Canada, tham dự buổi tiếp tân do Dân Biểu Judy Sgro tổ chức, gặp gỡ một số dân biểu và nhiều tổ chức phi chính phủ tại Canada.
Ngoài hai người nêu trên, buổi điều trần còn có sự tham dự của cô Nguyễn Quốc Trinh, đại diện Ðảng Việt Tân.
Theo thông cáo, cuộc vận động đặt trọng tâm vào việc trình bày trước công luận Canada và thế giới về những tù nhân lương tâm có án tù rất nặng trên dưới 10 năm, đang phải gánh chịu những ngày tháng dài trong lao tù và bị đối xử tàn tệ dưới chế độ lao tù của CSVN, điển hình là những tù nhân lương tâm như Hồ Ðức Hòa, Ðặng Xuân Diệu, Nguyễn Ðặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Ngô Hào, Trần Thị Thúy, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Công Chính, và các thành viên trong Hội Ðồng Công Luật Công Án Bia Sơn.
Cũng theo thông cáo, ông Trương Minh Tam, từng là bạn tù với ông Ðặng Xuân Diệu, là nhân chứng cho hoàn cảnh đáng quan tâm của ông. Ông Diệu là một trong những thanh niên yêu nước từ Nghệ An bị kết án 13 năm tù và đang bị đối xử tàn nhẫn, bị cô lập với gia đình và thế giới chung quanh, chỉ vì ông cương quyết không nhận tội và không mặc áo tù.
Nhân dịp này, Văn Phòng Luật Sư Cambridge LLP đã nhận đại diện cho các ông Ðặng Xuân Diệu, Hồ Ðức Hòa (13 năm tù), và Nguyễn Ðặng Minh Mẫn (8 năm tù) để vận động dư luận và chính phủ Canada can thiệp cho ba trường hợp này.
Thông cáo cho biết, đảng Việt Tân cùng với văn phòng Luật Sư Cambridge LLP tại Canada đồng tổ chức cuộc vận động cho các tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở Việt Nam với những án tù dài hạn. (Ð.D.)
VÌ MỘT HÀ NỘI XANH” TỐ CÁO HÀNH VI BẮT GIỮ NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT
Trong một diễn biến khác, cũng vào buổi chiều 28/5/2015, một số người đại diện cho 19 người bị bắt giữ tùy tiện trong lần tuần hành cách đây một tháng (chủ nhật 26/4, tại Bờ Hồ) đã đến trụ sở Công an Thành phố Hà Nội tại 87 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, để đưa đơn tố cáo.
Phạm Chiến Thắng hiện đang là đảng viên, cán bộ thuộc sở xây dựng Hà nội, chỗ Dục " chặt cây " là giám đốc.
Vứt vợ và 2 con ra đường, cặp bồ và lấy vợ mới, cướp đoạt nhà là tài sản chung... đánh vợ cũ khiến công an phường Láng Hạ phải vào cuộc rồi bao che cho đảng viên thoái hóa biến chất, thật bỉ ổi cho cái đảng và cái sở xây dựng ăn cắp cây xanh này !
Giải quyết đơn tố cáo khẩn cấp: Nhiều nội dung quan trọng bị... “quên”
Chấp nhận để lại nhà cho chồng sau ly hôn, dắt díu hai con ra thuê nhà ở, nhưng bà Phạm Thị Thanh Hương vẫn bị chồng cũ đánh. Bà Hương buộc phải ra toà xử vụ án “phân chia tài sản sau ly hôn”. Thấy những dấu hiệu không khách quan, bà Hương quyết định làm đơn kêu cứu và tố cáo khẩn cấp TAND quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Dồn bà mẹ trẻ cùng hai con đến đường cùng
Theo quyết định ly hôn giữa bà Phạm Thị Thanh Hương và ông Phạm Chiến Thắng của toà án, thì bà Hương nuôi cả hai đứa con và không yêu cầu ông Thắng phải đóng góp tiền cấp dưỡng nuôi con chung. Lúc đầu hai người vẫn ở chung nhà cũ, nhưng do bị ông Thắng gây sự, bà Hương đành dắt con đi thuê nơi khác. Thậm chí dù đã ở riêng, bà Hương kể, người chồng cũ (đã lấy vợ khác) vẫn đến đánh bà trước mặt cả hàng xóm và con cái.
