Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Sai lầm pháp lý chiến lược.

LS Lê Công Định

Bức ảnh dưới đây phơi bày sự khôi hài tột độ của nền tư pháp Việt Nam hiện đại, bởi lẽ không ở quốc gia nào công dân thực thi quyền tố tụng của mình theo luật định lại bị cả hệ thống chính trị đầy sợ hãi dùng công an cản trở, đe dọa và bao vây thế này!



Thay vì đứng về phía nhân dân xử lý thảm họa môi trường và buộc kẻ vi phạm tuân thủ luật pháp quốc gia, nhà cầm quyền Việt Nam lại chọn giải pháp bao che kẻ thủ ác vì những lý do khó hiểu, và nhục nhã trở giáo đối đầu với nhân dân mình.

Tảng băng nổi Đinh La Thăng đánh đắm dầu khí Việt nam.

TẢNG BĂNG NỔI

Huy Đức

Hôm qua, khi Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu phải tìm cho ra những "tảng băng chìm" tham nhũng, ông đang ngồi cạnh "tảng băng nổi khổng lồ" Đinh La Thăng. Nếu "không đủ chứng cứ" về những khoản "chênh lệch lãi suất" và phần "lại quả 1%" trong vụ PVN góp vốn vào Ocean Bank, chỉ tính 800 tỷ PVN chịu mất đứt cho "Thắm Đại Dương" đã có "hậu quả nghiêm trọng" đủ để truy cứu trách nhiệm Đinh La Thăng. Tất nhiên, ở PVN thời Đinh La Thăng còn nhiều "tảng băng" rất to, đủ sức làm đắm nhiều Titanic.

Lại "Nội Lực"

Năm 2007, Trung Quốc gây áp lực buộc BP phải từ bỏ hai mỏ khí Hải Thạch & Mộc Tinh nằm trong vùng biển Trường Sa của Việt Nam (cách bờ 370 km). PVN đã được giao tiếp quản lại hai mỏ khí này. Đây không chỉ là một cơ hội kinh tế cho PVN mà còn có một vai trò to lớn về chủ quyền cho đất nước.

Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (POC) được thành lập.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Thư mời dự toà Hà nội xử dân oan Dương nội

Thư mời tham dự phiên toà sơ thẩm ngày 20/9/2016.

Thưa quý vị.
Ngày 20/9 tới đây toà án quận Đống Đa đưa mẹ tôi ra xét xử lúc 8h tại  157B -chùa láng, Đống Đa, Hà Nội.
có 4 Ls tham gia bào chữa cho mẹ tôi gồm:
1: Ls Hà Huy Sơn
2: Ls Lê Văn Luân
3: Ls Võ An Đôn
4/ Ls Nguyễn Khả Thành

Ngày 10/6/16 khi đang ngủ mẹ tôi đã bị nhà cầm quyền Hà Nội huy động lực lượng hơn 70 người trang bị vũ trang đến bắt và còng tay đưa đi.
Ngay khi vào trại giam mẹ tôi đã tuyệt thực 13 ngày để phản đối hành vi bắt người tuỳ tiện của công an HN. Hậu quả đợt tuyệt thực này mẹ tôi đã bị nôn ra máu và đi tiểu ra máu.
Mẹ tôi bị bắt chỉ vì đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất cho người nông dân.

Nhiều tổ chức quốc tế đã lên tiếng yêu cầu Việt Nam trả tự do cho mẹ tôi .

Cụ thể ngày 26/6/2016, Dân Biểu Liên Bang Úc, Chris Hays đã gửi cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc Julie Bishop yêu cầu Úc phải lên tiếng   vì sự tự do cho mẹ tôi.

Ngày 29/6 Bà Barbara Lochbihler là một thành viên của quốc hội Châu Âu đã gặp phó chủ tịch quốc hội VN, ông Uông Chu Lưu cùng phái đoàn, yêu cầu trả tự do cho mẹ tôi. Tiếp đó đại diện khối EU tại Hà Nội cũng đã tổ chức gặp vị Ls của gia đình tôi.

Ngày 12/8/2016 ông Ian M Britza, MLA - Thành viên Hội đồng Lập pháp, Đại diện cho Morly -Quốc Hội Bang Tây Australia đã đệ thư đến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trả tự do cho mẹ tôi Cấn Thị Thêu.