Chẳng đặng đừng, bà Hương đã phải nộp đơn ra TAND huyện Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm) để nhờ toà xét xử “phân chia tài sản sau ly hôn”. Nhưng gần một năm đã trôi đi, toà án vẫn chưa đưa ra xét xử. Nhận thấy có nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng của TAND quận Nam Từ Liêm, bà Hương đã gửi đơn tố cáo khẩn cấp tới các cơ quan chức năng và báo Lao Động.
Nhiều nội dung tố cáo không được đề cập
Làm việc với bà Hương ngày 17.12.2014 để giải quyết khiếu nại - tố cáo (KNTC), Phó Chánh án TAND quận Nam Từ Liêm - Chu Thiện Nghĩa nhìn nhận: “...Chúng tôi thừa nhận là sai, tôi phải chờ báo cáo của thẩm phán để tôi tiếp tục nghiên cứu”. Ông Nghĩa hẹn một tuần sau sẽ có văn bản trả lời, nhưng gần 4 tháng sau (ngày 13.4.2015) bà Hương vẫn không nhận được công văn nào. Làm việc với PV Báo Lao Động chiều 14.4.2015, ông Nghĩa nói đã gửi công văn này qua đường bưu điện 2 lần nhưng không được). Tuy nhiên, sau khi làm việc với chúng tôi buổi chiều, thì tối cùng ngày bà Hương đã nhận được công văn số 01 (ghi ngày 5.1.2015) của toà chuyển đến.
Quyết định giải quyết KNTC này (do ông Nghĩa ký) cũng thừa nhận thẩm phán có sai sót khi buổi hoà giải không có mặt thư ký, nhưng trong biên bản làm việc lại có tên thư ký; còn việc thiếu bút lục số 131 là do đánh số bút lục bị nhầm. Nhiều nội dung tố cáo khác dù không được đề cập nhưng đều được kết luận chung: “Các khiếu nại của bà Phạm Thị Thanh Hương về việc thẩm phán và thư ký toà án tiến hành tố tụng trong vụ án đã không vô tư và khách quan khi làm nhiệm vụ là không có cơ sở”.
Chúng tôi đã hỏi ông Nghĩa về một số nội dung đơn tố cáo sao không thấy được đề cập đến. Thứ nhất, đơn tố cáo cho rằng toà vi phạm nghiêm trọng về thời hạn giải quyết vụ án. Cụ thể, sau gần 3 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ khởi kiện của nguyên đơn, toà mới ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí để thụ lý vụ án. Theo quy định, thời hạn này chỉ là 5 ngày. Thứ hai, thời hạn xét xử theo quy định tối đa là 6 tháng (kể cả gia hạn), nhưng tính đến 26.3.2015 (ngày gửi đơn tố cáo) đã là gần 13 tháng (đã trừ hai tháng tạm đình chỉ). Như vậy toà đã quá hạn hơn gấp đôi thời gian luật định. Thứ ba, toà xác định không đúng số lượng cổ phần của bà Hương (nguyên đơn) tại Cty VCOMM khi đồng nhất số lượng cổ phần đăng ký mua với số lượng cổ phần sở hữu của bà Hương...
Trong đơn bà Hương còn tố cáo: “Có dấu hiệu bênh vực cho bị đơn bởi hầu hết các việc làm của toà đều tuân theo một cách nhanh chóng các yêu cầu, đề nghị không nhất quán, thiếu căn cứ của bị đơn. Còn những đề nghị hợp pháp của nguyên đơn thì bị toà “ngâm cứu” mãi.” Ví dụ, 2 chiếc ôtô không phải là của nguyên đơn, nhưng khi bị đơn yêu cầu thì toà vẫn yêu cầu định giá!