Cao ủy LHQ , tổ chức ân xá quốc tế cùng nhiều tổ chức nhân quyền khác đã phản ứng trước việc VN bắt giam mẹ tôi.
Các đại sứ quán gồm Anh, Mỹ, Úc và Thuỵ Sĩ đã gặp chúng tôi để tìm hiểu việc mẹ tôi bị bắt.
Và mới đây hôm 7-9 tổng thống nước Pháp đã đề nghị Việt Nam trả tự do cho mẹ tôi. ( ngoài ra còn 3 người khác. người làm việc với tổ chức ân xá quốc tế đã xác nhận với tôi tin này ). Trước đó 3 tổ chức nhân quyền quốc tế đã thông báo về tình trạng vi phạm nhân quyền của VN và thúc giục tổng thống Pháp quan tâm đến nhân quyền nhân chuyến thăm Việt Nam.

Cộng đồng người Việt ở khắp Năm Châu, giáo sứ Thái Hà và các tổ chức XHDS đã có nhiều hoạt động trong việc đòi tự do cho mẹ tôi.

 Thưa quý vị. Bất chấp dư luận và chính phủ các nước dân chủ phương tây, bất chấp công lý và sự thật nhà cầm quyền Hà Nội đã quyết định đưa mẹ tôi ra xét xử. Và định quy chụp cho mẹ tôi điều 245 BLHS.
Đây là phiên toà mà những kẻ có tội xét xử người vô tội. Mẹ tôi bị bắt chỉ vì đã đứng lên đòi quyền lợi chính đáng của người nông dân.
Vì vậy tôi viết thư này kính mời tất cả bà con dân oan, bạn hữu hãy đến hỗ trợ và tiếp thêm sức mạnh cho mẹ tôi. Sự có mặt của quý vị là niềm an ủi, động viên lớn cho gia đình tôi. Và tôi tin rằng với số đông người tham dự sẽ khiến nhà cầm quyền Hà Nội phải cân nhắc trước khi có ý định bỏ tù mẹ tôi.

Rất mong sự góp mặt của quý vị.
 Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị.
Trịnh Bá Phương
10/9/2016

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Vụ Trịnh Xuân Thanh : hệ thống bất lực ?

Quốc Phương/ BBC: Vụ Trịnh Xuân Thanh: hệ thống bất lực?

Vụ việc đã và đang xảy ra đối với ông Trịnh Xuân Thanh phần nào cho thấy sự ‘bất lực’ thậm chí ‘băng hoại’ của hệ thống chính trị và luật pháp ở Việt Nam, theo quan điểm riêng của một nhà nghiên cứu chính trị từ Paris.

Ngoài ra, qua những thông tin chính thức từ truyền thông trong nước, cũng có thể cho thấy có những vấn đề khác về chính trị và pháp luật của chế độ, trong đó có việc tuyển dụng cán bộ, lãnh đạo theo lối ‘con ông cháu cha’, ‘con cháu các cụ cả’ hay cả vấn đề được cho là ‘dối trá’ trong đạo đức, phẩm chất của cán bộ trong chính quyền, theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy, qua một phỏng vấn bằng bút đàm với BBC hôm 17/9/2016.

“Nếu không có cải cách thể chế chính trị thực sự, nếu không có tam quyền phân lập, nếu luật pháp không độc lập với đảng pháp, thì những vở hề kịch sẽ còn tiếp tục xảy ra khi một hay một nhóm lãnh đạo muốn “trừng phạt” một vài người trong lúc mà tham nhũng hoành hành trên toàn hệ thống,” nhà nghiên cứu từ Pháp nêu quan điểm.

Cả Trọng dùng Thanh để lái dư luận vụ Formosa .

Thạch Đạt Lang: Trịnh Xuân Thanh và lệnh truy nã quốc tế

Sau khi Người Buôn Gió tuyên bố đơn phương ngưng bắn ngày 15/9, chia tay Trịnh Xuân Thanh một cách vội vã nhưng không kém phần lâm ly, bi đát, đẫm nước mắt (cá sấu) sau cuộc tình hai tuần (Two Weeks Stand – không phải cuộc tình một đêm, One Night Stand), chỉ một ngày sau tin tức từ Viêt Nam cho biết, vào tối ngày 16/9, Bộ Công an chế độ CSVN đã đưa ra lệnh khởi tố và truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh về tội làm thất thoát 3.200 tỉ đồng trong thời gian làm chủ tịch hội đồng quản trị công ty PVC. Vậy là phe Cả Trọng đã quyết định phản công, tìm diệt cho được con ruồi gây nhức đầu lẫn nhức nhối đảng CSVN, đồng thời làm bẽ mặt, quê xệ Trọng.

Trịnh Xuân Thanh bị Cơ quan Cảnh sát điều tra C46, Bộ Công an khởi tố tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”, chiếu theo Điều 165 Bộ luật hình sự. Sau khi xác định bị can đã bỏ trốn, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế với ông này.

Việt cộng có thể dẫn độ Trịnh Xuân Thanh từ Đức ?

Nghi can Trịnh Xuân Thanh sẽ bị dẫn độ về nước

“Đức vẫn có thể dẫn độ nghi can cho Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại, dù hiệp định giữa hai nước đã hết hiệu lực”, nguồn tin của VnExpress cho biết.
Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC, ngày hôm qua đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố bị can, ra quyết định truy nã quốc tế về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Trước đó, ngày 15/9, nhà chức trách đã khởi tố vụ án về cùng tội danh để làm rõ việc thất thoát gần 3.300 tỷ đồng tại PVC. Hiện cựu tổng giám đốc PVC cùng hai cấp phó và kế toán trưởng đã bị bắt.
a-c
Nghi can Trịnh Xuân Thanh đang bị phát lệnh truy nã quốc tế. Ảnh: Công an nhân dân
Trước thông tin đồn thổi có thể ông Thanh đã trốn sang Đức sau khi xin phép ra nước ngoài điều trị bệnh, nguồn tin của VnExpress từ Bộ Tư pháp cho biết Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức có hiệp định về tương trợ tư pháp nhưng hiện không còn hiệu lực. “Tuy nhiên, Đức vẫn có thể dẫn độ nghi can cho Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại, không cần hiệp định”, vị này nói.
Theo thượng tá Đào Anh Tuấn (Phó trưởng phòng cảnh sát truy nã tội phạm, Công an Hà Nội), thông thường lệnh truy nã quốc tế được phát ra nếu cơ quan điều tra có căn cứ hoặc nghi ngờ nghi can có dấu hiệu trốn khỏi lãnh thổ Việt Nam. Khi đó, cơ quan điều tra cùng các cơ quan có thẩm quyền, phối hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) hoặc các quốc gia mà Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp để truy tìm, bắt và dẫn độ nghi phạm.
Với trường hợp nghi can Trịnh Xuân Thanh, thượng tá Tuấn cho rằng lệnh truy nã quốc tế sẽ được cơ quan chức năng thuộc Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Công an) gửi cho Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol). Từ đây, Interpol quốc tế thẩm định rồi tải lên trang web của tổ chức này để phát “lệnh” trên mạng toàn cầu. Các nước tham gia tổ chức Interpol sẽ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra của Việt Nam truy bắt Trịnh Xuân Thanh trên toàn thế giới.
Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, dẫn độ tội phạm là thủ tục đặc biệt trong hoạt động tố tụng hình sự quốc tế và được thực hiện chủ yếu dựa trên các Điều ước quốc tế đa phương và Điều ước quốc tế song phương, nhằm trao trả người có hành vi phạm tội cho quốc gia mà người đó là công dân.
Việt Nam đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với nhiều quốc gia. Trường hợp nghi can bỏ trốn đến quốc gia chưa ký kết hiệp định song phương hoặc quốc gia đó chưa gia nhập Điều ước quốc tế liên quan, việc dẫn độ tội phạm có thể được thực hiện theo sự thoả thuận giữa hai chính phủ, trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Sai phạm liên quan ông Trịnh Xuân Thanh bị phát giác khi đầu tháng 6/2016, báo chí thông tin về việc Phó chủ tịch Hậu Giang được đưa đón bằng xe tư nhân Lexus LX570 trị giá hơn 5 tỷ đồng, nhưng gắn biển xanh; tình trạng thua lỗ nặng ở Tổng công ty PVC, nơi ông Thanh từng giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong năm 2007-2013, dù đã có kiến nghị, cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ nhưng ông Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát… Hậu quả, doanh nghiệp này mắc nhiều sai phạm và thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).
Ủy ban Kiểm tra chỉ ra, những vi phạm, thua lỗ nêu trên là nghiêm trọng, tạo dư luận xấu, làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Với cương vị người đứng đầu, ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính.
Ông Thanh sau khi rời PVC ngập trong thua lỗ đã được luân chuyển nhiều chức vụ khác nhau ở Bộ Công Thương như Phó chánh văn phòng Bộ, Trưởng đại diện Bộ tại Đà Nẵng, Vụ trưởng… trước khi giữ cương vị Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