Khi chúng tôi đưa ra những nội dung này, có những nội dung hỏi đi hỏi lại, tuy nhiên ông Nghĩa chỉ trả lời ngắn gọn: “Những cái đó thể hiện ở hồ sơ, đây là vụ án rất phức tạp, hiện chúng tôi cũng chưa phán xét và đương sự có quyền khiếu nại lên TAND TP.Hà Nội”. Là người đã đọc hồ sơ để giải quyết KN - TC, vì sao ông Nghĩa lại không trả lời trực tiếp những câu hỏi này?
Ông Nghĩa cũng khẳng định, toà sẽ giải quyết dứt điểm KN - TC này trước khi tiếp tục thụ lý vụ án. Điều đó cũng đồng nghĩa, bà Hương vẫn phải tiếp tục chờ trong khi một mình nuôi hai đứa con ở trong một căn hộ đi thuê!
Làm cho mọi người dân 'biết được quyền của mình' chính là khởi đầu của việc làm giảm thiểu lạm dụng bạo lực nói chung trong xã hội, cũng như bạo lực, bạo hành nói riêng nhắm vào giới hoạt động dân chủ và xã hội ở Việt Nam, theo ý kiến của một khách mời tại cuộc Tọa đàm Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC.
Trao đổi với Bàn tròn hôm 21/5 với chủ đề "Tình trạng bạo lực với các nhà hoạt động dân sự" ở Việt Nam, nhà quan sát tình hình chính trị - xã hội Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói:
"Tôi nghĩ có một cách rất hiệu quả, tức là chúng ta làm cho mọi người dân biết được quyền của mình.
"Bởi vì như Luật sư Vũ Đức Khanh nói là người dân có rất nhiều quyền và nếu người ta hiểu ra được quyền của mình, người ta thực thi quyền đấy.
"Và quyền đấy là quyền của dân, không phải hỏi ai ban phát cho cả, cứ thế thực thi, và ngay trong việc thực thi đó, người ta sẽ mạnh dạn dần lên, sẽ bớt sợ dần đi.
"Và lúc đó tôi nghĩ những tiếng nói, kể cả những người làm chứng, kể cả những người đột nhiên thấy những trường hợp hành hung như thế, thì có thể giơ luôn điện thoại ra, có thể chụp một cái ảnh, có thể quay một video clip, hoặc là nhận diện những kẻ đấy.
"Và chỉ có như thế thì tình hình mới được cải thiện mà thôi," ông Nguyễn Quang A nói với Bàn tròn.
Tự bảo vệ mình
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, người bị hành hung hôm 11/5/2015 tại Hà Nội chia sẻ quan điểm về những gì mà ông cho là các biện pháp có thể giúp giảm thiểu bạo lực, lạm dụng bạo hành ở Việt Nam.
Ông Chí Tuyến nói:
"Chúng tôi là công dân và chúng tôi chỉ thực hiện các quyền dân sự, các quyền căn bản của con người là quyền phát biểu chính kiến của mình, quyền được tham gia hội họp để sinh hoạt trong những cái mà pháp luật cho phép, và Hiến pháp Việt Nam cũng quy định, cũng như các công ước quốc tế.
"Tôi nghĩ rằng những việc tôi làm và bày tỏ chính kiến của mình như thế không mang tính bạo lực hay là đe dọa một sự lật đổ đối với chính quyền Việt Nam, hay là... chúng tôi kêu gọi một lời gì đó để mang tính bạo loạn hay lật đổ gì cả.
"Mà tất cả hoạt động, lời nói của các anh chị em chúng tôi rất ôn hòa, trong khuôn khổ pháp luật cho phép, đấy là cách thức để chúng tôi bày tỏ quan điểm.
"Còn về phương pháp, thực ra chúng tôi là những con người thể hiện quan điểm của mình thôi, chúng tôi là những tập hợp tự tạo thành những mối quan hệ trở thành bạn bè, chứ chúng tôi chưa phải là các tổ chức hay là để có những thiết chế, hay... lập ra những đội bảo vệ hay gì đó để bảo vệ chính chúng tôi.
"Cho đến hiện tại, chúng tôi chưa có những điều đó và pháp luật Việt Nam người ta cũng sợ thành lập những hội nhóm, hay người ta cũng chưa cho phép thành lập đảng phái, hay cái gì.
"Nên hiện tại chúng tôi cũng chỉ biết là tự bảo vệ bằng cách là anh em đoàn kết với nhau để hỗ trợ cho nhau, rồi hạn chế những tình huống mà có thể dẫn đến những rủi ro cho chúng tôi," ông Tuyến nói với BBC.
'Lấy mạng làm chứng'
Trong khi đó nhà hoạt động Đinh Quang Tuyến, người vừa bị bạo hành hôm 19/5/2015 tại Sài Gòn đề cập một góc độ khác trong việc đấu tranh làm giảm thiểu nạn bạo hành chống giới hoạt động dân sự ở trong nước.
Ông nhấn mạnh một khía cạnh trong đó nhiều nhà hoạt động đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ hóa tại Việt Nam đang buộc phải chấp nhận rủi ro để có 'bằng chứng' tố cáo nạn bạo hành này.
Ông Đinh Quang Tuyến nói:
"Cứ đòi chúng tôi 'bằng chứng', thì chúng tôi lấy mạng chúng tôi ra làm bằng chứng, chứ còn có cách nào khác nữa đâu.
"Nhưng mà tôi thấy rằng các quan chức (ngoại giao), các tòa lãnh sự..., Liên hiệp quốc... có mặt ở một số nơi, cái hiệu ứng rất là lớn, vì nó làm cho người dân chung quanh thấy được có một điểm tựa từ bên ngoài.
"Và bắt đầu từ điểm tựa đó, họ bắt đầu lên tiếng, họ bắt đầu làm chứng, thì cái mô hình này sẽ thay đổi.
"Thế còn chúng tôi là những người cảm tử đi đầu, là chúng tôi phải xác định là điều chúng tôi nói ra, chúng tôi phải lấy mạng của chúng tôi để làm giá, chứ không có thể có cách khác được đâu," nhà hoạt động nói với Tọa đàm của BBC.
'Không có đồng bộ'
Từ Ontario, Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh, Giáo sư bán thời gian tại Khoa Luật, Đại học Ottawa, chia sẻ với BBC góc nhìn của mình về một số vụ bạo hành xảy ra với giới hoạt động nhân quyền và dân chủ hóa ở Việt Nam gần đây.
Luật sư nói:
"Từ nhiều năm nay chúng ta thấy, chứ không phải mới thấy, chẳng hạn trước đây, trước chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết (nguyên Chủ tịch Nước của Việt Nam) sang Hoa Kỳ thì có chuyện gần như là bạo hành ở ngay giữa công đường qua vụ án Linh mục Nguyễn Văn Lý.
"Hay là mỗi lần có chuyến đi quan trọng của quý vị (lãnh đạo) Việt Nam ra nước ngoài và đặc biệt tới Hoa Kỳ, thì hình như ở trên và ở dưới không có sự đồng bộ.
"Hoặc ở giữa cơ quan an ninh và những cơ quan khác không có sự nhịp nhàng với nhau, mà họ có tính cách như là muốn đánh phá lẫn nhau.
"Tôi nghĩ rằng trong vấn đề này có sự rối loạn trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như trong hệ thống chính quyền của Việt Nam."
Luật sư Vũ Đức Khanh còn cho rằng có thể nhà nước Việt Nam đã đang ở trong tình trạng 'bất lực'.
"Có thể nhà nước Việt Nam đã bất lực, không thực hiện đúng chức năng của mình là bảo vệ cho người dân," ông nói thêm với BBC.