" Ông anh" nào trên bộ bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh ?

Báo Đảng: Cần làm rõ "Ông anh" ở Bộ CA đã "mật báo" cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn?
Đăng bởi Thùy Trâm vào Thứ Bảy, ngày 17 tháng 9 năm 2016 | 17.9.16


Để xảy ra việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn trong bối cảnh sắp bị khởi tố, bắt tạm giam, dư luận hoàn toàn có thể đặt câu hỏi, phải chăng có sự tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh? Bởi nếu làm một cách chặt chẽ, khó có chuyện Trịnh Xuân Thanh "đi đâu không rõ". Khi Trịnh Xuân Thanh bị Bộ Công an phát lệnh truy nã, nhiều người đã liên tưởng đến vụ án Dương Chí Dũng cách đây vài năm.

Báo Đảng: Cần làm rõ "Ông anh" ở Bộ CA đã "mật báo" cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn? Ảnh minh họa

Điểm giống nhau của hai nhân vật này là khi Lệnh khởi tố và bắt tạm giam được đưa ra thì họ đã cao chạy xa bay.

Nhớ lại vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines mà Dân Việt từng phản ánh (Hành trình bỏ trốn của Dương Chí Dũng) giống như thước phim hành động ly kỳ.

Như lời khai của Dương Chí Dũng, sau khi nhận được tin "mật báo" của một "ông anh" ở Bộ Công an, ông Dũng đã thông báo cho em trai là Dương Tự Trọng. Ông Trọng lúc đó đang là đại tá, Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng đã đứng ra tổ chức và nhờ các thuộc cấp thân tín cùng một số anh em ngoài xã hội, trong đó có cả giang hồ giúp cho Dũng vượt biên.

Lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh khiến nhiều người liên tưởng tới vụ án Dương Chí Dũng cách đây 3 năm.

Dương Chí Dũng đã vượt biên trót lọt, tuy nhiên do không nhập cảnh được vào Mỹ vì có lệnh truy nã quốc tế nên đành quay về Campuchia và bị bắt sau 4 tháng lẩn trốn ở nước ngoài.

Đối với Dũng, sau khi lên chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, việc bị cơ quan tố tụng "sờ gáy" vì những sai phạm thời còn làm lãnh đạo ở Vinalines với ông ta khá đường đột. Chính vì thế Dương Chí Dũng cần được "một ông anh" mật báo để chạy trốn.

Đối với Trịnh Xuân Thanh, việc trượt dốc trên con đường sự nghiệp khác hẳn với Dương Chí Dũng. Bắt đầu từ sai phạm đi xe tư nhưng dùng biển số công, ông Thanh bị báo chí khui rõ, mổ xẻ kỹ càng trách nhiệm thời còn làm lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng, đến khi xin chuyển về tỉnh Hậu Giang làm Phó chủ tịch tỉnh này.

Từ chỉ đạo của Tổng Bí thư, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc. Sau khi Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng ra kết luận lần thứ nhất, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị Hội đồng bầu cử quốc gia bác tư cách đại biểu Quốc hội (ông Thanh trúng cử ở Hậu Giang).

Thanh là muỗi so với bí thư Thanh hoá !