Quyết ra khỏi Đảng
Cuộc tọa đàm bàn tròn trực tuyến được BBC mở hôm thứ Năm và phát trên YouTube từ 19:30-20:00 ngày 21/5 về tình trạng bạo lực xảy ra với các nhà hoạt động xã hội sau khi ít nhất ba người bị tấn công.
Các cây viết tự do Gió Lang Thang, tức Trịnh Anh Tuấn, Anh Chí, tức Nguyễn Chí Tuyến ở Hà Nội và Đinh Quang Tuyến ở thành phố Hồ Chí Minh đều bị tấn công gây thương tích nặng.
Trước sức ép của dư luận, công an Việt Nam dường như đã mở cuộc điều tra vụ tấn công với nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến.
Một số nhà ngoại giao từ các Đại sứ quán Hoa Kỳ, Đức và Australia đã tới thăm ông Tuyến sau khi ông bị hành hung.
Sau vụ các nhà hoạt động này bị tấn công, một số người cáo buộc lực lượng an ninh đứng đằng sau các hành động bạo lực đối với các cây viết tự do và nhà hoạt động xã hội.
Cách đây vài năm đã xảy ra vụ lực lượng an ninh bị cáo buộc " đạp vào mặt" người biểu tình chống Trung Quốc Nguyễn Chí Đức, khi đó là đảng viên cộng sản.
Mặc dù có hình ảnh ghi lại nhưng khi đó lực lượng công an cũng không tiến hành điều tra.
Thư ngỏ của các Tổ chức Xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam gởi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang
Kính gởi: Đại tướng Trần Đại Quang, bộ trưởng Công an nước CHXHCN Việt Nam.
Đồng kính gởi: Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước và các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Thưa ông Bộ trưởng,
Kể từ khi lên chức Bộ trưởng bộ Công an khoảng giữa năm 2011 đến nay, quả thật ông đã để lại dấu ấn lớn lao trên sự an sinh của Đồng bào và đặc biệt trên những con người bị ông lẫn ngành công an coi là “xâm phạm an ninh quốc gia”, “gây rối trật tự xã hội”.
KHOA còn được giới bất động sản gọi là Khoa "keang nam " vì mọi vấn đề trong dự án tòa nhà Keang Nam - đang phá sản, chào bán - đều có dính đến Khoa. Đi đâu Khoa cũng khoe " anh Quang ( Trần Đại Quang , bộ trưởng công an ) có cổ phần lớn tại Keang Nam và trong công ty Mai Linh..." . Cũng có lý vì không có bảo kê hay cổ phần vững chắc như vậy thì Khoa làm sao dám gan trời mà lừa đảo thiên hạ, nhất là trong thời điểm bất động sản đang khó khăn như vậy ?
VNDL .
Sau khi “xẻ thịt” khách hàng không thương tiếc tại dự án Golden Palace, vợ chồng ông Trần Đăng Khoa chạy làng vào “Cuộc chơi mới” ở Thủ Thiêm, TP.HCM tiếp tục “hút máu” khách hàng. Các cư dân Golden Palace bị Chủ đầu tư Mai Linh bỏ rơi không thương tiếc!
Ông Trần Đăng Khoa chủ tịch HĐQT Công ty CTCP Đầu tư Mai Linh (Chủ đầu tư Dự án Golden Palace)
Cảnh tượng nhếch nhác trước Dự án Golden Palace (Mễ Trì, Nam Từ Liêm).
Trong số mười người chúng tôi bị bắt bởi chiến dịch khủng bố mùa thu tháng 9 năm 2008 thì Ông Nguyễn Kim Nhàn là người duy nhất hiện vẫn đang còn bị tù đày. Tôi thường gọi những người dân oan như ông, như chị Trần Ngọc Anh, chị Phạm Thị Lộc, vợ chồng chị Cấn Thị Thêu... là “dân oan hóa dân chủ” vì họ đã không chỉ dừng lại ở việc đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân và gia đình mình, mà đã tham gia vào các công việc, các phong trào đấu tranh vì Nhân quyền, Tự do và Dân chủ.