Trịnh Xuân Thanh là cái đình giề !
----------------------
01 căn biệt thự sang trọng tại Khu đô thị Bình Minh, Tp Thanh Hóa (diện tích 350m2); 01 biệt thự cao cấp tại Khu du lịch FLC Sầm Sơn (250m2); 01 căn nhà 150m2 phố Triệu Quốc Đạt; 01 quần thể sân Tenis cho thuê tại khu vực hồ Đồng Chiệc, TP Thanh Hóa; 01 căn biệt thự tại quận Thanh Xuân, Hà Nội; 3 xe ô tô dòng cao cấp (trong đó có 2 siêu xe Cadilac và Mercedes)…
Đây chỉ mới là khối tài sản bề nổi của Trưởng phòng nhà và Bất động sản Sở Xây dựng Thanh Hóa - Trần Quỳnh Anh. Cô hiện là “bồ nhí” hay nói chính xác hơn là “vợ bé” của đương kiêm Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, Trịnh Văn Chiến.




Sinh ngày 15/10/1986, Trần Quỳnh Anh hiện là Trưởng phòng nhà và Bất động sản - một Hot girl của Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa. Nhờ có nhan sắc và một làn da trắng trẻo, Trần Quỳnh Anh từ một tạp vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng đã được các đấng mày râu “hám gái” nâng đỡ và nhanh chóng leo lên chức vị Trưởng phòng nhà & Bất động sản Sở xây dựng. Cô cũng đang sở hữu một khối tài sản “khủng” lên đến nhiều chục tỷ đồng từ sự cung phụng của Bí thư tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến.

Trần Quỳnh Anh luôn tâm niệm: “Mọi phụ nữ đều sẽ cảm thấy an toàn trong vòng tay người đàn ông của mình. Bất kể anh ta có là trộm là cướp là kẻ bệnh hoạn hay một tay chơi mạt hạng. Miễn là cô cảm thấy mình được yêu đủ đầy. Nếu cô ấy cảm thấy bất an chưa chắc đã có nghĩa bạn quá đào hoa hay phong lưu, nhưng chắc chắn là cô ấy cần bạn yêu cô ấy nhiều hơn nữa”.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Cả Trọng đang chặt tay chân Đinh La Thăng ?


Từ những nguồn tin mà chúng tôi có được, cùng với Trịnh Xuân Thanh, ông Vũ Ðức Thuận là người cực kỳ thân tín với Bí thư Thành ủy Sài Gòn Ðinh La Thăng.

Trước đó, trong những lá thư gửi cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư đảng CSVN, ông Trịnh Xuân Thanh khẳng định rằng, những khoản thua lỗ của PVC đều là do “kinh doanh thuần túy”. Trong đó, có những khoản thua lỗ do từ phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam “chuyển” sang cho PVC thông qua những dự án đang bị thua lỗ. Chính các tổ chức kiểm toán độc lập, thanh tra Chính phủ cũng đã có những điều tra và không kết tội cho Thanh.

Tuy nhiên, để hạ Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Ủy Ban Kiểm tra Trung ương phải kết luận ông này có lỗi trong việc để thua lỗ 134 triệu Mỹ kim trong thời gian làm Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC.

Trịnh Xuân Thanh hay Vũ Ðức Thuận đều là những tay chân thân tín của Bí thư Ðinh La Thăng. Ông Ðinh La Thăng từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, là cấp trên của Thanh và Thuận. Vào 9/2013, sau khi đã để thua lỗ nặng nề, Trịnh Xuân Thanh lại được Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương thời đó điều vào Ðà Nẵng làm Trưởng Ðại diện văn phòng của Bộ Công thương tại khu vực miền Trung. Còn Vũ Ðức Thuận được chuyển xuống Thái Bình giữ chức phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, rồi sau đó lên làm Chánh văn phòng Bộ Giao thông vận tải.

Ngay cả khi Ðinh La Thăng lên làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn, ông này khăng khăng muốn kéo Vũ Ðức Thuận vào cùng để làm trợ lý cho mình.

Cuộc chiến “đả hổ diệt ruồi” của Nguyễn Phú Trọng đưa ra, một mặt là để thâu tóm quyền lực mà đi cùng với đó là những món lợi, mặt khác là để tiêu trừ những thành viên trong Bộ Chính trị có xu hướng thân Mỹ, như Ðinh La Thăng.

Nguoi Quan Sat.